Việt Nam quan hệ với ASEAN và Trung Quốc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và những vấn đề đối với việt nam (Trang 83 - 85)

3.1. Cơ hộ i thách thức và những định hƣớng phát triển của Việt Nam

3.1.1. Việt Nam quan hệ với ASEAN và Trung Quốc

- Việt Nam nằm trên bán đảo Đơng Dƣơng, là một nƣớc có nhiều tài

ngun thiên nhiên, dân số đơng vào khoảng gần 80 triệu ngƣời và số ngƣời có độ tuổi dƣới 15 khoảng 37% nhƣ vậy Việt Nam đang có lợi thế về dân số trẻ. Nhƣ các nhà kinh tế nƣớc ngồi nhận xét thì Việt Nam đang có độ tuổi "dân số vàng", một lợi thế quan trọng trong quá trình tăng trƣởng và phát triển đất nƣớc. Từ năm 1986, cùng với đƣờng lối đổi mới, kinh tế Việt Nam đã chuyển dần sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, chính sách mở cửa của nền kinh tế đã giúp Việt Nam có quan hệ thƣơng

mại và đầu tƣ với nhiều nƣớc trên thế giới. Trong quan hệ quốc tế, Việt Nam chủ trƣơng mở rộng quan hệ, sẵn sàng là bạn với tất cả các nƣớc trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ và các bên cùng có lợi.

- Với sự kết thúc của chiến tranh lạnh và việc ký kết Hiệp định Paris về Campuchia, quan hệ của Việt Nam với các nƣớc ASEAN đã chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ hợp tác vì lợi ích phát triển, phấn đấu vì hồ bình ổn định của khu vực, vì sự phồn vinh của mỗi dân tộc. Việt Nam tham gia vào tổ chức của các nƣớc trong khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng – APEC, là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực nhƣ Liên hợp quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới....

Việt Nam là một thành viên của ASEAN và có nghĩa vụ tham gia vào các hoạt động hợp tác kinh tế của tổ chức này, trong đó bao gồm chƣơng trình xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc. Là một nƣớc đi sau trong quá trình liên kết kinh tế khu vực, Việt Nam có những lợi thế nhất định của ngƣời đi sau nhƣng đồng thời cũng có những khó khăn khơng nhỏ của một nƣớc có trình độ phát triển kinh tế kém hơn, mà khó khăn lớn nhất là khả năng cạnh tranh hạn chế của hàng hoá Việt Nam trên thị trƣờng nội địa cũng nhƣ khi xuất khẩu. Thách thức này đã đang đặt Việt Nam trƣớc một vấn đề nan giải: nên hội nhập nhƣ thế nào để nền kinh tế Việt Nam có thể tranh thủ đƣợc nhiều nhất những nguồn lợi từ quá trình này mang lại.

Kể từ khi tham gia ASEAN, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các chƣơng trình hợp tác trong phạm vi ASEAN cũng nhƣ ACFTA và đã thể hiện rõ thiện chí và tinh thần trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế.

- Với việc nƣớc ta chủ động cùng các nƣớc ASEAN đàm phán với Trung Quốc về Hiệp định Khung, thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc là sự thể hiện quyết tâm tham gia đầy đủ và tích cực của Việt Nam vào các chƣơng trình hợp tác quan trọng của ASEAN phù hợp với lợi ích phát triển của ta, mặt khác tận dụng cơ hội mà Hiệp định khung mang lại để tăng cƣờng trao đổi kinh tế- thƣơng mại với các nƣớc trong khu vực, nhất là tranh thủ các cơ hội

tại thị trƣờng Trung Quốc sau khi nƣớc này gia nhập WTO, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của ta, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện thành công chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội 2001-2010 mà Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và những vấn đề đối với việt nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w