8. Cấu trúc của luận văn
1.3 Vai trò và chức năng của văn hoá đối với HĐCS
1.3.1. VHCS là thể chế, tổchức tạo ra công ăn việc làm và nhu cầu phát triển
nghề nghiệp cho người lao động
HĐCS là nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi mà trong đó mọi thành viên đều có thể phát huy hết khả năng sáng tạo của mình, gánh vác nhiệm vụ do Nhà nước và nhân dân giao phó, đồng thời đáp ứng nhu cầu cho nhân dân và phục vụ xã hội công dân được tôt hơn, trong đó có các nhân tô: quan hệ con người; sử dụng nguồn tài nguyên (vật chất, con người); vận dụng khoa học – công nghệ tiên tiến phục vụ cho công việc của Nhà nước cũng như của nhân dân. Xác định đúng vai trị của từng nhân tơ sẽ có ảnh hưởng tôt tới hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơng sở trong tiến trình phát triển đi lên.
Với vai trị tạo cơng ăn việc làm và nhu cầu phát triển nghề nghiệp cho người lao động, văn hóa trong HĐCS gắn với chức năng kinh tế, chức năng chính trị - xã hội, và chức năng phát triển nguồn nhân lực.
Chức năng kinh tế đã góp phần bảo đảm sự tồn tại và phát triển của mọi thành viên cũng như của toàn công sở, làm thoả mãn các nhu cầu vật chất như
lương, bổng, chế độ… và cả nhu cầu tinh thần của các thành viên trong công sở như thưởng, phạt, hỗ trợ… Điều đáng nói là việc thực hiện chức năng đó vì mục tiêu nào? Phương thức thực hiện và cách thoả mãn nhu cầu vật chất của các thành viên trong công sở ra sao? ... VHCS giữ chức năng định hướng sự chi tiêu ngân sách và sử dụng tài sản vật chất ở công sở. Công sở không chỉ đơn giản là nơi quản lý tài sản, tài chính mà cịn là nơi tiêu dùng. VHCS có vai trị hạn chế nhu cầu tiêu dùng khơng chính đáng và kích thích nhu cầu tiêu dùng chính đáng, qua đó có tác dụng hạn chế tiêu cực phát sinh, hướng tới sự bình đẳng trong HĐCS.
Bên cạnh chức năng kinh tế, văn hóa trong HĐCS cịn có chức năng chính trị - xã hội. VHCS trực tiếp tác động tới xã hội công dân trên các lĩnh vực khác nhau, được thể hiện quan tinh thần phục vụ nhân dân, đạo đức công vụ, lơi sơng, kinh tế, chính trị. Cơng sở bền vững thì Nhà nước mới bền vững, VHCS được giữ gìn và phát triển thì văn hoá của đất nước mới trở nên tơt đẹp. VHCS góp phần duy trì và phát triển văn hoá quôc gia, dân tộc, bảo tồn và lưu giữ các giá trị, chuẩn mực truyền thông văn hoá của Nhà nước ta, của truyền thông dân tộc Việt Nam. Mỗi thành viên trong công sở nhà nước hay các tổ chức xã hội phải trung thành với Nhà nước, coi công sở là nhà của mình, bảo vệ như bảo vệ chính gia đình mình. VHCS thơng qua việc trao quyền giá trị văn hoá của cộng đồng cho các thành viên trong công sở để góp phần vào sự phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. Mỗi công sở đều bắt nguồn từ yêu cầu nhiệm vụ của Nhà nước, do đó VHCS bắt nguồn từ văn hoá quôc gia, dân tộc và mang dấu ấn dân tộc. Như vậy, văn hoá quôc gia, văn hoá xã hội và VHCS có môi quan hệ chặt chẽ và không tách rời nhau.
Ngoài ra, phát triển nguồn nhân lực cũng là chức năng cơ bản của tổ chức công sở với tư cách là một thiết chế tổ chức của Nhà nước. VHCS giữ vai trò quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại của mọi hoạt
động trong công sở, tác động trực tiếp đến năng suất và hiệu quả công việc. Vấn đề này liên quan đến việc tuyển dụng, quy hoạch và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công việc. Việc đào tạo nguồn nhân lực kế cận các thế hệ trước là một việc làm mang ý nghĩa rất lớn. Vai trò của văn hoá còn được thể hiện trong sự định hướng giải quyết đúng đắn từng thời kỳ môi quan hệ giữa hiện đại hoá công sở với việc thực hiện sự công bằng cho các thành viên trong công sở. Khi văn hoá phát huy tác dụng trong việc phát triển nguồn nhân lực công sở, tức là văn hoá đã tham gia vào quá trình hình thành quan hệ đờng thuận giữa hiện đại hoá công sở với đảm bảo sự công bằng cho các thành viên. Chỉ có như vậy mới phát huy được các biện pháp hành chính trong chơng tham nhũng, hơi lộ, quan liêu, đặc quyền đặc lợi trong công sở. Công bằng theo ý nghĩa văn hoá khác với chủ nghĩa bình quân, bao cấp trong cơ chế xin – cho, muôn có công bằng trong phân phơi lợi ích cho các thành viên thì phải đi đơi với cơng bằng về chính trị, địi hỏi việc đánh giá CBCC phải dựa vào hiệu quả công việc chứ không thiên lệch về chức vụ, bằng cấp, quan hệ tình cảm thân thiết. Vai trị của ́u tơ văn hoá ở đây là việc sử dụng đúng tài năng, đúng thời điểm vì lợi ích chung của tổ chức và lợi ích của bản thân CBCC. Vai trị của văn hoá trong HĐCS còn thể hiện trong quan niệm về sự bình đẳng và thực hiện bình đẳng, đó là mọi thành viên trong công sở đều có cơ hội như nhau (trong học tập, đào tạo, việc làm…) để phát triển.