8. Cấu trúc của luận văn
1.3 Vai trò và chức năng của văn hoá đối với HĐCS
1.3.3. VHCS khuyến khích, tạo động lực cho CBCC hoạt động và phát triển
Không thể phủ nhận vai trị to lớn của cơng nghệ hành chính trong HĐCS. Cơng nghệ hành chính là sự kết tinh cao độ của trí tuệ và nghiệp vụ trong HĐCS đi đôi với sự phát triển của lương tâm, tinh thần, trách nhiệm và giác ngộ ý thức phục vụ cộng đồng của CBCC. Ở các quôc gia phát triển trên thế giới, họ đều ý thức rất rõ: họ đang làm việc vì ai, vì cái gì, tại sao họ lại đạt hiệu quả làm việc cao như vậy? Phần lớn họ đều có chung câu trả lời rằng: họ có một ý thức văn hoá dân tộc rất cao, chính vì có ý thức dân tộc nên họ có nhận thức cao trong sự phát triển đất nước, ý thức về danh dự của Nhà nước, về truyền thông của cơ quan công sở nơi họ đang làm việc và công hiến, hơn nữa lương tâm và danh dự, ý thức và sự tồn tại khiến họ nhận thức được văn hoá là động lực phát triển của mọi hoạt động trong công sở hiện nay.
Việc các cơng sở khún khích học tập nâng cao trình độ, thậm chí bao cấp cho việc học tập của các thành viên trong công sở là một vấn đề thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các công sở hiện nay. Ngoài ra, việc khuyến khích thi đua, khen thưởng… cũng có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra bầu khơng khí làm việc hăng say, sơi nổi, nhiệt tình, thoải mái, thoát được sức ỳ trong công việc.
1.3.4. VHCS là mục tiêu phát triển con người và tổ chức công sở
Đây là sự định hướng xã hội chủ nghĩa, định hướng lý tưởng cộng sản, đạo đức và hành vi con người xã hội chủ nghĩa vào điều hay lẽ phải đúng chuẩn mực xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam. VHCS là sự biểu hiện tập trung bản sắc dân tộc Việt Nam, vì vậy các hoạt động VHCS có tác dụng giáo dục sâu rộng các bản sắc của dân tộc mình. Mơi quan hệ giữa tính giai cấp, tính dân tộc và tính thời đại là một vấn đề đáng quan tâm trong hoạt động của các cơng sở hiện nay do địi hỏi cấp bách của sự phát triển Nhà nước Việt Nam hiện đại, xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá đặt ra cho VHCS là phải luôn
biết chọn lọc và phát triển cái mới, cái tiến bộ và lưu giữ những giá trị truyền thông đáng quý của dân tộc.
Hiệu quả và sức mạnh giáo dục của VHCS là ở chỗ biết phát huy được toàn diện giá trị tinh thần và tác động tới những tiềm năng to lớn nhất trong con người mỗi CBCC. Một sô quôc gia trên thế giới quy định CBCC khi đến công sở phải mặc đồng phục, điều này làm cho mỗi CBCC tự khép mình vào kỷ luật và khn phép, coi kỷ luật cơng sở là hịn đá tảng của tinh thần văn hoá dân tộc.
Văn hoá có vai trò to lớn trong việc xây dựng kỷ cương, dân chủ. Nó đòi hỏi các thành viên trong công sở phải quan tâm đến hiệu quả công việc chung của cơng sở, nó giúp cho mỗi CBCC tự nhìn lại mình, đánh giá mình, chơng lại những biểu hiện thiếu văn hoá như tham ô, móc ngoặc, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, cơ hội… mà phải tôn trọng ý thức kỷ luật, danh dự của công sở, quan hệ thân ái, đoàn kết, hợp tác vì sự nghiệp chung của cơng sở.
Vai trị của văn hoá càng được phát huy nếu như nó được gắn liền với văn minh ngay trong hoạt động của các công sở. Một nền văn minh mới xuất hiện đã thể hiện ở sự hình thành các tiêu chí, chuẩn mực trong HĐCS, quan hệ ứng xử và mơi trường chính trị mang đậm màu sắc văn hoá nhân văn, nhân bản với các giá trị chân – thiện – mỹ. Bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá trong công sở không những là nhiệm vụ của Nhà nước, mà còn là nhiệm vụ của mỗi CBCC ở các vị trí, cương vị khác nhau trong hoạt động cơng vụ của mình.
Nâng cao trình độ nhận thức của CBCC trong công sở nhằm phát huy những tiềm năng của con người phục vụ cho lợi ích của Nhà nước và nhân dân, đó là bước đầu để hoàn thiện nhân cách, đạo đức, năng lực của CBCC. Để nâng cao nhận thức, việc quan tâm đến giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ là những nhân tô tác động trực tiếp đến trí tuệ, từ phát triển trí tuệ con
người mới có thể nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ và sự cơng hiến của mình cho Nhà nước và cho nhân dân.
Ngoài những chức năng quan trọng đó, VHCS còn có chức năng thẩm mỹ. Văn hoá thẩm mỹ là vấn đề đem đến hiệu lực và hiệu quả trong HĐCS. Cùng với nhu cầu hiểu biết ngày càng cao là nhu cầu hướng tới cái đẹp ngày càng lớn. Nhu cầu vươn tới cái đẹp trong văn hoá thẩm mỹ ở những công sở là một trong những hoạt động quan trọng tạo ra sự tiến bộ cả về vật chất và tinh thần cho hoạt động của công sở.