Hội sở Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank
3.3.1 Các kiến nghị đối với Chính phủ
Một là, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mơ có vai trị đặc biệt và tầm ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động trong nền kinh tế. Chính phủ cần tăng cường kết hợp linh hoạt các chính sách tài khóa cũng như chính sách tiền tệ để ổn định được môi trường kinh tế vĩ mô. Môi trường kinh tế ổn định sẽ giúp các chủ thể trong nền kinh tế nói chung và hệ thống các NHTM nói riêng khơng phải gặp khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển riêng của mình. Trong những năm gần đây, có thể thấy Chính phủ đã làm tốt điều này, minh chứng cụ thể qua các mức tăng trưởng đều của nền kinh tế cũng như các chỉ số về lạm phát, số lượng doanh nghiệp mới thành lập.
Hai là, phải có sự nhất quán giữa các mục tiêu chính sách ngắn hạn và dài hạn trong phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ
Về ngắn hạn, các chính sách tài khóa và tiền tệ cần được kết hợp một cách linh hoạt và phù hợp với môi trường kinh tế hiện nay. Việc kết hợp đúng đắn đó sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển nhanh mà khơng phải gặp khó khăn mỗi khi
các nền kinh tế bị biến động, đồng thời, nó cịn giúp thúc đẩy và tránh các tình trạng xấu xảy ra với doanh nghiệp như: phá sản làm ăn thua lỗ,...
về dài hạn, các chính sách của Chính phủ phải hướng tới các mục tiêu dài hạn của nền kinh tế như: mở rộng nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội. Cần tránh xảy ra các tình trạng lạm phát, chỉ số tiêu dùng tăng cao làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ba là, thiết lập hệ thống cung cấp thông tin và quy trình giải quyết minh bạch
Chính phủ nên xây dựng hệ thống cung cấp thơng tin hiện đại và phát triển theo xu hướng cơng nghệ hóa hiện nay, đồng thời quy trình giải quyết các cơng việc liên quan đến doanh nghiệp cần được đơn giản hóa. Điều này giúp doanh nghiệp gắn kết hơn với Chính phủ, các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp.
Bốn là, kết hợp các chính sách điều tiết nền kinh tế hài hòa và linh hoạt
Việc phối hợp linh hoạt các chính sách sẽ giúp nền kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực và đúng kế hoạch đề ra. Trong tình hình hiện nay, khi Việt Nam đang tích cực trở thành thành viên của các tổ chức thương mại tự do, việc can thiệp của các chính sách của Chính phủ nhằm giúp nền kinh tế trong nước không bị biến động nhiều do các nhân tố kinh tế ngoài nước, tạo sự ổn định trong nền kinh tế. Chỉ trong điều kiện lạm phát được kiềm chế, tỷ giá được ổn định thì khách hàng mới yên tâm gửi tiền cũng như vay tiền tại ngân hàng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Năm là, hồn thiện mơi trường pháp lý
Môi trường pháp lý hiện nay ở nước ta còn nhiều bất cập, chưa thực sự là động lực để phát triển kinh tế, trong thời gian tới, Chính phủ cần tiếp tục lắng nghe và thay đổi những văn bản pháp luật và truyền thông rộng rãi trong toàn nền kinh tế giúp các doanh nghiệp nắm rõ luật pháp, từ đó hoạt động kinh doanh sẽ khơng bị vướng các khó khăn liên quan đến việc tranh chấp do không nắm chắc luật pháp. Nền kinh tế phát triển kéo theo nhiều nhân tố thay đổi, ví dụ hiện nay cơ chế chính sách thanh tốn điện tử hay các dịch vụ cơng nghệ vẫn gặp nhiều khó khăn do tranh cãi về luật
pháp. Chính phủ cần có các chính sách tạm thời và về lâu dài cần xây dựng hệ thống văn bản pháp luật để đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế hiện nay.
3.3.2 Các kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
NHNN có chức năng quản lý và điều hành hệ thống NHTM, đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng. Do đó, NHNN có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác huy động vốn của các NHTM.
Mỗi NHTM có nhu cầu sử dụng vốn khác nhau, NHNN cần nắm bắt và theo sát thị trường vốn nhằm có những chính sách cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế, tránh rơi vào tình trạng thừa thiếu vốn.
Tiếp đó, NHNN cần thực hiện tái cơ cấu các TCTD sao cho tất cả đều mạnh về vốn. Thực hiện các chính sách nhằm dịch chuyển nền kinh tế sang phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt, từ đó giúp lượng cung ứng vốn cho các ngân hàng dồi dào hơn. Đồng thời, NHNN cần quan tâm hơn nữa đến các dịch vụ và chất lượng dịch vụ mà các ngân hàng cung cấp, từ đó có những khuyến nghị và tư vấn kịp thời.
về chính sách lãi suất
Một chính sách lãi suất ổn định sẽ giúp tâm lý người dân và nền kinh tế ổn định. Trong thị trường nhiều biến động hiện nay, việc ổn định được mức lãi suất huy động vốn cũng như mức lãi suất cho vay là rất cần thiết. Điều này giúp công tác huy động vốn tăng hiệu quả. Các NHTM sẽ không bị thị trường tác động và chủ động được việc xây dựng chính sách lãi suất phù hợp với ngân hàng của mình.
về chính sách tỷ giá
Chính sách tỷ giá tác động lớn đến hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp. Việc tỷ giá biến động liên tục sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền, từ đó khiến nguồn tiền bằng nội tệ và ngoại tệ biến động liên tục. Trong thời gian tới, NHNN cần tiếp tục xây dựng chính sách tỷ giá ổn định, hợp lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện tốt các kế hoạch về huy động vốn, tạo niềm tin trong dân cư, giúp dân chúng ổn định tâm lý về giá của đồng nội và ngoại tệ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích những số liệu và tình hình thực tế tại Techcombank chi nhánh Sở giao dịch tại chương 2, chương 3 của khóa luận đã đưa ra những nhóm giải pháp mà tác giả thấy là phù hợp với các định hướng và mục tiêu cụ thể của ngân hàng trong giai đoạn sắp tới nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Các nhóm giải pháp và kiến nghị nêu trên còn dựa vào các ý kiến và quan điểm của Ban lãnh đạo ngân hàng, cùng với đó là sự cân nhắc kỹ lưỡng để có thể áp dụng vào thực tế.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc cung ứng vốn huy động trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu và dài hạn của các chủ thể kinh tế nói chung và các NHTM nói riêng. Với tầm nhìn và chiến lược của Chính phủ mong muốn nền kinh tế nước nhà tích cực tham gia thương mại hóa, địi hỏi các chủ thể kinh tế phải có được lượng vốn ổn định, sẵn sàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn trong quá trình kinh doanh của mình, tránh bị biến động của các luồng tiền từ trong và ngồi nước.
Để làm được điều đó, Trung tâm giao dịch Hội sở Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam cần xác định đúng đắn định hướng của mình, từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu phù hợp.
Thơng qua việc nghiên cứu và phân tích thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Trung tâm giao dịch Hội sở Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, khóa luận đã hồn thành các nội dung chính sau:
1. Khái quát hệ thống lý luận cơ bản về các khái niệm liên quan đến vốn và nghiệp
vụ huy động vốn của NHTM. Cụ thể, tác giả đã chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tại một NHTM. Bên cạnh đó, tác giả cịn đưa ra các bài học kinh nghiệm trong hoat động huy động vốn tại một số NHTM khác từ đó rút ra bài học cho Trung tâm giao dịch Hội sở Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.
2. Từ các cơ sở lý luận, tác giả đã đi sâu vào phân tích tình hình thực tế về hoạt động huy động vốn tại chi nhánh. Qua đó, đánh giá hiệu quả của hoạt động này và nhận xét về các thành tích chi nhánh đã đạt được cùng một số hạn chế mà chi nhánh đang gặp phải.
3. Dựa trên các hạn chế và nguyên nhân đó, tác giả đã nêu lên các nhóm giải pháp phù hợp với mục tiêu và quy mơ của chi nhánh và các kiến nghị lên Chính phủ và NHNN nhằm giúp chi nhánh nâng cao hiệu quả huy động vốn của mình.
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kiến thức, kinh nghiệm bản thân nên khóa luận vẫn cịn nhiều thiếu sót. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ, các chun gia để khóa luận được hồn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước
1. Báo cáo tài chính Trung tâm giao dịch Hội sở Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (2016 - 2018).
2. Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (2016 - 2018). 3. Đường Thị Thanh Hải, (2014), Ngân hàng thương mại Việt Nam: Nâng cao
hiệu quả huy động vốn, ngày 13 tháng 4 năm 2019, < http://tapchitaichinh,vn/tai- chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von-
50188,html>
4. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thanh Tùng, (2017, Kinh tế Việt Nam: Nhìn lại
năm 2017 và triển vọng năm 2018, ngày 20 tháng 04 năm 2019, < http://tapchitaichinh,vn/kinh-te-vi-mo/kinh-te-dau-tu/kinh-te-viet-nam-nhin-lai- nam-2017-va-trien-vong-nam-2018-101319,html>
5. Nguyễn Ngọc Anh, (2017), Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả huy động
vốn
tại Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Thanh Hóa.
6. Nguyễn Văn Tiến, (2013), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Việt Nam.
7. Nguyễn Thị Thu Trang, (2017), Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tuyên Quang.
8. Phạm Thị Thanh Thủy, (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Đại học Kinh tế Quốc dân.
9. Tơ Kim Ngọc (2012), Giáo trình tiền tệ và ngân hàng, Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Việt Nam.
10. Trần Thị Hải Yến, (2014), Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền
gửi tại Ngân hàng TMCP Thịnh vượng.
Tài liệu nước ngoài
1. David Begg., Stanley Fisher., Rudiger Dornbusch. (2008). Economics, 9th ed,
McGraw-Hill Higher Education, Columbus, USA.
2. Peter S. Rose, Sylvia Conway Hudgins. (2012), Bank Management and
Financial Services, 9th ed, McGraw-Hill Education, USA.
3. T. Harv Eker. (2005). Secrets of the Millionaire Mind: Mastering the Inner
Game of Wealth, Harper Collins US, Harper Collins Publishers, USA.
4. William Alden. (2013). What Is Bank Capital, Anyway?, The New York Times.
5. Uremadu, S.O. (2002). Introduction to finance, Benin: Mindex Publishing Company Ltd, Nigieriaa.
Website
1. Diễn đàn đầu tư - kinh doanh, Được truy lục từ: http://baodautu.vn 2. Hệ thống văn bản, Được truy lục từ: http://vanban.sav.gov.vn
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Được truy lục từ: http://www.sbv.gov.vn 4. Tin tức Tài chính Ngân hàng, Được truy lục từ: http://cafef.vn/