Mức gia tăng tổng tài sản củacác ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về đòn bẩy tài chính trong hệ thống NHTM việt nam trong giai đoạn 2009 2015 khoá luận tốt nghiệp 332 (Trang 42 - 44)

từ năm 2009 đến 2015

(Đơn vị: tỷ đồng)

Nguồn: Nhóm nghiên cứu thống kê từ 25 NHTM

Có thể thấy tốc độ tăng quy mô tổng tài sản của các NHTM Việt Nam là rất lớn tuy nhiên xét về từng ngân hàng thì có sự chênh lệch khá lớn giữa các NHTM lớn và các NHTM nhỏ. Trong 25 NHTM được khảo sát thì tổng tài sản của 10 NHTM có tổng tài sản lớn nhất chiếm 72% và 15 NHTM còn lại chiếm 28% trong tổng tài sản của 25 ngân hàng. Độ lệch chuẩn tổng tài sản của các ngân hàng này khá lớn, và giá trị trung bình lớn hơn rất nhiều so với trung vị, điều này cho thấy hệ thống ngân hàng đang phân phối lệch về phía các ngân hàng nhỏ.

3.1.4. Lợi nhuận

Thời kì đầu năm 2009, thị trường tài chính thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn vơ cùng khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng lợi nhuận tốt với trung bình tăng trưởng lợi nhuận của 8 NHTM hàng đầu đạt 59% năm 2009 và 31% trong năm 2010. Lợi nhuận ngành tăng trưởng tốt đến cuối năm 2011. Từ năm 2012, lợi nhuận của các NHTM có xu hướng đi xuống. Điều này phán ánh đúng thực trạng ngành ngân hàng năm 2012 với tăng trưởng tín dụng thấp, nguyên nhân là do cầu của nền kinh tế suy yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, nên nhiều doanh nghiệp khơng đủ điều kiện vay vốn. Năm 2012, NHNN cũng nỗ lực giải quyết vấn đề thanh khoản của các NHTM nhỏ, từ đó hạn chế sự phụ thuộc của các ngân hàng này vào nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng. Kéo theo đó nguồn thu nhập từ lãi của các ngân hàng giảm bớt, đặc biệt là lãi từ hoạt động liên ngân hàng.

Nhìn chung, mức lợi suất ROE tồn ngành vẫn ở mức rất cao, trung bình ngành ở mức trên 10%, trong cả điều kiện xấu của nền kinh tế và vẫn cao hơn các ngành khác.

Năm 2015, lợi nhuận ngành ngân hàng chứng kiến sự phân hóa mạnh. Nhiều ngân hàng có mức lợi nhuận giảm mạnh do áp lực trích lập dự phịng tăng cao do ảnh hưởng từ thông tư 36/2014/TT- NHNN và hoạt động bán nợ cho VAMC tăng đột biến, biên lãi thuần NIM giảm khi đáp ứng các mức trần về tỷ lệ cho vay/ huy động và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Ở chiều ngược lại, các NHTM tích cực tái cấu trúc và quản lý chặt chẽ chất lượng tài sản vẫn đạt được mức lơi nhuận khả quan.

3.1.5. Huy động vốn

Tăng trưởng huy động vốn của các NHTM ln được duy trì ở mức ổn định bình quân trên 20%, ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2007 - 2009. Trong giai đoạn này, do ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế khó khăn, nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giảm, thì nguồn tiền gửi từ khu vực dân cư vẫn duy trì ở mức ổn định. Điều này minh chứng cho niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng. Trong những năm sau khủng hoảng, mặc dù các ngân hàng vẫn cố gắng duy trì mức lãi suất huy động rất cao, mức huy động vốn vẫn sụt giảm nhanh sau đó và chỉ có dấu hiệu tăng trở lại khi q trình tái cấu trúc tồn hệ thống năm 2012 bắt đầu phát huy tác dụng. Số liệu thống kê năm 2014, tổng vốn huy động của nền kinh tế tăng 17% so với năm 2013. Cuối năm 2015, tổng vốn huy động tăng 13,49% so với năm 2014.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về đòn bẩy tài chính trong hệ thống NHTM việt nam trong giai đoạn 2009 2015 khoá luận tốt nghiệp 332 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w