Tỷ lệ cho vay/huy động vốn củacác ngân hàng cuối năm 2014

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về đòn bẩy tài chính trong hệ thống NHTM việt nam trong giai đoạn 2009 2015 khoá luận tốt nghiệp 332 (Trang 44 - 47)

Nguồn: Đề tài tự thống kê từ báo cáo tài chính các ngân hàng

Chỉ tiêu khác để đánh giá sự an toàn của ngân hàng cũng như hiệu quả trong hoạt động tín dụng là tỷ lệ tín dụng cho vay/ vốn huy động. Theo số liệu thống kê vào cuối năm 2014, Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của các NHTM tiếp tục giảm xuống theo xu hướng những năm gần đây, còn 83,67%. Điều này phù hợp với hoàn cảnh hiện nay các ngân hàng đều đang bí đầu ra cho tín dụng và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn vẫn duy trì ở mức thấp 20,15%.

Tuy nhiên, một số ngân hàng lại vẫn có tỷ lệ cho vay/huy động khá cao bằng hoặc vượt 100% như BIDV (102%), Vietinbank (100%) và Eximbank (104%) theo số liệu cuối năm 2014. Ở thời điểm cuối năm 2014, thanh khoản của hệ thống ngân hàng dồi dào do đó tỷ lệ cho vay/huy động vượt 100% không quá lo ngại nhưng việc tiếp tục duy trì tỷ lệ này đã được dự báo sẽ có thể gây nên rủi ro thanh khoản cho nhiều NHTM, bởi hoạt động cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng trong nước thường được hỗ trợ từ nguồn vốn huy động ngắn hạn. Đến hết quý 2 năm 2015, tăng trưởng huy động chững lại và thấp hơn mức tăng của tín dụng khiến áp lực thanh khoản bắt đầu xuất hiện. Nguyên nhân của việc tăng trưởng huy động chững lại là do lãi suất tiền gửi ở mức thấp so với các kênh sinh lời khác trong khi nhu cầu chi tiêu, đầu tư tăng lên trong thời kì kinh tế đã phục hồi, làm giảm động lực gửi tiền của người dân và các tổ chức kinh tế.

3.2. Một số chỉ tiêu an toàn vốn trong hệ thống ngân hàng thương mại

An toàn vốn trong hệ thống NHTM là vấn đề được quan tâm rất lớn trong công tác quản trị ngân hàng, đặc biệt là khi các lỗ hổng về an toàn vốn được bộc lộ sau các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Vào cuối những năm 1980, các cơ quan quản lý trên thế giới bắt đầu áp đặt các yêu cầu vốn tối thiểu chính thức. Hiệp ước Basel I phân loại tài sản vào năm nhóm rủi ro, và đặt ra yêu cầu bắt buộc về vốn tối thiểu cho mỗi loại rủi ro, điều này đã hạn chế địn bẩy kế tốn của các ngân hàng thương mại. Theo khuyến nghị của Basel I, các ngân hàng cần duy trì vốn tương đương 8% so với tài sản, có nghĩa là giới hạn địn bẩy kế tốn ở mức 1/0,08 hoặc 12,5 lần.

Về cơ bản, Basel I đã giúp cải thiện công tác quản trị rủi ro của ngân hàng, tuy nhiên các yêu cầu của Basel I có một số hạn chế nhất định đó là khơng đặt yêu cầu vốn tối thiểu đối với các rủi ro ngoại bảng, đồng thời yêu cầu vốn tối thiểu cũng chưa dựa trên đánh giá rủi ro của từng ngân hàng. Chính vì vậy, các u cầu về an tồn vốn của Hiệp ước Basel I dần được thay thế bởi Hiệp ước Basel II vào đầu những năm 2000. Để khắc phục những nhược điểm của Basel I, Basel II cố gắng hạn chế đòn bẩy kinh tế hơn là địn bẩy kế tốn của ngân hàng. Theo đó các ngân hàng phải tự đánh giá được mức độ rủi ro và duy trì lượng vốn tương ứng với rủi ro. Về mặt lý thuyết, điều này là hợp lý, tuy nhiên trong thực tế, việc ước tính rủi ro các khoản vay của ngân hàng có thể khơng khách quan và trung thực. Sự khủng hoảng của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2007 - 2009 đã khiến nhiều người đề xuất việc áp đặt trở lại giới hạn về địn bẩy kế tốn trong hệ thống ngân hàng song song với việc giới hạn đòn bẩy kinh tế như quy định của Basel II (Lê Thị Tuấn Nghĩa, 2014).

3.2.1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR trong ngân hàng

Theo Hiệp ước Basel, ngân hàng có mức vốn tốt nhất là ngân hàng có CAR>10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn

rõ rệt khi CAR< 6%, và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%. Theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngồi, phải duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu 9%. Đến nay qua thống kê thì 100% các ngân hàng Việt Nam đã đạt chuẩn mực này do thơng tư 13 đã có từ thời điểm 2010. 73% số các ngân hàng Việt Nam được khảo sát có hệ số CAR trên 12%.

Hầu hết các ngân hàng (50% số ngân hàng được khảo sát) mới chỉ dừng lại ở việc tính CAR với mẫu số tài sản có điều chỉnh theo rủi ro tín dụng theo hướng dẫn của thơng tư 13. Chỉ có 12% số ngân hàng tính CAR với mẫu số bao gồm cả rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp. Basel III quy định nhiều phương pháp tính tỷ lệ vốn tối thiểu cho rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường. Một số phương pháp có khả năng làm giảm vốn yêu cầu tối thiểu như phương pháp đo lường tiên tiến AMA (đối với rủi ro tác nghiệp) hoặc phương pháp mơ hình nội bộ (đối với rủi ro thị trường). Tuy nhiên các phương pháp này đều đòi hỏi phải ứng dụng các mơ hình, cơng cụ quản lý rủi ro hiện đại và được các cơ quan giám sát cơng nhận đáp ứng được tiêu chí của Basel.

Việc xác định hệ số CAR theo Thơng tư 13 cịn nhiều bất cập như việc phân chia dư nợ là các khoản đầu tư bất động sản (hệ số 100%) và khoản vay nhằm mục đích kinh doanh bất động sản (hệ số 200%) chưa rõ ràng. Ngoài ra việc thống kê mục đích vay vốn nhất là cho vay bất động sản cịn thiếu chính xác nên ảnh hưởng đến việc tính CAR.

Kế thừa quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN, Thông tư 36/2014/TT- NHNN quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi phải thường xun duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất ở mức 9%. Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu được tính theo phần trăm (%) giữa vốn tự có và tổng tài sản có đã được điều chỉnh theo hệ số rủi ro.

Về hệ số rủi ro của tài sản được chia theo 5 mức: 0%, 20%, 50%, 100% và 150%. Trong đó, đáng chú ý là Thơng tư 36 đã giảm hệ số rủi ro từ 250% xuống 150% đối với 3 nhóm tài sản có là: các khoản cấp tín dụng để kinh doanh bất động sản, kinh doanh, đầu tư chứng khoán và cho vay được đảm bảo bằng vàng.

Quốc gia CAR Việt Nam 11.58% TCTD Việt Nam 11.13% TCTD nước ngoài 28.58% Trung Quốc 11.80% Ấn Độ 13.60% Indonesia 17.60% Malaysia 16.40% Pakistan 13.60% Philippines 16.70% Thái Lan 15.50%

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về đòn bẩy tài chính trong hệ thống NHTM việt nam trong giai đoạn 2009 2015 khoá luận tốt nghiệp 332 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w