Thực trạng ngân hàng số tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng trong việc sử dụng NH số tại việt nam khóa luận tốt nghiệp 329 (Trang 49)

7. Kết cấu khóa luận

2.1. Thực trạng ngân hàng số tại Việt Nam

2.1.1. Tầm quan trọng và tiềm năng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam2.1.1.1. Tầm quan trọng của ngân hàng số 2.1.1.1. Tầm quan trọng của ngân hàng số

Ngân hàng số và tài chính số đang đóng vai trị quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên thế giới. Tại Việt Nam, cuộc đua sinh tồn trong lĩnh vực ngân hàng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết trong cơng cuộc số hóa dịch vụ và hoạt động ngân hàng. Công nghệ đã giúp loại bỏ nhiều rào cản để các tổ chức tài chính và NHTM có thể cung cấp dịch vụ và tạo ra các sản phẩm dễ tiếp cận hơn cho KH của họ với chi phí thấp hơn. Hơn nữa, các tổ chức tài chính này cũng góp phần làm giảm lượng thanh tốn tiền mặt trên thị trường. Việc ứng dụng công nghệ số đã giúp các ngân hàng tăng khả năng sinh lời trong phân khúc bán lẻ lên tới 45% (ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2017). Các ngân hàng Việt Nam phải thực hiện các bước trong việc xây dựng một hệ thống cơng nghệ thơng tin tồn diện trước khi các ngân hàng nước ngoài xâm nhập và dần chiếm được thị phần. Xu hướng cạnh tranh này đã và sẽ tiếp tục mở ra những cơ hội mới cho ngành ngân hàng tại Việt Nam. Dự báo trong năm 2020, khoảng 40% giao dịch ngân hàng sẽ được thực hiện thông qua mạng và thiết bị di động và khoảng hai phần ba hoạt động ngân hàng sẽ được hệ thống CNTT thực hiện.

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã dẫn đến sự phát triển của NHS và ngành ngân hàng Việt Nam khơng nằm ngồi xu hướng này. Khi thu nhập từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng đang giảm, việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ dựa trên công nghệ số là cần thiết để tăng tỷ lệ dịch vụ dựa trên phí trong tổng thu nhập. Dịch vụ NHS, ngân hàng điện tử đang phát triển với tốc độ nhanh chóng để giúp KH có những trải nghiệm mới với thời gian giao dịch được rút ngắn trong khi các ngân hàng được tăng cường năng lực hoạt động, giảm chi phí và cải thiện khả năng cạnh tranh.

Trên thế giới, NHS cũng đang phát triển từng ngày với nhiều xu hướng khác nhau: xây dựng các mơ hình lấy KH làm trung tâm; tối ưu hóa hệ thống phân phối;

đơn giản hóa mơ hình kinh doanh; tạo lợi thế cạnh tranh về thông tin KH; khả năng đột phá; quản lý rủi ro chủ động, quản lý vốn và quản lý thay đổi quy định. Để tiếp tục tồn tại và phát triển, các NHTM tại Việt Nam không thể "chạy" chậm trong cuộc đua này.

2.1.1.2. Tiềm năng của ngân hàng số

(1) Tiềm năng do dân số

Theo báo cáo của We are social (2019), dân số Việt Nam đạt trên 96,96 triệu dân, trong đó cơ cấu dân số từ 15 - 45 tuổi chiếm 72,9%, đây là cơ cấu dân số vàng ở độ tuổi thành thạo kỹ thuật cho nên dễ tiếp cận tới cơng nghệ cao và địi hỏi hệ thống NHTM cần phát triển các sản phẩm, dịch vụ nhằm giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí, thời gian và đảm bảo tính an tồn, bảo mật về thơng tin của khách hàng. Theo diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam (2019) cho biết số lượng người sử dụng ngân hàng số tăng gấp 4 lần chỉ sau 2 năm. Dịch vụ ngân hàng số dự kiến sẽ còn phát triển mạnh mẽ với thế hệ Z- những người yêu thích cơng nghệ, và đây là đối tượng khách hàng chính của ngân hàng số tại Việt Nam. Chính vì thế, yếu tố dân số được xem là một tiềm năng lớn khi phát triển ngân hàng số.

(2) Tiềm tăng do internet

Internet đóng vai trị quan trong trong việc phát triển ngân hàng số tại Việt Nam. Bởi vì, nếu khơng có sự xuất hiện của internet thì sự ra đời của ngân hàng số trở nên vô nghĩa. Trong những năm gần đây, internet được phát triển mạnh mẽ, cụ thể:

Hình 2.1: Số người dùng internet tại Việt Nam từ 2015 đến 2019

Đơn vị: Triệu người

Nguồn: We are Social

Theo thống kê của We are Social tại thời điểm năm 2017, Việt Nam có 51,2 triệu người dùng internet chiếm tới 50% dân số. Đến năm 2018 có 64 triệu người dùng internet chiếm tới 64% dân số, tăng 12,8 triệu người tương ứng với tỷ lệ tăng 25% so với năm 2017. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất về người sử dụng internet trong các năm trở lại đây. Đến năm 2019 có 68,17 triệu người chiếm 70% tổng dân số sử dụng internet, tăng 4,17 triệu người tương ứng với mức tăng là 6.5% so với năm 2018. Sự tăng trưởng vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà đặc biệt là việc sử dụng internet trong những năm gần đây là một tiềm năng lớn cho sự trỗi dậy của các NHS trong tương lai.

(3) Tiềm năng do phương tiện kết nối internet

Phương tiện kết nối internet trở thành một công cụ hữu hiệu nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng số, nếu như khơng có sự xuất hiện của các cơng cụ vật lý thì ngân hàng số sẽ khó có thể tồn tại. Dưới sự phát triển của các cơng ty fintech đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm hay là các phương tiện kết nối internet như là: điện thoại di động, máy tính bàn, laptop, Ipad,...

Hình 2.2: Số điện thoại thơng minh sử dụng ở Việt Nam từ 2015 - 2019

Đơn vị: triệu người dùng

Nguồn: We are Social

Theo thống kê của We are Social tại thời điểm năm 2017, Việt Nam có 35 triệu người dùng mạng xã hội (trong đó 28,77 triệu người dùng điện thoại thông minh) với 143 triệu điện thoại (chiếm 152% dân số), 46% có máy tính và 12% có máy tính bảng. Năm 2018, số người sử dụng điện thoại thông minh là 58,32 triệu người dùng tăng thêm 29,55 triệu người dùng tương ứng với tỷ lệ tăng 103% so với năm 2017. Năm 2019, số người dùng điện thoại thông minh tăng đột biến lên tới 145,8 triệu người dùng với mức tăng là 87,48 triệu người dung tương ứng với tỷ lệ tang 150% so với năm 2018. Ta thấy, quy mô thị trường điện tử của Viêt Nam rộng lớn, với tỷ lệ khách hàng sử dụng điện thoại thông minh cao là thị trường tiềm năng lớn cho lĩnh vực ngân hàng số.

(4) Tiềm năng từ thanh toán điện tử

Theo số liệu thống kê của Vụ Thanh toán (2020) tại Việt Nam đã có 78 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán qua internet và 49 ngân hàng cho phép người sử dụng thanh tốn trên điên thoại di động và có 34 tổ chức khơng phải ngân hàng được cấp phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn.

Hình 2.3: Số lượng thanh toán qua các kênh điện tử năm 2019

Đơn vị: Triệu giao dịch

■Qua ví điện tử

■Qua di động

■Qua Internet

Nguồn: số liệu thống kê của Vụ Thanh Toán

Số lượng thanh toán qua các kênh điện tử tăng đáng kể, đặc biệt năm 2019, số lượng giao dịch qua điện thoại di động tăng 97,75%, giá trị giao dịch tăng 232,3% so với năm 2018. Cho thấy công nghệ càng phát triển thì nhu cầu của khách hàng thay đổi theo. Thanh tốn qua internet cũng có tăng với số lượng giao dịch tăng 65,81%, giá trị giao dịch là 13,46% so với năm 2018. Thanh tốn qua ví điện tử tăng với số lượng giao dịch 23,23% và gái trị giao dịch là 17,63%.

2.1.2. Thực trạng trong quy trình xây dựng ngân hàng số

Ngân hàng số khơng chỉ là số hóa các dịch vụ hay là sự tiếp xúc trực tiếp với KH mà nó cịn là quy trình xử lý nội, mơ hình quản trị. Hiện nay các NHTM Việt Nam đang tích cực đầu tư vào công nghệ để tham gia vào quá trình xây dựng NHS. Theo NHNN, q trình số hóa có thể chia thành ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là số hóa các quy trình nội bộ, giai đoạn thứ hai là kênh giao tiếp với KH, giai đoạn thứ ba là ở cấp độ cao nhất về phát triển nền tảng dữ liệu trong đó bao gồm việc xây dựng kho dữ liệu lớn để thu thập tự động từ nhiều nguồn và để phân tích hành vi KH cũng như xây dựng quy trình sản phẩm và ra quyết định. Theo McKinsey, ngồi sản phẩm dịch vụ tài chính thì các NHTM có thể thay đổi theo hướng kết hợp thêm những sản phẩm khác để đa dạng hóa sản phẩm số.

Theo NHNN, hiện nay nước ta chưa có NHS thuần túy nào, xét theo cách hiểu về NHS là mơ hình ngân hàng được hình thành trong kỷ ngun số hóa về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, ứng dụng dựa trên nền tảng cơng nghệ mới nhất ở mọi cấp độ trong q trình hoạt động của ngân hàng và ứng dụng đối với tất cả các chức

năng và dịch vụ của ngân hàng. Tại thời điểm năm 2016, NHS Timo là ngân hàng con của ngân hàng mẹ VPBank, và NHS Timo hoạt động độc lập dựa trên nền tảng số sau khi đã tách ra khỏi kênh phân phối dịch vụ NHS thành một chi nhánh riêng và độc lập về chính sách marketing, độc lập về sản phẩm và dịch vụ so với ngân hàng mẹ. Chính vì vậy, mơ hình hoạt động của NHS Timo chưa phải là mơ hình của NHS thuần túy mà là mơ hình hoạt động của NHS chi nhánh, theo cách phân của IBM (2015) về hình thái mơ hình hoạt động NHS.

Hình 2.4: Mức độ nghiên cứu, triển khai chiến lược chuyển đổi số

Hiện chưa tính được việc xây dựng chiến lược

■ Đang nghiên cứu, xây dựng chiến lược

■ Đã bước đầu triển khai trong thực tế

Nguồn: Khảo sát của NHNN năm 2018.

Theo cuộc khảo sát của NHNN năm 2018 về mức độ nghiên cứu, triển khai chiến lược chuyển đổi số thì có 59% các ngân hàng đã bước đầu triển khai trong thực tế, 35% là các ngân hàng đang nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển NHS, trong đó chỉ có 6% là các ngân hàng hiện chưa tính được việc xây dựng chiến lược số hóa. Hiện nay, mỗi ngân hàng đang có những định hướng khác nhau về NHS, nó phụ thuộc vào khối lượng KH của ngân hàng đó. Chẳng hạn, ngân hàng OCB đẩy mạnh bán lẻ và hướng tới phục vụ các KH doanh nghiệp vừa và nhỏ chú trọng vào phát triển NHS để mang lại nhiều dịch vụ và sự tiện lợi nhất cho KH. Nếu như NHS Timo của VPBank đã đi đầu trong cuộc cách mạng NHS tại Việt Nam với chủ trương ít chi nhánh và ít phịng giao dịch thì NHTM TPBank lại có chiến lược khác trong LiveBank, đó là hướng tới việc phủ sóng mật độ của các cây ATM tự động.

Hiện nay đã xuất hiện một số các NHTM nội địa Việt Nam bắt đầu thực hiện chuyển đổi số để hướng tới một NHS đích thực và phần lớn mức độ số hóa của các NHTM đang ở cấp độ phi tập trung và chia sẻ dịch vụ. Hầu hết các NH nội địa đã triển khai NHS ở cấp độ chuyển đổi về kênh giao tiếp và quy trình, đối với chuyển đổi số hóa trên nền tảng dữ liệu thì chỉ có một số ít NH thực hiện. Trong tương lai có thể các NHS sẽ đi sâu vào các sản phẩm và dịch vụ có giá trị nhỏ. Theo báo cáo của Vietnam Report (2019) cho biết có tới 93% NH triển khai trong đổi mới công nghệ và đang đẩy mạnh các kênh bán hàng thông qua công nghệ số (Internet Banking, Mobile Banking,...); 80% NH đang thực hiện chiến lược số về các nghiệp vụ lõi của NH và thu hút lao động thêm trong lĩnh vực công nghệ cao và cả công nghệ thông tin. Theo McKinsey (2019), hiện nay chỉ có khoảng 20% KH trải nghiệm về các dịch vụ NHS cung cấp mặc dù đã có 94% các NH có định hướng và quyết định đi theo chiến lược số hóa. Phần lớn 20% KH tập trung tại các trung tâm thành phố, các đô thị với tỷ lệ thâm nhập là 50% tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu tổng hợp của NCĐT (2019) về số hóa trong lĩnh vực tài chính, NH ở nước ta: 94% các NH nội địa Việt Nam đang đầu tư vào việc số hóa, 70% dân số Việt Nam có smarphone và có tiếp cận internet, 30% dân số Việt Nam có tài khoản NH, 42% coi NHS là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh, 20% KH NH thực hiện giao dịch trên kênh trực tuyến và thanh tốn số. Về mặt quy trình, đa số các NH lớn như: Vietcombank, BIDV, Techcombank, Vpbank, Tpbank, .đã hoàn thiện hệ thống trong giao dịch tự động và ứng dụng một phần dữ liệu lớn. Bên cạnh đó về mặt kênh giao tiếp, đã có một số NH ứng dụng máy tự học, cơng nghệ trí thơng minh nhân tạo và đưa ra các dịch vụ tư vấn hồn tồn tự động 24/7 thơng qua các hộp hội thoại tự động trên website NH hoặc các kênh mạng xã hội (Techcombank, MB, ...). Còn với front office, hầu hết các NH đều đang cung cấp một số dịch vụ NHS như: Thanh tốn hóa đơn, kiểm tra số dư, chuyển khoản với giao diện KH thân thiện, dễ dàng sử dụng và đặc biệt không ngừng nâng cấp, cải tiến (E-mobile banking của Agribank, iFast của Techcombank, .). Đối với các dịch vụ khác chỉ được một số NH cung cấp như: mua sắm trực tuyến (Vietinbank, Agribank), đầu tư (Techcombank, Agribank), chuyển khoản qua mạng xã hội như Techcombank. Thực trạng trên cho thấy quy trình xây dựng NHS của các NH ngày

càng có triển vọng và là bước tiến mới cho sự phát triển nền kinh tế của cả đất nước. Nhưng trong tương lai có thể các NH sẽ phải đối mặt trực tiếp với các công ty công nghệ với các siêu ứng dụng mạnh về dữ liệu trong hệ sinh thái.

2.1.3. Thực trạng ngân hàng số tại Việt Nam qua một số chỉ tiêu

(1) Tình trạng sử dụng tài khoản ngân hàng của khách hàng

Trong khối ASEAN, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người dân từ 15 tuổi mở tài khoản NH, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ (ATM) tương đối thấp và chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt khi mua sắm trực tiếp.

Hình 2.5: Tỷ lệ người dân dùng các dịch vụ tài chính

■ Indonesia ■ Malaysia ■ Philippines ■ Sigapore ■ Thái Lan ■ Việt Nam

Nguồn: Standard Chartered tổng hợp năm 2019

Theo báo cáo từ NH Standard Chartered (2019) công bố, tại Việt Nam giao dịch mua hàng trực tuyến được thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng (COD) chiếm 90,17%, trong khi đó ở các nước cịn lại dao động từ 47% đến 65%, ở Sigapore chỉ 9,93%. Hơn nữa tỷ lệ sở hữu tài khoản NH được nghiên cứu đối với nhóm người từ 15 tuổi trở lên thấp và chiếm gần 31%. Tỷ lệ này ở Singapore chiếm 97,93%, Mailaisia chiếm 85,34%, Thái lan chiếm 81,59%, Indonesia chiếm 48,86%, Philippines chiếm 34,5%. Nguyên nhân khiến các nước ASEAN chủ yếu sử dụng tiền mặt có thể do thiếu hiểu biết về cách thức hoạt động cũng như cách

thức sử dụng của thanh toán số. Mặc khác, đa phần người sử dụng vẫn còn lo ngại về vẫn đề bảo mật thơng tin cá nhân của NHS cịn nhiều lỗ hổng nên tiền mặt vẫn là phương pháp thanh toán đơn giản nhất đối với người tiêu dùng. Còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cịn chưa đủ tự tin để đầu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ thanh tốn số do chi phí đầu tư cơng nghệ lớn.

Ở Việt Nam hiện nay, với định hướng giảm tỷ lệ các giao dịch bằng tiền mặt xuống dưới 10% trong giai đoạn 2016-2020, tăng tỷ lệ sử dụng các dịch vụ thanh toán phi tiền mặt đã làm cho số lượng và tổng giá trị các giao dịch thơng qua ví điện tử đang phát triển mạnh mẽ và có khoảng 20 ứng dụng ví điện tử tại nước ta như: MoMo, Zalo Pay, Payoo, Bankplus, 123Pay, Wepay......Theo thống kê của NH Nhà nước năm 2019 cho biết Tổng giá trị giao dịch trên ví điện tử lên tới 2,2, tỷ USD. So với phương pháp truyền thống, giải pháp sử dụng các máy gửi tiền tự động ước tính sẽ làm giảm chi phí xử lý tiền măt trên tổng số tiền mặt cần được xử lý, và phương pháp này còn giúp cho việc luân chuyển dịng tiền trở nên nhanh chóng,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng trong việc sử dụng NH số tại việt nam khóa luận tốt nghiệp 329 (Trang 49)

w