Sự cần thiết phải mở rộng cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đô thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 301 (Trang 25 - 27)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

1.2 .MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.2. Sự cần thiết phải mở rộng cho vay tiêu dùng

Hoạt động CVTD xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân khi năng lực tài chính chưa đủ để trang trải nhu cầu, cho phép họ có thể tiêu dùng trước, chi

trả sau dưới nhiều hình thức. Bên cạnh đó, sự phát triển của các hoạt động CVTD cũng cho thấy hoạt động này khơng chỉ có ý nghĩa với từng cá nhân, mà còn mang lại những tác động tích cực cho tồn xã hội.

và biến động khó lường nên việc cho vay đối với các doanh nghiệp gây nhiều khó khăn và rủi ro cho NH. Trong khi đó, xã hội ngày càng tiến bộ, nhu cầu chi tiêu của dân cư ngày càng lớn, nên việc đẩy mạnh CVTD là xu hướng tất yếu, nhất là trong điều kiện khách quan của nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập, đời sống người dân ngày một nâng cao; đồng thời đó cũng là chiến lược, mục tiêu và là thị trường đầy tiềm năng của các NHTM hiện nay.

- Với ưu thế nhanh, gọn, đơn giản, thuận tiện, vay tiêu dùng ngày càng đưa người dân tiếp cận gần hơn với nguồn vốn vay.

Với trình độ cơng nghệ tiến bộ ngày nay, dịch vụ thanh toán qua thẻ đã trở thành cơng cụ phổ biến, người dân đã có thói quen chi trả tiền qua tài khoản. Nhu cầu về học tập, chữa bệnh, đi du lịch ở nước ngồi ngày càng nhiều, đó là thị trường rất hấp dẫn để các NHTM mở rộng tín dụng bằng việc cho vay qua thẻ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Với mức thu nhập trong dân cư ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng cũng rất lớn, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển thẻ tín dụng của NH, do tính an tồn, thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí khi sử dụng, nhất là khi ra nước ngoài để chữa bệnh, du học, thanh toán online...

- Mở rộng CVTD làm tăng cầu hàng hóa, qua đó làm tăng sản lượng và tạo thêm các cơ hội việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

Khảo sát thực tiễn hoạt động tín dụng tiêu dùng trên thế giới có thể thấy, đẩy mạnh

CVTD là xu hướng tất yếu trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Tính đến đầu năm 2016, tổng dư nợ CVTD tại thị trường Hoa Kỳ đạt khoảng 4.100 tỷ USD, tương đương khoảng 23% GDP. Tổng dư nợ cho vay tín dụng tại Anh cũng đạt tới 16% GDP, Đức 10,5%, Pháp 9,8%, Italia 8,7% và Tây Ban Nha 8,6% GDP. Trong khi đó, tại Việt Nam tỷ lệ dư nợ CVTD hiện đạt hơn 6% và theo ước tính của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam,

CVTD có thể chiếm tới 10% GDP (trên 10 tỷ USD/năm) vào năm 2020. Mặt khác khi nhu cầu vay tiêu dùng để mua sắm hàng hóa tăng lên thì các doanh nghiệp sản xuất cũng

có điều kiện mở rộng quy mô, sản lượng; đồng thời cũng tạo ra cơ hội việc làm cho các cá nhân trong nền kinh tế.

Tỷ trọng dư nợ CVTD

Dư nợ CVTD

= ~ ; : x 100

Tong dư nợ cho vay

thức tín dụng khác của ngân hàng. Để bù đắp rủi ro, lãi suất CVTD tất yếu sẽ cao hơn so với mặt bằng lãi suất chung. Do vậy, nếu ép lãi suất CVTD ở mức thấp thì các NH sẽ

khơng cho vay vì phần lợi nhuận thu được không đủ để bù đắp các chi phí vốn, chi phí quản lý, phần bù rủi ro. Điều này vơ hình chung sẽ khiến cho tín dụng đen như cho vay nặng lãi phát triển mạnh. Bởi vậy, mở rộng CVTD là biện pháp hữu hiệu, cần thiết để hạn chế tín dụng đen.

Từ những lí do trên có thể thấy việc đẩy mạnh các dịch vụ NHBL, đặc biệt là mở rộng CVTD là xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của các NHTM trong khu vực và trên thế giới. Hoạt động này nhằm phục vụ các cá nhân và hộ kinh doanh nhỏ, đảm bảo cho các NH quản lý rủi ro hữu hiệu, cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho KH, định hướng kinh doanh, thị trường sản phẩm mục tiêu, giúp NH đạt hiệu quả kinh doanh

tối ưu.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đô thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 301 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w