Đánh giá về công tác thanhtra trên cơ sở rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro của ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 115)

CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

3.3. Đánh giá về công tác thanhtra trên cơ sở rủi ro

3.3.1. Các kết quả đạt được

3.3.1.1. Góp phần giảm thiểu rủi ro, ổn định hệ thống tài chính.

Thực hiện có hiệu quả việc kết hợp thanh tra chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra trên cơ sở rủi ro. Kết quả thanh tra và những biện pháp xử lý đã giúp NHNN giám sát và giảm thiểu được rủi ro,

đảm bảo sự an tồn, ổn định của hệ thống, góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Kết quả thị trường tiền tệ ngân hàng tương đối ổn định, bền vững, cụ thể: lạm phát thấp, ổn định tỷ giá, thanh khoản toàn hệ thống ngân hàng dồi dào, mặt bằng lãi suất thấp về mức năm 2006, tình trạng nợ xấu đã từng bước được xử lý và kiềm chế. Trong 4 tháng đầu năm 2015, nợ xấu đã được xử lý 25,7 nghìn tỷ đồng, lũy kế từ năm 2012 đến nay đạt 336,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 72,5% tổng nợ xấu ước tính tại thời điểm tháng 9/2012...

3.3.1.2. Quản lý các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Đối với các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, kết quả thanh tra đã đánh giá tổng thể rủi ro từng Ngân hàng, từ đó đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Kết quả thanh tra đã hỗ trợ đắc lực cho cơng tác tái cơ cấu và q trình giám sát liên tục. Đồng thời cung cấp thông tin để xác định những bất cập về tổ chức và hoạt động trong mơ hình ngân hàng.

Trong giai đoạn áp dụng thử nghiệm phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam kết quả đã đưa ra những kiến nghị, khuyến nghị quan trọng như:

+ Hạn chế hoặc không xem xét cho phép mở rộng thêm các hoạt động

ngân hàng mới, khơng xem xét mở chi nhánh, văn phịng đại diện và đặt máy ATM; không xem xét yêu cầu thành lập các cơng ty con, cơng ty liên kết hoặc góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp.

+ yêu cầu để tăng vốn điều lệ hoặc bổ sung vốn được cấp để bảo đảm các chỉ số an toàn trong hoạt động ngân hàng khi giá trị thực vốn điều lệ hoặc vốn được cấp của TCTD nhỏ hơn vốn pháp định.

+ Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm sang cơ quan điều tra khi có dấu hiệu phạm tội.

+ Bố trí nơi làm việc tách biệt cho hoạt động nghiệp vụ giao dịch hối

đoái với các nghiệp vụ khác để hạn chế rủi ro.

+ Kiến nghị xây dựng chương trình/kế hoạch làm việc của bộ phận kiểm toán nội bộ, đảm bảo tập trung nguồn lực vào lĩnh vực có rủi ro cao, kiểm tốn quy trình, nghiệp vụ, bộ phận, đơn vị của TCTD để từ đó có những đánh giá về hệ thống kiểm sốt nội bộ chính xác, kịp thời.

+ Tăng cường cơng tác quản lý rủi ro đặc biệt là rủi ro hoạt động, cần thiết lập cơ chế nhận biết và giám sát rủi ro đối với hoạt động thuê ngoài phù

hợp với Nguyên tắc số 9 trong bộ nguyên tắc về quản lý rủi ro hoạt động.

+ Nâng cấp hệ thống thông tin quản lý MIS liên quan đến việc quản lý tài sản thế chấp để đảm bảo cung cấp thông tin quản lý một cách hiệu quả, kịp thời chính xác.

3.3.1.3. Bước đầu tiếp cận thông lệ và chuẩn mực quốc tế về thanh tra, giám sát ngân hàng

Các kết luận thanh tra, đặc biệt là đối với các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận những thông lệ, chuẩn mực quốc tế về thanh tra giám sát ngân hàng, từng bước sử dụng các nguyên tắc về quản trị rủi ro, quản trị doanh nghiệp của Ủy ban Basel trong việc đánh giá rủi ro, đưa ra các kiến nghị/khuyến nghị nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tại NHTM được thanh tra

Điểm trọng tâm khi thực hiện thanh tra trên cơ sở rủi ro: + Hướng đến phía trước;

+ Từ trên xuống và hợp nhất;

+ Tập trung vào hoạt động quan trọng và rủi ro cao;

+ Chất lượng quản lý rủi ro. Hiệu quả chức năng giám sát của các ủy

ban;

+ Mức độ đầy đủ vốn hiện tại và đầy đủ cho thanh khoản; + Nguyên tắc phù hợp

Trong khi đó Trụ cột 2 của Basel II yêu cầu Ngân hàng thương mại phải đảm bảo các yếu tố sau:

+ Hiệu quả giám sát của Hội đồng quản trị và Ban điều hành; + Quy trình đánh giá đầy đủ vốn hiệu quả;

+ Tất cả rủi ro trọng yếu được xem xét; + Theo dõi báo cáo hiệu quả;

+ Hệ thống rà soát kiểm soát nội bộ

Như vậy, Thanh tra trên cơ sở rủi ro góp phần thúc đẩy tiến trình áp dụng basel II vào Việt Nam được hoàn thiện hơn.

3.3.1.4. Cơ sở để đối chiếu, hồn thiện cơ chế, chính sách trong hoạt động quản lý các TCTD nói chung và các Ngân hàng thương mại nói riêng.

Kết quả thanh tra giúp NHNN kiểm tra tính đúng đắn của các quyết định, phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập trong cơ chế, chính sách văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời kiến nghị các cấp có thẩm quyền nghiên cứu, bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp.

Trong thời gian qua, công tác thanh tra giám sát đã giúp hoàn thiện hơn hệ thống các văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng. Cụ thể:

- Đã ban hành chuẩn mực an toàn vốn phù hợp với Basel II, đổi mới

hoàn thiện quy định an toàn trong hoạt động của TCTD: Văn bản số 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/3/2014 về việc triển khai thực hiện quy định an toàn vốn Basel II; Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài với nhiều điều chỉnh mới về giá trị thực của vốn điều lệ, quy định về vốn tự có, giới hạn cấp tín dụng, tỷ lệ đảm bảo an toàn…

- Sửa đổi, bổ sung quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập và

sử dụng dự phòng rủi ro theo hướng chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày

21/3/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc xử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngồi và các thơng tư sửa đổi bổ sung.

- Hoàn thiện văn bản hướng dẫn Luật bảo hiểm tiền gửi và Luật phòng

chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 35/2013/TT- NHNN về hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền. - Quy định về hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ: Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm toán nội bộ và kiểm sốt nội bộ của NHTM có hiệu lực thi hành từ

12/2/2012…

- Hồn thiện quy định về cấp phép thành lập TCTD, mở và chấm dứt hoạt động của các Chi nhánh, điểm giao dịch của TCTD: NHNN ban hành Thông tư số 21/2013/TT-NHNN về mạng lưới hoạt động của NHTM.

- Ban hành nguyên tắc, chuẩn mực quản trị rủi ro đối với các TCTD: NHNN đang dự thảo Thông tư quy định về hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

- Sửa đổi, bổ sung hệ thống kế toán của TCTD phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, NHNN ban hành văn bản hợp nhất về hệ thống tài khoản kế toán các TCTD.

- Hồn thiện các chính sách và quy định về thanh tốn qua ngân hàng và thanh tốn khơng dùng tiền mặt: NHNN ban hành thông tư số 13/2013/TT- NHNN về việc sửa đổi một số điều của Thông tư số 23/2010 quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh tốn điện tử liên ngân hàng; thơng tư số 23/2012/TT-NHNN quy định về chế độ điều hòa tiền mặt, giao dịch tiền mặt.

3.3.1.5 Việc đánh giá rủi ro và năng lực quản trị rủi ro được hoàn chỉnh hơn

Việc đánh giá rủi ro trong hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đang dần được hoàn thiện hơn. Trước đây, khi đánh giá mức độ rủi ro và chất lượng/năng lực quản trị rủi ro, Cơ quan TTGSNH sử dụng ba mức cao/thấp/trung bình. Hiện nay Cơ quan TTGSNH sử dụng 4 mức độ cao/trên trung bình/trung bình/thấp và tốt/trung bình/trung bình cần cải thiện và yếu; đồng thời bổ sung thêm xu hướng rủi ro (tăng, ổn định, giảm). Điều này cho thấy mức độ /thang điểm đánh giá rủi ro của Cơ quan TTGSNH tiếp cận gần hơn với thông lệ quốc tế và xu hướng thị trường về đánh giá rủi ro.

+ Đối với các NHTM lớn, trong các kết luận thanh tra pháp nhân từ năm 2012 đến nay đã đánh giá được rủi ro tài chính, ảnh hưởng của rủi ro tài chính đến chỉ số an toàn vốn, chất lượng hoạt động quản trị điều hành kiểm soát, kiểm toán nội bộ đồng thời đưa ra kiến nghị, giải pháp yêu cầu NHTM phải thực hiện để đảm bảo yêu cầu về vốn và hiệu quả hoạt động khi thực hiện quá trình tái cơ cấu.

* Nhận xét: Sau 5 năm Cơ quan TTGSNH triển khai phương pháp

thanh tra trên cơ sở rủi ro tiến hành thanh tra thử nghiệm tại một số NHTM nước ngoài và liên doanh, các NHTM lớn trong nước... đã cho thấy những ưu điểm của phương pháp thanh tra mới, giúp đưa ra các kiến nghị yêu cầu các đối tượng thanh tra khắc phục, chấn chỉnh các tồn tại, sai phạm; kiến nghị các biện pháp xử lý hành chính đối với các tập thể, cá nhân có sai phạm như: xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng (phạt cảnh cáo, phạt tiền), quy trách nhiệm cá nhân (đình chỉ, bãi miễn cơng tác, chức danh; buộc bồi thường); đối với một số vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự, NHNN đã chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra...Kết quả thanh tra đã góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các chính sách, quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, góp phần bảo đảm an tồn hệ

thống ngân hàng, nâng cao trật tự, kỷ cương trên thị trường tiền tệ, hoạt động ngân hàng góp phần đấu tranh, phịng chống tội phạm ngành ngân hàng.

3.3.2. Các hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, phương pháp thanh tra tiên tiến khi áp dụng vào Việt Nam, mặc dù bước đầu là sự kết hợp giữa thanh tra tuân thủ và thanh tra trên cơ sở rủi ro song đã bộc lộ một số hạn chế nhất định.

3.3.2.1. Chưa hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro

Việc áp dụng phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro gặp rất nhiều khó khăn do những căn cứ pháp lý cho hoạt động này cịn thiếu, xét cả về phía hoạt động ngân hàng và hoạt động thanh tra. Điều này dẫn đến việc khơng ít nội dung, các thanh tra viên rất khó để kết luận và thuyết phục đơn vị được thanh tra chấp nhận kết luận của mình, cũng như có thể dẫn đến những đánh giá, nhận định không đồng nhất giữa các cán bộ thanh tra, các đồn thanh tra. Như vậy, xét về phía TCTD có thể gặp rủi ro hoạt động, về phía cán bộ thanh tra có thể gặp rủi ro về mặt pháp lý, đặc biệt trong điều kiện chưa có cơ chế pháp lý bảo vệ cán bộ làm công tác thanh tra.

3.3.2.2. Phạm vi áp dụng phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro còn hẹp

Phạm vi của hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro còn hẹp, mới chỉ áp dụng đối với Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng Liên doanh và một số NHTM lớn... Trong khi đó hệ thống các NHTM trong nước chiếm đa số thị phần, quy trình quản lý rủi ro đối với hệ thống của các NHTM trong nước cũng chưa cao, hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng cho đến nay vẫn chưa được triển khai áp dụng rộng rãi phương pháp thanh tra này.

3.3.2.3. Chất lượng đánh giá rủi ro chưa được toàn diện, đầy đủ.

+ Việc phát hiện các sai phạm và đưa ra những cảnh báo về rủi ro qua

công tác thanh tra trên cơ sở rủi ro chưa lớn, chủ yếu là những sai phạm nhỏ, vấn đề rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro đạo đức… chưa thật sự được quan tâm. Trong khi đó, các rủi ro này có quan hệ mật thiết nhau có thể dẫn đến rủi ro dây truyền.

+ Năng lực thanh tra, đánh giá về quản trị rủi ro, mức độ rủi ro đối với từng nội dung, đối tượng thanh tra của từng thanh tra viên, Trưởng đồn thanh tra cịn có sự khác biệt nên việc thanh tra, đánh giá rủi ro chưa tồn

diện, đầy đủ. Việc triển khai cịn hạn chế về phương pháp, chủ yếu dựa vào kinh nghiêṃ của thanh tra viên vàcác quy định/ khuyến nghị của Basel.

3.3.2.4. Chất lượng của giám sát từ xa chưa cao

Hiệu quả của việc giám sát từ xa chưa cao nên đôi khi chất lượng đánh giá NHTM nói chung và NHTM nói riêng chưa phản ánh đúng bản chất, cịn có sự khác biệt giữa thực tế và kết quả giám sát. Kết quả giám sát đơi khi cịn chậm, ảnh hưởng đến việc đánh giá chất lượng hoạt động, rủi ro của NHTM.

3.3.2.5 Cơ cấu tổ chức và phân quyền của thanh tra ngân hàng chưa tạo điều kiện cho việc hoàn chỉnh hoạt độngthanh tra trên cơ sở rủi ro.

- Một khó khăn nữa khi tiến hành thanh tra trên cơ sở rủi ro: Thanh tra

ngân hàng phải tiến hành thanh tra hợp nhất, tuy nhiên với mơ hình tổ chức phân tán, việc phân cấp ủy quyền các NHNN Chi nhánh thực hiện thanh tra, giám sát các NHTM trên địa bàn quản lý dẫn đến những khó khăn trong thanh tra tồn diện NHTM và triển khai Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro: hầu hết các NHTM hoạt động trên phạm vi toàn quốc với mạng lưới chi nhánh rộng khắp và đang có xu hướng tập trung hóa điều hành kinh doanh và quản trị rủi ro. Vì vậy, mơ hình tổ chức bộ máy, phương pháp chỉ đạo và cơ chế thực thi thanh tra chưa phù hợp; việc thanh tra định kỳ các chi nhánh của NHTM chưa đem lại hiệu quả cao và chưa phù hợp với yêu cầu thanh tra trên cơ sở rủi ro. Mặt khác, Thanh tra NHNN gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức, chỉ đạo,

điều phối hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra chi nhánh.

- Thanh tra chi nhánh NHNN chịu sự chịu sự điều hành trực tiếp của

Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nhưng chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra NHNN, kể cả trong việc tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra ngân hàng được Thống đốc NHN phê duyệt. Do sự song trùng lãnh đạo như trên, khiến cho Thanh tra NHNN bị hạn chế về khả năng chỉ đạo, điều hành về chuyên môn nghiệp vụ đối với Thanh tra chi nhánh NHNN. Thanh tra NHNN cũng không quản lý được lực lượng cán bộ thanh tra ở địa phương. Việc bố trí, sắp xếp cán bộ Thanh tra chi nhánh NHNN do Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố quyết định. Việc bổ sung, điều động lực lượng cán bộ thanh tra (trừ Chánh thanh tra chi nhánh NHNN) tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố ngồi tầm kiểm sốt của Thanh tra NHNN. Vì vậy, vai trị chỉ đạo, điều hành của Thanh tra NHNN đối với hoạt động của Thanh tra chi nhánh NHNN cũng gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ xa rời dần sự chỉ đạo, điều hành của Thanh tra NHNN.

3.3.2.6. Hạn chế trong quy trình thực hiện thanh tra trên cơ sở rủi ro

- Quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro cịn thực hiện chưa hồn chỉnh

theo quy định tại Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro do Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng ban hành. Tại các bước cịn sơ sài và cịn có sự khác biệt ví dụ như tại bước 1 chưa lập được ma trận rủi ro...bước2,3 quyết định thanh tra có

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro của ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w