Hiệu quả huy động vốn và các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng (Trang 26 - 33)

1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại

1.2.4. Hiệu quả huy động vốn và các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn

1.2.4.1. Hiệu quả huy động vốn

Về phía xã hội: để thực hiện đƣợc cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất

nƣớc cần một lƣợng vốn rất lớn làm tiền đề vật chất, để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng,để sản xuất kinh doanh.

Về phia ngân hàng: để có thể tiến hành kinh doanh có hiệu quả, đa dạng các hình

thức kinh doanh, để nâng cao sức cạnh tranh và lợi nhuận, ngân hàng cần có một lƣợng vốn lớn huy động từ các nguồn trong nƣớc.

Vốn trong nƣớc phần lớn nằm trong các hộ gia đình dƣới dạng tiết kiệm dự phịng. Hơn nữa vốn của các tổ chức kinh tế xã hội không phải lúc nào cũng đƣợc sử dụng theo mùa vụ, theo chu kỳ kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Do đó, lƣợng

vốn nhàn rỗi trong khu vực này cũng rất lớn. Nhiệm vụ to lớn của mỗi ngân hàng là phải tập trung thu hút các nguồn vốn này để đầu tƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các cơng trình kinh tế xã hội biến chúng thành những đồng vốn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để đạt đƣợc điều đó thì ngân hàng phải có cơng tác huy động vốn phù hợp và hiệu quả. Hiệu quả của công tác huy động vốn trong ngân hàng phải đƣợc đánh giá qua một số khía cạnh.

Vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Vốn của ngân hàng phải có sự tăng trƣởng ổn định để thỏa mãn nhu cầu cho vay, thanh toán cũng nhƣ hoạt động kinh doanh khác. Tuy nhiên vốn ngân hàng phải có sự ổn định về mặt thời gian. Nếu ngân hàng huy động đƣợc một lƣợng vốn lớn mà không ổn định về mặt thời gian, khi có một lƣợng vốn lớn rút ra, ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Nhƣ vậy hiệu quả sử dụng vốn không cao và ngân hàng sẽ đối diện với vấn đề thanh khoản. Ngƣợc lại nếu huy động đƣợc nguồn vốn ổn định thì ngân hàng sẽ yên tâm sử dụng vào các hoạt động kinh doanh để tạo đƣợc thu nhập cao. Nói nhƣ vậy khơng có nghĩa là ngân hàng huy động hết nguồn vốn ổn định này, mà việc huy động vốn còn phụ thuộc vào nhu cầu thực tế về vốn của ngân hàng. Nếu huy động vốn ít thì ngân hàng sẽ không đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng, khơng đa dạng hóa đƣợc các hoạt động kinh doanh, không mở rộng cạnh tranh và sẽ mất khách hàng. Cịn nếu huy động nhiều mà khơng sử dụng hết vốn thì vốn sẽ bị đóng băng khiến lợi nhuận giảm sút do vẫn phải trả lãi và các chi phí đi kèm nhƣ chi phí bảo quản, kế tốn, kho quỹ …mà khơng có khoản nào bù đắp.

Nhƣ vậy, hiệu quả huy động vốn là việc đánh giá chất lƣợng của hoạt động huy động vốn, thể hiện qua chi phí huy động vốn, khả năng đáp ứng nguồn vốn cho hoạt động ngân hàng và mức sinh lời đƣợc tạo ra nhƣ thế nào.

1.2.4.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn

Một trong những tiêu chí quan trọng để ngƣời dân lựa chọn ngân hàng gửi tiền chính là khả năng cung ứng nhiều tiện ích thuận tiện chứ khơng chỉ đơn thuần là chức năng cất trữ tiền tệ, kiếm lời qua lãi suất. Do đó, khách hàng ln tìm đến những ngân hàng có uy tín, lãi suất hấp dẫn, phong cách phục vụ tốt, sản phẩm dịch

vụ phong phú, tiếp thị hiệu quả, phân phối và cung ứng dịch vụ thuận tiện. Chính vì vậy, để hoạt động huy động vốn trong dân đạt hiệu quả cao, các NHTM cạnh tranh gay gắt để nâng cao chất lƣợng phục vụ, củng cố uy tín và khẳng định vị thế của mình thơng qua một số tiêu chí sau:

a/ Quy mô nguồn vốn huy động: quy mô là chỉ tiêu phản ánh số lƣợng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Với quy mô nguồn huy động ngày càng tăng sẽ hỗ trợ vốn cho ngân hàng hoạt động, phát triền và mở rộng phạm vi hoạt động của mình, quy mơ cũng tạo điều kiện nâng cao tính thanh khoản, tính ổn định và tăng niềm tin cho khách hàng. Nguồn vốn huy động có quy mơ khác nhau theo từng thời gian. Các ngân hàng có quy mơ lớn thì thƣờng có ƣu thế huy động hơn ngân hàng nhỏ. Trong tình trạng cạnh tranh nhau vê thị phần khách hàng, lãi suất thƣờng khơng có sự phân biệt nhiều giữa các ngân hàng, do đó khách hàng sẽ chọn ngân hàng có quy mơ lớn để đảm bảo tính an tồn, thanh khoản cho khoản tiền gửi của mình.

b/ Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động: thể hiện khả năng mở rộng quy mô vốn huy động của ngân hàng qua các năm cho thấy nguồn vốn biến đổi theo xu hƣớng nhƣ thê nào và khả năng kiểm soát của ngân hàng đến nguồn vốn huy động. Điều đó ảnh hƣởng đến khả năng tăng cƣờng và mở rộng thị trƣờng hoạt động của mình. Nếu tốc độ tăng trƣởng ổn định sẽ tạo thế chủ động cho ngân hàng trong việc hoạch định chiến lƣợc phát triển lâu dài cũng nhƣ tạo sự yên tâm, tin tƣởng tới khách hàng gửi tiền và đầu tƣ vào ngân hàng. Mặt khác, chỉ tiêu này thể hiện khả năng cạnh tranh của ngân hàng đối với các NHTM khác trong hoạt động huy động vốn.

Về mặt lƣợng, chỉ tiêu tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động thƣờng đƣợc đánh giá thông qua:

Tốc độ tăng trƣởng VHĐ= (Tổng VHĐ kỳ này- Tổng VHĐ kỳ trƣớc) *100 Tổng VHĐ kỳ trƣớc

Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô nguồn vốn huy động qua các thời kỳ. Nếu tỷ lệ này > 100% thì quy mơ nguồn vốn huy động của ngân hàng đƣợc mở rộng. Việc mở rộng quy mô một cách liên tục với tốc độ tăng trƣởng vốn ngày càng

cao chứng tỏ quy mô hoạt động ngân hàng ngày càng lớn, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng ngày càng đƣợc cải thiện. Ngồi ra, có thể sử dụng chỉ tiêu này để so sánh với tốc độ tăng trƣởng vốn của các ngân hàng thƣơng mại khác hoặc tốc độ tăng trƣởng vốn trung bình của hệ thống.

c/ Cơ cấu nguồn vốn huy động: cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hƣởng đến cơ cấu tài sản và ảnh hƣởng đến chi phí hoạt động bình qn của ngân hàng, từ đó ảnh hƣởng tới chi phí đầu ra của ngân hàng tức là lãi suất cho vay của ngân hàng. Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng, từ đó tối đa hóa lợi nhuận. Thơng qua việc xác định cơ cấu vốn, có thể xác định mặt mạnh, yếu của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.

Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng đƣợc đánh giá là hợp lý nếu nó đƣợc đáp ứng đƣợc kế hoạch sử dụng vốn và có chi phí huy động thấp nhất. Vốn sẽ giúp cho ngân hàng hoạt động hiệu quả, ngân hàng có thể cơ cấu lại nguồn vốn, mở rộng quy mơ hoạt động chủ động trong hoạch định chiến lƣớc, phát triển, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh. Có thể đánh giá cơ cấu nguồn vốn thông qua một số chỉ tiêu.

Chỉ tiêu tỷ trọng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, tính hợp lý trong q trình huy động vốn khác nhau. Cơ cấu vốn cần đa dạng, cân đối trong đó cần đảm bảo một tỷ lệ hợp lý giữa vốn huy động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, giữa nội tệ và ngoại tệ. Mỗi nguồn vốn có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt trong huy động và khai thác. Do đó, sự biến đổi về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng vốn và sẽ thay đổi về lợi nhuận, mức độ an toàn của ngân hàng. Xu hƣớng biến đổi trong cơ cấu huy động vốn phụ thuộc vào một phần kế hoạch chủ động điều chỉnh của ngân hàng và sự biến động của các yếu tố bên ngoài

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng

Tỷ trọng VHĐ theo đối tƣợng= Khối lƣợng VHĐ theo đối tƣợng *100 Tổng nguồn VHĐ

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Tỷ trọng VHĐ theo kỳ hạn = Khối lƣợng VHĐ theo kỳ hạn*100 Tổng nguồn VHĐ

Kỳ hạn của nguồn vốn là cơ sở để quyết định kỳ hạn sử dụng vốn. Khi nói đến sự phù hợp về cơ cấu vốn theo kỳ hạn nguồn vốn và cho vay thì ngƣời ta quan tâm đến lợi nhuận và rủi ro thanh khoản. Muốn có lợi nhuận cao thì ngân hàng phải tìm mọi cách để chi phí huy động là rẻ nhất và nguồn rẻ nhất thƣờng là nguồn ngắn hạn. Nhƣng nếu ngân hàng huy động nhiều vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn thì sẽ đƣợc lợi nhuận lớn nhƣng rủi ro thanh khoản cao. Do đó ngân hàng phải cân nhắc đảm bảo hài hòa giữa rùi ro và lợi nhuận. Rất khó để đạt đƣợc cân bằng về kỳ hạn nhƣng một tỷ lệ chênh lệch kỳ hạn hợp lý sẽ cho phép ngân hàng tối đa hóa lợi nhuận trong khi vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản. Quản lý kỳ hạn luôn gắn liền với quản lý lãi suất. Một sự gia tăng trong lãi suất đểu liên quan không chỉ đến quy mô tăng trƣởng của nguồn mà cịn liên quan tới tính ổn định của nguồn giữa các ngân hàng. Lựa chọn lãi suất sao cho vừa đảm bảo gia tăng tổng nguồn, vừa tiết kiệm chi phí.

Cơ cấu vốn theo loại tiền

Tỷ trọng VHĐ theo loại tiền= Khối lƣợng VHĐ theo loại tiền*100 Tổng nguồn VHĐ

Loại tiền huy động đƣợc là căn cứ để cho vay. Theo quy định, chỉ những khoản mục nhất định nhƣ cho vay thanh tốn xuất nhập khẩu… thì mới đƣợc cho vay bằng ngoại tệ, cịn cho vay trong nƣớc phải bằng VNĐ. Do đó nếu huy động ngoại tệ quá lớn hay cơ cấu vốn ngoại tệ không phù hợp sẽ không đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng.

d/ Chi phí huy động vốn là tồn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra trong q trình huy động vốn. Chi phí huy động vốn bao gồm hai phần: chi phí trả lãi (trả lãi suất huy động) và chi phí phi lãi. Chi trả lãi chiếm phần lớn trong chi phí huy động, ngồi ra có các chi phí phi lãi nhƣ sau: chi phí lƣơng cơng nhân viên, chi phí quảng cáo marketing, chi phí máy móc, địa điểm, cơ sở hạ tậng… Khoản chi phí chính mà ngân hàng

quan tâm là chi phí trả lãi. Mức lãi suất huy động thƣờng đƣợc xác định bởi cung cầu trên thị trƣờng. Khi các ngân hàng thừa vốn mà khách hàng muốn gửi tiền vào thì lãi suất huy động sẽ giảm. Ngƣợc lại, trong thời kỳ suy giảm hoặc chính phủ thực hiện chính sach tiền tệ thắt chặt, sự thiếu hụt vốn khả dụng của ngân hàng sẽ đẩy lãi suất huy động lên cao. Ngoài ra tùy chiến lƣợc kinh doanh của các ngân hàng để đặt mức lãi suất cao hơn hoặc thấp hơn lãi suất thị trƣờng.

Khi đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn trên phƣơng diện chi phí thì ngân hàng phải đạt đƣợc những tiêu chí sau:

Thứ nhất, tìm kiếm các nguồn có chi phí thấp để đáp ứng nhu cầu cho vay và đâu

tƣ trong khi vẫn thỏa mãn yêu cầu phù hợp về mặt quy mô, thời hạn và cơ cấu vốn.

Thứ hai, tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà không phải chấp nhận rủi ro cao vì sức

ép tăng chi phí vốn. Về cơ bản, lợi nhuận ngân hàng đƣợc tính bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí mà phần lớn ở đây là chi phí trả lãi, do đó để tối đa hóa lợi nhuận, ngân hàng phải tối đa hóa chi phí hoạt động. Nguồn ngắn hạn thƣờng có chi phí thấp, kém ổn định. Ngƣợc lại,nguồn có thời hạn càng dài thì chi phí càng cao nhƣng ổn định hơn. Do vậy, để hoạch định chiến lƣợc kinh doanh cho mỗi giai đoạn, căn cứ vào quy định pháp luật, căn cứ trả lãi, ngân hàng sẽ đƣa ra các chính sách huy động vốn phù hợp. Để cạnh tranh, mở rộng nguồn tiền, các ngân hàng đều cố gắng tạo ra ƣu thế riêng của mình trong đó có ƣu thế về cạnh tranh lãi suất.

Việc xác định chi phí huy động vốn là việc làm rất hữu ích cho ngân hàng để từ đó xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả. Các ngân hàng thƣờng xác định chi phí huy động vốn thơng qua chỉ tiêu chi phí trả lãi bình qn và chi phí phi lãi. Chi phí trả lãi bình qn = Chi phí trả lãi

Tổng nguồn VHĐ

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền mà ngân hàng phải bỏ ra cho 1 đồng vốn huy động đƣợc. Chi phí trả lãi bình qn giảm qua các năm, kèm theo sự tăng trƣởng về quy mô nguồn vốn chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đã đƣợc tổ chức một cách có hiệu quả.

Chi phí phi lãi bình qn = Chi phí phi lãi Tổng nguồn VHĐ

e/ Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Một chiến lƣợc huy động vốn đúng đắn, phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trong từng thời kỳ sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng nguồn vốn kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận. Sự hài hịa giữa huy động vốn và sử dụng vốn chính là cơng tác cân đối vốn của ngân hàng. Công tác cân đối vốn là hết sức quan trọng và cần thiết đối với bất cứ hoạt động nào của ngân hàng. Đó là một biện pháp nghiệp vụ, là cơng cụ quản lý của nhà lãnh đạo ngân hàng, thông qua bảng cân đối vốn đã lập, ngân hàng sẽ xem xét phân tích cơ cấu, tỷ trọng của các nguồn và từng khoản sử dụng để dự đoán nhu cầu vốn biến động trong tƣơng lai, từ đó có chính sách huy động vốn thích hợp.

Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn phản ánh hiệu quả huy động vốn thông qua

+ Quy mô: quy mô vốn huy động phải phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của ngân

hàng. Huy động vốn quá nhiều sẽ gây lãng phí chi phí, cịn nếu q ít sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng đầu tƣ, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Quy mô vốn huy động phải đủ lớn để đáp ứng nhu cầu về cho vay, thanh toán cũng nhƣ các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Để đảm bảo cân đối vốn trong quá trình kinh doanh thì các ngân hàng nên coi sử dụng vốn là điều kiện để huy động vốn. Các ngân hàng cần phải dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ để ƣớc lƣợng nhu cầu vốn từ đó lên kế hoạch huy động vốn cho phù hợp.

+ Kỳ hạn: nguồn vốn huy động phải có kỳ hạn phù hợp với kỳ hạn sử dụng , đồng thời tạo sự ổn định của nguồn vốn . Sau khi huy động vốn, vốn sẽ hình thành nên tài sản có của ngân hàng. Do vậy, cần xem xét dƣới khía cạnh sự phù hợp về thời hạn tài sản có và tài sản nợ (nguồn vốn huy động). Sự khơng cân xứng về tài sản có và tài sản nợ sẽ tiềm ẩn những rủi ro cho ngân hàng nhƣ: rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối,… Thông thƣờng các ngân hàng vẫn sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để đầu tƣ vào các khoản cho vay dài hạn nhƣng chỉ có một tỷ lệ nhất định do phải tuân thủ pháp luật quy định cũng nhƣ những yêu cầu đảm bảo thanh khoản, chi trả. Nếu ngân hàng sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn để đầu tƣ vào

các khoản dài hạn thì ngân hàng sẽ đứng trƣớc rủi ro về thanh khoản. Trong khi kỳ hạn của các khoản nợ chƣa đến hạn thu hồi, áp lực từ khách hàng sẽ buộc ngân hàng phải huy động với lãi suất cao để thanh toán cho khách hàng đến hạn hoặc xấu hơn nữa là mất khả năng thanh toán. Ngƣợc lại nếu ngân hàng sử dụng vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn thì khó đảm bảo doanh thu vì nguồn dài hạn thƣờng có lãi suất cao trong khi cho vay ngắn hạn có lãi suất thấp hơn trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w