2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương ViệtNam Nam
2.1.1. Thông tin khái quát
Tên giao dịch :
• Tên tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần cơng thương Việt Nam
• Tên tiếng Anh: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR
INDUSTRY AND TRADE
• Tên giao dịch: Vietinbank
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0100111948
• Đăng ký lần đầu: 03/07/2009
• Đăng ký thay đổi lần thứ 10: 29/04/2014
Vốn điều lệ: 37.234.045.560.000 đồng (Tính đến ngày 31/12/2014)
Địa chỉ: 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Số điện thoại: 844 3942 1030
Fax: 844 3942 1032
Website: www.vietinbank.vn Mã cổ phiếu: CTG
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam có tiền thân là Ngân hàng
Cơng thương Việt Nam. Ngày 26/3/1988, theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam, Ngân hàng chuyên doanh Cơng thương Việt Nam chính thức được thành lập. Ngày 27/03/1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập Ngân hàng Công thương Việt nam thuộc
NHNN Việt Nam. Ngày 21/09/1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Cơng thương Việt Nam theo mơ hình Tổng Cơng ty Nhà nước.
Trải qua hơn 25 năm hình thành và phát triển, NHTMCP Cơng thương Việt Nam
nay đã trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất cũng như một trong bốn ngân hàng có quy mơ tài sản lớn nhất Việt Nam. Giai đoạn 1988 đến 2000 chứng kiến một bước chuyển mình từ ngân hàng hai cấp của Vietinbank. Bước sang giai đoạn 2001-2008, NHTMCP Công thương Việt Nam đã thực hiện thành công đề án tái cơ cấu về xử lý nợ, mơ hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinh doanh. Từ năm 2009 đến nay, NHTMCP Cơng thương đã thực hiện thành cơng cổ phần hố, đổi mới mạnh mẽ, hiện đại hoá, chuẩn hoá các mặt hoạt động ngân hàng, đồng thời chuyển đổi mơ hình tổ chức,
Ke từ khi chính thức cổ phần hóa vào năm 2009, NHTMCP Cơng Thương Việt Nam đã chứng kiến nhiều bước chuyển mình tích cực cả về quy mô lẫn chất lượng. Ngân
Hàng TMCP Công Thương Việt Nam có trụ sở chính đặt tại số 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hồn Kiếm, Hà Nội. Bên cạnh đó, ngân hàng cịn có 1 Sở Giao dịch ở Thành phố Hà Nội; 3 đơn vị sự nghiệp; 2 văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nằng; 1 văn phòng đại diện tại Myanmar. Từ con số 145 chi nhánh; 527 phòng giao dịch; 116 quỹ tiết kiệm, NHTMCP Công thương Việt Nam đã phiển lên 149 chi nhánh cấp một tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước và 3 chi nhánh
tại nước ngoài (2 chi nhánh ở CHLB Đức và 1 chi nhánh ở nước CHDCND Lào). Ngồi
ra Vietinbank cịn có quan hệ với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Năm 2015 cũng chứng kiến nhiều sự kiện đáng khích lệ của NHTMCP Cơng Thương Việt Nam. Theo đó, tổng tài sản, dư nợ tín dụng, tổng nguồn vốn, lợi nhuận và các chỉ tiêu khác đều đạt vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đặt ra đầu năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu năm 2015 đạt mức thấp nhất tồn ngành. Cơ cấu tín dụng cũng có những chuyển biến mạnh mẽ theo đúng định hướng đã đề ra. Bên cạnh đó, các mặt hoạt động khác cũng chứng kiến nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể, hoạt động dịch vụ được đẩy mạnh, tăng phần thu nhập ngồi lãi vào tổng thu nhập, góp phần làm giảm sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng truyền thống. Hoạt đồng đầu tư được đa dạng hóa với việc đẩy mạnh các sản phẩm phái sinh lãi suất và hàng hóa. Trong năm 2015. Vietinbank tiếp tục
đóng vai trò là một trong các ngân hàng tạo lập thị trường; các hoạt động của Vietinbank
là các chỉ dẫn hành động cho các ngân hàng thành viên trên thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên, do giao dịch sát nhập giữa VietinBank và Ngân hàng TMCP Xăng dầu (PG Bank) chưa được thực hiện nên các chỉ tiêu vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ chưa hồn thành kế hoạch đại hội đồng cổ đơng đặt ra.
Với những thành cơng vượt bậc trong q trình phát triển, NHTMCP Cơng Thương Việt Nam đã vĩnh hạnh nhận được nhiều giải thưởng của các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế như. Các giải thưởng quốc tế có thể kể tới như Top 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới do tạp chí uy tín FORBES bình chọn, Top ngân hàng dẫn đầu về doanh số thanh toán và tốc độ tăng trưởng kinh doanh thẻ do Master Card tôn vinh và Top 500 ngân hàng giá trị nhất thế giới do hang tư vấn Brand Finance đánh giá. Bên cạnh đó, NHTMCP Cơng Thương Việt Nam cịn 11 năm liên tiếp đạt thương hiệu quốc gia và danh hiệu doanh nghiệp vì người lao động. Những giải thưởng này đã góp phần khơng nhỏ khích lệ đội ngủ ban lãnh đạo cũng như người lao động của NHTMCP Công Thương Việt Nam tiếp tục phấn đấu và phát huy những kết quả đã đạt được.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức của Vietinbank gồm các bộ phận chính sau: (1) Đại hội đồng cổ đơng, (2) Ban kiểm sốt, (3) Hội đồng quản trị, (4) Ban điều hành và (5) các phòng ban khác có liên quan.
Khối khách hàng DN <_______ > Khối bán lẻ Khối kinh doanh vốn và TT ⅛______ * Khối quản lý rủi ro Khối nhân sự Khối Cơng nghệ thơng tin Các phịng ban khác Chi nhánh Cơng ty con
Theo điều lệ của NHTMCP Công Thương Việt Nam, Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất, bao gồm tất cả cổ đơng có quyền biểu quyết có tên trong danh sách đăng ký cổ đơng đều có quyền tham dự. Đại hội đồng cổ đơng quyết định tổ chức lại và giải thể Ngân hàng, quyết định định hướng phát triển của Ngân hàng, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban Kiểm soát.
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Ngân hàng, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt ĐHĐCĐ quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của Ngân hàng, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng Cổ đông. Ban Điều hành bao gồm Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc, Kế tốn trưởng, do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Ngân hàng. Bên cạnh các bộ phận nói trên, NHTMCP Cơng thương cịn có các bộ phận chức năng riêng biệt như phịng Kiểm tốn nội bộ, ban thư ký hay các ủy ban có liên quan. Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHTMCP Công Thương Việt nam được thể hiện qua sơ đồ sau:
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank)
2.1.4. Các hoạt động kinh doanh chính
Theo điều lệ của NHTMCP Công Thương Việt Nam, ngân hàng thực hiện bốn hoạt động chính sau:
• Hoạt động ngân hàng thương mại bao gồm các hoạt động như
o Huy động vốn
o Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
o Các hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngân hàng khác
• Hoạt động ngân hàng đầu tư bao gồm các hoạt động như:
o Đầu tư tài chính
o Các dịch vụ về chứng khốn
o Quản lý quỹ đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, ủy thác đầu tư, nhận ủy thác đầu tư
o Tư vấn mua bán, sát nhập, tái cơ cấu doanh nghiệp, mua bán nợ theo quy định
của pháp luật
o Các hoạt động ngan hàng đầu tư khác theo quy định của pháp luật
• Hoạt động bảo hiểm bao gồm các hoạt động như
o Bảo hiểm nhân thọ o Bảo hiểm phi nhân thọ o Tái bảo hiểm
o Các dịch vụ bảo hiểm khác
• Các hoạt động khác như dịch vụ tài chính phái sinh hay cho thuê tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý và sử dụng của Vietinbank.