2.2. Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ
2.2.1. Phương pháp phân tích
2.2.1.1. Thu thập thơng tin
Có thể nói thơng tin q trình thu thập thơng tin là một cơng đoạn quan trọng, có
vai trị quyết định tới thành cơng của cơng việc phân tích. Để thức hiện phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM cổ phần Công Thương Việt Nam, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin từ những nguồn sau:
- Thứ nhất, tác giả đã thu thập thơng tin qua báo cáo tài chính đã được kiểm tốn
và báo cáo thường niên của Vietinbank giai đoạn 2013-2015. Đây là nguồn thơng tin chính thống do ngân hàng cơng bố do đó có tính chính xác và độ tin cậy cao. Báo cáo tài chính của ngân hàng đã cung cấp những thông tin quan trọng về cơ cấu tài sản - nguồn vốn của ngân hàng, kết quả hoạt động kinh doanh cũng như các dòng tiền vào và ra của Vietinbank. Bên cạnh đó, thơng qua thuyết minh báo cáo tài chính, tác giả cũng đã tiến hành bóc tách và tiến hành phân tổ các chỉ tiêu, từ đó đưa ra được các nhận xét, đánh giá của riêng mình. Ngồi ra, tác giả cũng thu thập thơng tin từ nghị quyết đại hội đồng cổ đông cũng như nghị quyết hội đồng quản trị của Vietinbank.
- Thứ hai, tác giả cũng tiến hành tham khảo các nguồn thông tin đến từ báo cáo
phân tích của các cơng ty chứng khốn như cơng ty chứng khốn Bảo Việt (BVSC); cơng ty chứng khốn VPBank (VPBS) hay cơng ty chứng khốn Vietcombank (VCBS). Do Vietinbank đã tiến hành niêm yết trên sàn giao dịch HOSE. Do đó những nguồn thơng tin kể trên là đáng tin cậy, phục vụ tốt cho quá trình nghiên cứu của tác giả.
2013 2014 2015
- Thứ ba, nhằm so sánh các chỉ tiêu của Vietinbank với các ngân hàng có cùng
quy
mơ cũng như với tồn hệ thống, tác giả cũng sử dụng báo cáo tài chính của hai ngân hàng là NHTM cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) và NHTM cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) trong giai đoạn 2013-2015.
- Thứ tư, để kết quả phân tích có ý nghĩa, tác giả đã tiến hành phân tích hiệu quả
hoạt động kinh doanh của Vietinbank trong môi trường nền kinh tế nói chung cũng như mơi trường ngành ngân hàng nói riêng. Tác giả đã tiến hành thu thập thông tin về nền kinh tế cũng như của ngành ngân hàng thông qua báo cáo thường niên của NHNN năm 2013,2014, thông tin công bố của tổng cục thống kê cũng như báo cáo thường niên của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).
2.2.1.2. Các phương pháp phân tích
Sau khi tiến hành thu thập các thông tin đã nêu ở trên, tác giả đã tiến hành phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank thông qua các phương pháp
phân tích sau.
- Phương pháp so sánh. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến, xuyên suốt
q trình phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank. Các chỉ tiêu
hoạt động của Vietinbank như hệ số an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ nợ xấu hay tỷ lệ thu nhập
lãi thuần được so sánh giữa các năm với nhau. Bên cạnh đó, phương pháp so sánh theo chiều dọc cũng được sử dụng để đánh giả sự thay đổi trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Vietinbank. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành so sánh các chỉ tiêu của Vietinbank với các ngân hàng khác trong hệ thống nhằm đưa ra cái nhìn tổng quất nhất về hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Phương pháp phân tổ. Phương pháp này được sử dụng nhằm bổ trợ cho phương
pháp so sánh. Các chỉ tiêu hoạt động của Vietinbank được chia nhỏ theo thời gian (ba năm từ 2013-2Ớ15). Phương pháp này đã cung cấp góc nhìn chi tiết để nghiên cứu cụ thể các hoạt động kinh doanh của Vietinbank.
- Phương pháp phân tích tỷ lệ. Trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
của
Vietinbank, một số lượng không nhỏ các tỷ lệ đã được đưa ra phân tích, có thể kể tới như: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA),
tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Mặc dù phương pháp này còn nhiều hạn chế khi chỉ cung cập một con số trong quá khứ, một tỷ lệ đơn lẻ mà chư thể đem đến một cái nhìn tổng quát về một vấn đề, tuy nhiên đây vãn là một phương pháp quan trọng được sử dụng trong phân tích.
- Phương pháp phân tích Dupont: Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích hai chỉ tiêu là tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA). Phương pháp này đã góp phần chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự biến động của
hai chỉ tiêu này.