2.2. Thực trạng phát triển nghiệp vụ bảolãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
2.2.2. Thực trạng phát triển nghiệp vụ bảolãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và
và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hồng Quốc Việt
2.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng
❖Số món bảo lãnh
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu số món bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh giai đoạn 2017 - 2019
■ BL bảo hành ■ BL thực hiện hợp đồng ■ BL tạm ứng ■ BL dự thầu ■ BL thanh toán
(Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ bảo lãnh Agribank Hoàng Quốc Việt 2017 - 2019)
Biểu đồ 2.3 cho thấy, tổng số món bảo lãnh Agribank Hồng Quốc Việt đã phát hành thay đổi không ổn định qua từng năm và cơ cấu số món bảo lãnh theo từng loại hình bảo lãnh.
nhất trong 3 năm trở lại đây. Tới năm 2018, số lượng món bảo lãnh sụt giảm mạnh xuống
72 món, giảm 38 món tương đương giảm 35%. Đến cuối 2019, Agribank Hoàng Quốc Việt ghi nhận tổng món bảo lãnh đã phát hành ra thị trường là 93 món, tăng 21 món khi so sánh với con số đầu năm, tương đương tăng 29%. Tuy có dấu hiệu tăng trở lại nhưng số món bảo lãnh được chi nhánh phát hành năm 2019 vẫn còn thấp, chưa đạt tới mức đỉnh vào năm 2017 là 110 món bảo lãnh.
Ve cơ cấu theo loại hình bảo lãnh, hai loại bảo lãnh được Agribank Hoàng Quốc Việt phát hành chủ yếu là bảo lãnh bảo hành và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, với số lượng luôn ở trong khoảng 30 - 55 món, chiếm từ 30% - 50% tổng món bảo lãnh tồn chi nhánh. Cũng giống như xu hướng của tổng số món bảo lãnh, số bảo lãnh bảo hành giảm mạnh vào năm 2018 và tăng trở lại trong 2019, nhưng chưa đạt lại đỉnh như ghi nhận vào năm 2017. Cụ thể, năm 2018 bảo lãnh bảo hành giảm 28 món, tương đương giảm 50% và tăng 12 món vào năm 2019, tương đương tăng 43%. Trong khi đó, dù cũng
có số lượng lớn nhưng bảo lãnh thực hiện hợp đồng lại giảm liên tục, lần lượt giảm 7 món và 1 món trong các năm 2018 và 2019, tương đương giảm lần lượt 20% và 3,6%. Các loại còn lại, bao gồm bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh vay vốn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số lượng món được phát hành trong năm. Thậm chí, trong 3 năm liên tục, chi nhánh khơng phát hành bất kỳ món bảo lãnh vay vốn nào. Cũng giống như xu hướng của tổng số món, các loại bảo lãnh này đều giảm
trong 2018 và tăng trở lại vào 2019, ngoại trừ bảo lãnh thanh toán giảm trong năm 2019.
Tuy nhiên, số lượng món bảo lãnh của các loại này vào năm 2019 đều lớn hơn các năm còn lại. Cụ thể, bảo lãnh tạm ứng giảm nhẹ 1 món và tăng mạnh vào năm 2019, tăng 7 món tương đương với tốc độ tăng 88% so với đầu kỳ. Tương tự, bảo lãnh dự thầu cũng giảm nhẹ 2 món và tăng thêm 5 món vào năm 2019, tương đương tăng 83%.
Như vậy, có thể thấy tổng số món bảo lãnh của Agribank Hồng Quốc Việt giảm mạnh vào năm 2018 chủ yếu đế từ sự giảm của số lượng món bảo lãnh của hai loại: bảo lãnh bảo hành và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Bởi hai loại bảo lãnh này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số món bảo lãnh mà chi nhánh phát hành ra thị trường. Tuy năm 2019
cũng ghi nhận sự tăng lên của số món bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh dự thầu và thậm chí cả bảo lãnh bảo hành, nhưng mức tăng này đều không đáng kể so với sự sụt giảm trong năm 2018 của hai loại bảo lãnh trên.
❖Dư nợ bảo lãnh
Biểu đồ 2.4: Dư nợ bảo lãnh và số món bảo lãnh giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ bảo lãnh Agribank Hoàng Quốc Việt 2017 - 2019)
Biểu đồ 2.4 cho thấy tổng dư nợ bảo lãnh tại Agribank chi nhánh Hoàng Quốc Việt
giai đoạn 2017 - 2019 tương quan với số món bảo lãnh mà chi nhánh đã phát hành trong
thời gian này. Nhìn chung, dư nợ bảo lãnh có xu hướng biến động khơng ổn định, tăng vào năm 2018 và giảm mạnh trong 1 năm sau đó. Cụ thể, tổng dư nợ bảo lãnh cuối 2017
đạt 46.175 triệu đồng. Đến cuối năm 2018, con số này tăng lên 79.111 triệu đồng, tăng 50.936 triệu đồng, tương đương tăng 110% so với đầu năm. Tuy nhiên vào 31/12/2019, dư nợ lại giảm mạnh xuống chỉ còn 18.236 triệu đồng, giảm 60.875 triệu đồng, tương đương với tốc độ giảm 77% so với cuối năm 2018.
STT Loại bảo lãnh 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tổng 46.175 100 79.111 100 18.236 100
Bên cạnh đó, sự biến động của dư nợ bảo lãnh tại Agribank Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017 - 2019 lại khơng cùng chiều thay đổi với số món bảo lãnh mà chi nhánh phát hành trong thời gian này. Số món năm 2017 đạt mức cao nhất trong cả 3 năm, nhưng dư nợ tương ứng chỉ đạt 46.175 triệu đồng. Trong khi đó, năm 2018 ghi nhận số món thấp nhất
trong cả 3 năm, nhưng 72 món bảo lãnh này lại có dư nợ rất lớn, lên tới 79.111 triệu đồng. Năm 2019, tuy Agribank Hoàng Quốc Việt phát hành số món bảo lãnh nhiều hơn số lượng ghi nhận 2018, nhưng dư nợ năm này lại thấp hơn cả năm 2017, chỉ đạt 18.236 triệu đồng.
Sự biến động không cùng chiều của hai chỉ tiêu: số món bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh chủ yếu đến từ thực tế: các loại hợp đồng bảo lãnh khác nhau sẽ có giá trị khác nhau, dẫn đến chênh lệch về dư nợ bảo lãnh giữa các món bảo lãnh. Do đó việc phát hành các món
bảo lãnh có giá trị cao sẽ làm tăng số dư trong năm đó và ngược lại. Bảng cơ cấu dư nợ bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh dưới đây cho phép phân tích chi tiết về sự biến động khơng cùng chiều của hai chỉ tiêu trên.
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh giai đoạn 2017 - 2019
(Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ bảo lãnh Agribank Hoàng Quốc Việt 2017 - 2019)
Bảng 2.4 cho biết chi tiết cơ cấu dư nợ bảo lãnh của Agribank chi nhánh Hồng Quốc Việt phân theo loại hình bảo lãnh:
Về bảo lãnh tạm ứng:
Giá trị của một khoản bảo lãnh tạm ứng chính là giá trị của khoản ứng trước mà người thụ hưởng bảo lãnh đã ứng cho người được bảo lãnh, thường từ 5% - 20% giá trị hợp đồng. Hợp đồng có giá trị càng lớn thì số tiền bảo lãnh càng cao và số tiền bảo lãnh ứng trước thường được giảm trừ theo tiến độ thi công.
Năm 2017, dư nợ của loại bảo lãnh tạm ứng tại Agribank Hoàng Quốc Việt đạt 24.543 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số dư bảo lãnh của chi nhánh là 53%. Năm 2018, dư nợ bảo lãnh tạm ứng tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 76,7% tương đương với 60.689 triệu đồng. Cuối năm 2018 ghi nhận sự tăng lên của dư nợ loại bảo lãnh này, tăng 36.146 triệu đồng, tương đương tăng 147% so với năm 2017. Đến 2019, dư nợ bảo lãnh tạm ứng của chi nhánh giảm đột ngột, từ 60.689 triệu đồng xuống chỉ còn 9.518 triệu đồng, giảm 51.171 triệu đồng, tương đương giảm 84% so với cuối năm 2018. Tuy nhiên, dư nợ bảo lãnh tạm ứng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ của năm, đạt 52% do dư nợ các loại bảo lãnh khác cũng có xu hướng giảm theo.
về bảo lãnh thực hiện hợp đồng:
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng thường có giá trị từ 5% - 10% giá trị hợp đồng gốc. Số tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng cũng giảm dần theo tiến độ thực hiện hợp đồng. Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng năm 2017 đạt 12.479 triệu đồng, chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng dư nợ của chi nhánh là 27%. Đến năm 2018, dư nợ loại bảo lãnh này giảm nhẹ 1.319 triệu đồng xuống 11.160 triệu đồng, tương đương giảm 11%. Tuy vậy, dư nợ bảo lãnh thực hiện hợp đồng vẫn chiếm tỷ trọng 14%, cao thứ 2 trong tổng dư nợ của chi nhánh trong năm 2018. Đến năm 2019, cũng giống tổng dư nợ, tổng giá trị của loại bảo lãnh này giảm mạnh từ 11.160 triệu đồng xuống chỉ còn 3.496 triệu đồng, giảm 7.664 triệu tương đương giảm 69% so với sô liệu ghi nhận năm 2018. Không những vậy,
dư nợ bảo lãnh thực hiện hợp đồng năm 2019 chỉ chiếm 19% tổng dư nợ toàn bảo lãnh toàn chi nhánh, thấp hơn bảo lãnh tạm ứng và bảo lãnh bảo hành.
về bảo lãnh bảo hành:
Giá trị của BL bảo hành thường bằng 5% - 10% giá trị của hợp đồng gốc. Loại BL này có hiệu lực sau một thời gian nhất định, thường từ 12 - 24 tháng kể từ ngày nghiệm thu hồn thành cơng trình hoặc hồn thành việc lắp đặt, chạy thử máy móc, thiết bị. Năm 2017, dư nợ bảo lãnh bảo hành của Agribank Hoàng Quốc Việt đạt mức 7.770 triệu
STT Loại bảo lãnh
Giá trị bảo
lãnh 2017 2018 2019
nợ này giảm khoảng một nửa xuống còn 3.336 triệu đồng, giảm 4.434 triệu đồng, tương đương với giảm 57% so với năm 2017. Đến năm 2019, dư nợ bảo lãnh bảo hành của chi nhánh chỉ tăng nhẹ lên mức 4.276 triệu đồng, tăng 940 triệu đồng, số tương đối tăng 28%. Tuy nhiên, sự tăng trưởng trong năm 2019 này đã đưa bảo lãnh bảo hành lên trở thành loại bảo lãnh có dư nợ lớn thứ 2 trong tổng số dư bảo lãnh toàn chi nhánh, chiếm tỷ trọng 24% chỉ sau bảo lãnh tạm ứng.
về bảo lãnh dự thầu:
Giá trị bảo lãnh dự thầu thường nhỏ, chỉ khoảng từ 2% - 5% giá trị hợp đồng gốc. Hơn nữa, thời gian bảo lãnh dự thầu ngắn, thông thường chỉ từ 90 - 120 ngày kể từ thời điểm đóng thầu. Rủi ro của bảo lãnh dự thầu là thấp nhất trong số các loại bảo lãnh được
phát hành.
Do có giá trị thấp và thời hạn bảo lãnh ngắn, bảo lãnh dự thầu tại Agribank Hoàng Quốc
Việt chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu dư nợ bảo lãnh, chỉ khoảng dưới 5%. Năm 2017, chi nhánh ghi nhận dư nợ bảo lãnh dự thầu là 406 triệu đồng, chiếm 1% tổng số dư bảo lãnh. Tuy vậy, con số này tiếp tục giảm vào năm 2018 xuống còn 269 triệu đồng,
giảm 137 triệu đồng, tương đương giảm 34% so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2019, chi nhánh ghi nhận dư nợ bảo lãnh dự thầu tăng mạnh, đạt 946 triệu đồng, tăng 677 triệu
đồng, số tương đối tăng 252% so với cuối năm 2018. Năm 2019, tỷ trọng dư nợ loại bảo
lãnh này đạt 5%, đứng thứ 3 trong số các loại bảo lãnh mà chi nhánh phát hành.
về bảo lãnh thanh toán:
Khác với các loại bảo lãnh trên, được phát hành nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi
cho người thụ hưởng, bảo lãnh thanh tốn lại bảo vệ lợi ích cho người được bảo lãnh, đề
phịng trường hợp người mua khơng thanh tốn hoặc khơng thanh toán đầy đủ, đúng hạn.
Thời hạn hiệu lực của loại bảo lãnh này thường trùng với thời hạn trả chậm mà người bán quy định với người mua.
Tại Agribank Hoàng Quốc Việt, cũng giống như BL dự thầu, BL thanh tốn cịn chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa phát triển như các loại bảo lãnh cịn lại. Năm 2017, dư nợ bảo lãnh thanh tốn của chi nhánh đạt 977 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2%. Đến năm 2018, dư nợ loại bảo lãnh này tăng mạnh lên 3.657 triệu đồng, tăng thêm 2.680 triệu đồng, số tương đối tăng 274% so với cuối năm 2017. Theo đó, tỷ trọng dư nợ bảo lãnh thanh toán cũng tăng lên 5%, xếp thứ 3 trong tổng dư nợ bảo lãnh toàn chi nhánh trong năm 2018. Tuy nhiên, đến năm 2019, chi nhánh Hồng Quốc Việt khơng ghi nhận thêm dư nợ từ loại BL này, do trong năm chi nhánh khơng phát hành thêm bất kỳ món BL thanh tốn nào.
Bảng 2.5: Số món và dư nợ bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh giai đoạn 2017 - 2019
Số món Dư nợ Số món Dư nợ Số món Dư nợ 1 BL tạm ứng 10 - 20% giátrị hợp đồng 9 24.543 8 60.689 15 9.518 2 BL thực hiệnhợp đồng 10 - 15% giátrị hợp đồng 35 12.479 28 11.160 27 3.496 3 BL bảo hành 5 - 10% giá trị hợp đồng 56 7.770 28 3.336 40 4.276 4 BL dự thầu 2 - 5% giá trịhợp đồng 8 406 6 269 11 946 5 BL thanh toán Giá trị hợp đồng 2 977 2 3.657 0 0 Tổng 110 46.175 72 79.111 93 18.236
Từ bảng 2.5, có thể phần nào lý giải được sự biến động khơng cùng chiều giữa số món bảo lãnh được Agribank Hồng Quốc Việt phát hành và dư nợ bảo lãnh tương ứng ghi nhận được trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019.
Năm 2017, dù phát hành được một số lượng món lớn, nhưng tổng dư nợ lại chưa cao. Số
món bảo lãnh mà Agribank Hồng Quốc Việt đã phát hành trong năm 2017 là cao nhất trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019. Tuy nhiên, dư nợ ghi nhận được lại khơng tương thích với số món đã phát hành: dư nợ năm 2017 chỉ đứng thứ 2 trong giai đoạn này. Số lượng món phát hành lớn nhưng tổng dư nợ năm 2017 lại chưa cao là do trong năm này, chi nhánh chỉ phát hành được 9 món bảo lãnh tạm ứng, loại bảo lãnh có giá trị rất cao (5 - 20% giá trị hợp đồng). Trong khi đó, Agribank Hồng Quốc Việt chủ yếu phát hành loại bảo lãnh bảo hành (giá trị chỉ từ 5 - 10% giá trị hợp đồng) và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Năm 2018 ghi nhận số món được Agribank Hồng Quốc Việt phát hành ra thị trường là ít nhất, nhưng dư nợ bảo lãnh ghi nhận được trong năm này lại đạt đỉnh trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019. Mức dư nợ bảo lãnh tăng mạnh trong năm này là do giá trị của hợp đồng bảo lãnh tạm ứng đạt mức rất cao, lên đến 60.689 triệu đồng, chiếm đến 77% tổng dư nợ năm 2018. Thêm nữa, dù số món bảo lãnh thực hiện hợp đồng giảm so với con số ghi nhận được vào cuối 2017, nhưng dư nợ của loại bảo lãnh này vẫn không thay đổi nhiều, chỉ giảm khoảng 11%. Trong năm 2018, dư nợ bảo lãnh thanh toán tăng đột ngột từ 977 triệu đồng lên đến 3.657 triệt đồng, tăng 374% so với giá trị cuối năm 2017. Đặc biệt, loại bảo lãnh thanh tốn cịn có giá trị rất cao, thường bằng giá trị của chính hợp đồng gốc phải thanh tốn. Chính vì thế, dư nợ bảo lãnh trong năm 2018 đã đạt
đến đỉnh, trong khi số món bảo lãnh mà chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã phát hành thấp nhất trong giai đoạn 2017 - 2019.
Năm 2019, Agribank Hồng Quốc Việt phát hành số lượng món xấp xỉ năm 2018 nhưng dư nợ bảo lãnh mà Agribank Hoàng Quốc Việt ghi nhận được trong năm này lại thấp kỷ lục, chỉ đạt 18.236 triệu đồng, giảm 77% so với cuối năm 2018. Sự chênh lệch này đến từ việc chi nhánh đã phát hành nhiều món bảo lãnh tạm ứng và bảo lãnh bảo hành hơn
(tăng từ 40 - 80% so với năm 2018), nhưng dư nợ lại đồng loạt giảm mạnh. Có thể do giá trị bảo lãnh của các hợp đồng bảo lãnh này đều ở mức thấp. Đặc biệt, trong năm 2019, việc chi nhánh Hồng Quốc Việt khơng phát hành được bất kỳ món bảo lãnh thanh
tốn nào có lẽ đã tác động rất lớn đến sự chênh lệch giữa 2 chỉ tiêu này, bởi bảo lãnh thanh tốn có giá trị bảo lãnh lớn nhất trong các loại bảo lãnh (thường chính là giá trị của hợp đồng gốc).
❖Doanh thu bảo lãnh
Biểu đồ 2.5: Doanh thu bảo lãnh và số món bảo lãnh giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ bảo lãnh Agribank Hoàng Quốc Việt 2017 - 2019)
Từ biểu đồ 2.5, có thể nhận định doanh thu bảo lãnh Agribank Hồng Quốc Việt biến động khơng ổn định trong giai đoạn 2017 - 2019. Năm 2017 ghi nhận doanh thu phí dịch vụ bảo lãnh đạt 1.497 triệu đồng, cao nhất trong 3 năm. Đến năm 2018, doanh thu từ phí bảo lãnh của Agribank Hồng Quốc Việt giảm đột ngột xuống còn 199 triệu đồng, giảm 1.298 triệu đồng, tương đương giảm 87% so với cuối năm 2017. Năm 2019, doanh thu phí dịch vụ bảo lãnh của Agribank Hồng Quốc Việt có xu hướng phục hồi,
tăng từ 199 triệu đồng lên 685 triệu đồng, tăng 486 triệu đồng, tương ứng tăng 244% so với đầu năm.
Xu hướng biến động của doanh thu đến từ thu phí dịch vụ của nghiệp vụ bảo lãnh tại Agribank Hoàng Quốc Việt khá phù hợp với chiều thay đổi của số lượng món bảo lãnh mà chi nhánh đã phát hành trong thời gian qua, đều giảm vào năm 2018 và tăng trở lại trong năm 2019. Xét về giá trị tương đối, năm 2018, doanh thu phí bảo lãnh ở Agribank