2.3. Đánh giá thực trạng phát triển nghiệp vụ bảolãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Thứ nhất, tổng số món bảo lãnh được phát hành trong 2 năm trở lại đây là chưa
cao
và biến động khơng ổn định.
Tuy có dấu hiệu phục hồi vào năm 2019 nhưng tổng số món ghi nhận được vào 2018 và 2019 lần lượt đều thấp hơn so với kết quả đạt được năm 2017. là 33% và 15%. Đây là một dấu hiệu không tốt và nếu chi nhánh khơng ổn định được sự biến động này thì tình hình hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh tại Agribank Hồng Quốc Việt khó đem lại kết quả tốt được. Số món bảo lãnh được Agribank Hoàng Quốc Việt phát hành ra thị trường còn thấp, cho thấy nghiệp vụ này chưa thực sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của
một NHTM uy tín như Agribank nói chung và trong số các nghiệp vụ khác của Agribank
Hồng Quốc Việt nói riêng.
Về cơ cấu số món, 3 năm gần đây Agribank Hoàng Quốc Việt chỉ tập trung phát hành 2 loại bảo lãnh bảo hành và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Bảo lãnh bảo hành luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số món bảo lãnh, thường dao động từ 40 - 50%. Các loại bảo lãnh cịn lại đều chiếm tỷ trọng rất nhỏ, thậm chí tổng tỷ trọng số món của các loại bảo lãnh này ln thấp hơn bảo lãnh có số lượng lớn thứ 2 là bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Bên cạnh đó, tuy phục vụ đầy đủ các loại hình bảo lãnh cơ bản, nhưng trong 3 năm trở lại đây Agribank Hoàng Quốc Việt không phát hành bất kỳ hợp đông bảo lãnh vay vốn và bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm nào.
Việc bất cân đối trong tỷ trọng số món theo loại hình bảo lãnh như trên là dấu hiệu thể hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Agribank Hoàng Quốc Việt chưa hoạt động một cách hiệu quả và chưa tận dụng nguồn lực một cách tối ưu nhất. Việc chỉ phát hành chủ yếu 2 loại bảo lãnh chứng tỏ nghiệp vụ này không tiếp cận được với KH một cách đa dạng và linh hoạt. Thêm nữa, điều này dễ gây ra cho chi nhánh nhiều khó khăn khi sản phẩm chỉ tập trung vào một chủng loại, khơng đa dạng hóa được rủi ro.
Thứ hai, dư nợ bảo lãnh năm 2019 có dấu hiệu giảm mạnh.
Tuy dư nợ có tín hiệu tốt trong năm 2018 nhưng năm 2019 lại ghi nhận tổng bảo dư nợ lãnh giảm đột ngột. Năm 2019, với tổng số món bảo lãnh là 93 món, nhiều hơn năm 2018
29% nhưng tổng số dư lại ghi nhận mức rất thấp (18.236 triệu đồng), giảm tới 77% so với cuối năm 2018 (79.111 triệu đồng). Sự chênh lệch này đến từ việc chi nhánh phát hành được nhiều món bảo lãnh tạm ứng và bảo lãnh bảo hành hơn (tăng từ 40 - 80% so với năm 2018), nhưng dư nợ lại đồng loạt giảm mạnh. Đặc biệt, trong năm 2019, việc chi nhánh Hồng Quốc Việt khơng phát hành được bất kỳ món bảo lãnh thanh tốn nào có lẽ đã tác động rất lớn đến sự chệnh lệch giữa 2 chỉ tiêu này bởi bảo lãnh thanh tốn có giá trị bảo lãnh lớn nhất trong các loại bảo lãnh của ngân hàng
Việc dư nợ biến động khơng cùng chiều với số món vào năm 2019 chứng tỏ giá trị của các món bảo lãnh trong năm này đều không cao. Chi nhánh phát hành nhiều, nhưng giá trị của các hợp đồng bảo lãnh đều rất thấp, chứng tỏ hiệu quả nghiệp vụ bảo lãnh của chi
nhánh Hoàng Quốc Việt chưa phát huy tối ưu như năm 2018. Điều này dẫn đến một hệ quả là nghiệp vụ bảo lãnh sẽ tốn nhiều chi phí hơn, đó là chi phí quản lý theo món bảo lãnh, chi phí cố định,... để duy trì và phát triển nghiệp vụ này trong thời gian tới.
Thứ ba, doanh thu bảo lãnh của Agribank Hoàng Quốc Việt trong 3 năm trở lại
đây
đều biến động không ổn định, gần đây đều ghi nhận mức không cao.
Doanh thu bảo lãnh ghi nhận cuối mỗi năm 2018 và 2019 đều thấp hơn nhiều so với con số ghi nhận được vào cuối năm 2017. Năm 2017 ghi nhận doanh thu bảo lãnh đạt 1.497 triệu đồng. Một năm sau, doanh thu giảm 87% còn 199 triệu đồng. Tuy năm 2019 chỉ tiêu này có dấu tăng trở lại lên mức 685 triệu đồng, nhưng con số này chỉ đạt khoảng 46% so với doanh thu năm 2017.
Về cơ cấu, doanh thu phí bảo lãnh tại Agribank Hồng Quốc Việt trong 3 năm trở lại đây chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ của chi nhánh. Năm 2017 ghi nhận tỷ trọng khá cao, 15.117 triệu đồng tương đương với 11%. Tuy nhiên, con số này vào năm 2 năm trở lại đây lại khá thấp: năm 2018 ghi nhận doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh của chi nhánh chỉ tạo ra khoảng 1% tổng doanh thu dịch vụ, năm 2019 ghi nhận 3% doanh thu dịch vụ bảo lãnh trên tổng doanh thu dịch vụ toàn chi nhánh,
thấp hơn con số của năm 2017 là 8%.
2.3.2.2. Nguyên nhân
❖Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, quan điểm về tầm quan trọng của việc phát triển nghiệp vụ bảo lãnh
chưa
thật sự được nhìn nhận một cách khách quan và nghiêm túc.
Thực tế hiện nay, ở hầu hết các NHTM Việt Nam nói chung và hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam nói riêng, trong đó có Agribank Hồng Quốc Việt, cơng cuộc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đã và đang được quan tâm và mở rộng. Tuy nhiên, quan điểm về sản phẩm
trọng yếu của một NHTM vẫn ln được nhìn nhận là huy động vốn và cho vay. Các nghiệp vụ khác luôn được cho là kém trọng yếu hơn cả, trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh. Nguyên nhân chủ yếu đến từ lý do các nghiệp vụ này mang lại doanh thu không lớn và không thường xuyên như nghiệp vụ cho vay và huy động vốn. Bên cạnh đó, nhu cầu được bảo lãnh từ phía KH của Agribank Hồng Quốc Việt cũng khơng thường xuyên.
Do đó, nghiệp vụ bảo lãnh và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh chưa thật sự được quan tâm và đầu tư một cách đúng đắn và hiệu quả.
Thứ hai, quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Agribank Hoàng Quốc Việt
chưa hoàn toàn hiệu quả.
Tổ chức hoạt động tín dụng tại NHNN&PTNT Việt Nam nói chung và tại Agribank Hồng Quốc Việt nói riêng được xây dựng theo mơ hình quản trị phân quyền. Mơ hình này cho phép Agribank Hoàng Quốc Việt được trực tiếp hoàn thiện một giao dịch bảo lãnh từ đầu tới cuối, song song với công tác quản lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, điều này dẫn đến việc Agribank Hoàng Quốc Việt phải kiểm sốt và thực hiện tồn bộ khối lượng
cơng việc trong q trình đứng ra bảo lãnh cho KH. Mơ hình phân quyền như vậy khiến cho việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh thiếu đi tính chính xác và chuyên sâu. Bên cạnh đó, Agribank cịn quy định đối với những dự án bảo lãnh vượt quyền phán
quyết, khi giá trị giao dịch vượt thẩm quyền phê duyệt của chi nhánh, thì Giám đốc chi nhánh phải trình lên ngân hàng cấp trên quyết định. Điều này gây mất thời gian và mất đi tính tự chủ trong việc thực hiện mơ hình hoạt động tín dụng phân quyền của Agribank
Hoàng Quốc Việt như hiện tại.
Thứ ba, việc áp dụng công nghệ vào quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại chi
nhánh vẫn còn một số tồn tại nhất định.
Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt về thị phần như hiện nay, việc làm hài lòng KH khi đến trải nghiệp dịch vụ của ngân hàng chính là một trong những cách hiệu quả nhất để giữ chân KH. Dịch vụ được thực hiện chính xác và nhanh chóng, tiết kiệm thời gian là một điểm cộng rất lớn. Do đó, cần sự can thiệp của cơng nghệ thơng tin để một giao dịch
bảo lãnh được thực hiện trong phạm vi thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, quy trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng nói chung và nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng tại Agribank Hồng Quốc Việt vẫn cịn theo quy tắc truyền thống, chưa có nhiều đổi mới. Tại Agribank Hoàng Quốc Việt, KH đến yêu cầu vẫn phải kê khai và cung cấp thông tin bước đầu, dù đã có quan hệ tín dụng từ trước với Agribank nói chung. Điều này khiến một giao dịch bảo lãnh tiêu tốn nhiều thời gian của KH hơn, làm mất đi thiện cảm và sự hài lịng từ
phía KH. Đây là một trong số các nguyên nhân khiến cho nghiệp vụ bảo lãnh tại Agribank Hoàng Quốc Việt chưa thật sự phát triển trong thời gian qua.
Thứ tư, công tác marketing cho nghiệp vụ bảo lãnh tại Agribank Hồng Quốc Việt
nói riêng và cho dịch vụ của hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam nói chung chưa được quan tâm và đầu tư hiệu quả.
NHNN&PTNT Việt Nam là một trong số các NHTM ra đời sớm tại Việt Nam và vẫn giữ được vị trí của mình trong số các NHTM uy tín hiện nay. Vì thế, vấn đề marketing, giới thiệu sản phẩm dịch vụ tới KH không phải là một trong những vấn đề quan trọng mà Agribank Hoàng Quốc Việt quan tâm. Bởi lẽ, mang danh một ngân hàng hàng đầu như vậy đem lại rất nhiều lợi ích trong việc tiếp cận và thể hiện uy tín cho KH. Tuy nhiên, tâm lý thụ động đó lại vơ hình chung tạo cho các cấp lãnh đạo của chi nhánh một góc độ nhìn nhận chưa khách quan và nghiêm túc về vấn đề tiếp thị sản phẩm đến với KH. Do đó, những loại hình bảo lãnh và chất lượng bảo lãnh mà Agribank Hoàng Quốc Việt cung cấp ra thị trường như thế nào vẫn còn rất mơ hồ trong mắt những KH có nhu cầu được bảo lãnh.
❖Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, Agribank Hoàng Quốc Việt đang phải đối mặt với mức độ cạnh tranh
cực kỳ gay gắt.
Tính riêng trên địa bàn quận Cầu Giấy đã có hơn 100 ngân hàng, chi nhánh và phịng giao dịch hoạt động. Riêng trên đường Lạc Long Quân, nơi Agribank Hồng Quốc Việt đặt trụ sở, cũng có khoảng 20 ngân hàng, chi nhánh và phòng giao dịch khác nhau đặt trụ sở tại đó. Có thể thấy, việc cạnh tranh với số lượng lớn các NHTM liền kề là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo lãnh của Agribank Hoàng Quốc Việt gặp phải nhiều khó khăn. Khơng những thế, Agribank Hồng Quốc Việt cịn phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh về mặt cơng nghệ thơng tin, đây là nhưng đối thủ có khả năng tiếp cận KH rất nhanh chóng. Do đó, nếu khơng khắc phục được những hạn chế về mặt marketing, thu hút KH, thì việc cạnh tranh gay gắt này
sẽ ngày càng khiến cho nghiệp vụ bảo lãnh tại Agribank Hoàng Quốc Việt khơng phát triển được như mong muốn.
Thứ hai, tính đến hiện tại, pháp luật nước ta chưa đưa ra một bộ luật hoàn chỉnh
dành riêng cho nghiệp vụ bảo lãnh nói chung và tại NHTM nói riêng.
Hầu hết các quy định pháp lý liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng đều chỉ được nêu kèm trong các bộ luật lớn như: Bộ luật dân sự, Luật các tổ chức tín dụng,... Do đó, việc thực hiện nghiệp vụ này tại nước ta đã và đang nảy sinh rất nhiều bất cập. Bên cạnh
đó, việc khơng có một bộ luật hồn chỉnh dẫn đến nhiều khó khăn trong chỉnh lý và hồn
thiện khung pháp lý cho nghiệp vụ này khi mơi trường kinh tế, chính trị và xã hội có những biến động lớn ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM.
Ket luận chương 2
Dựa trên những lý luận đã trình bày ở chương 1, chương 2 tập trung trình bày và đánh giá thực trạng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNN&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt trong giai đoạn 2017 - 2019 với những luận điểm chính:
Thứ nhất, trình bày tổng quan về Agribank Hồng Quốc Việt: lịch sử hình thành và phát
triển, cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động và kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2017 - 2019;
Thứ hai, trình bày thực trạng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Agribank Hoàng Quốc
Việt giai đoạn 2017 - 2019 trên cơ sở phân tích các nhóm chỉ tiêu đánh giá chiều rộng và chiều sâu trong việc phát triển nghiệp vụ này;
Thứ ba, đưa ra những quan điểm nhận xét về thực trạng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ở
Agribank Hồng Quốc Việt qua những tiêu chí: kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân.
Những nội dung đã trình bày ở chương 2 là tiền đề cho chương 3 đề ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp, nhằm phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Agribank Hoàng Quốc Việt một cách hiệu quả nhất.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HỒNG QUỐC VIỆT