Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hoàng quốc việt khóa luận tốt nghiệp 560 (Trang 80 - 82)

3.3. Đề xuất kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ bảolãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

3.3.1.1. Khôi phục nền kinh tế, đảm bảo môi trường kinh doanh ổn định

Trong khoảng 06 tháng trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung đang phải gánh chịu rất nhiều tổn thất nặng nề do đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 gây ra. Do vậy, những giải pháp kịp thời nhằm khôi phục tổn thất kinh tế Việt Nam sau dịch là một trong những vấn đề cấp thiết hàng đầu hiện nay. Chỉ có đảm bảo một mơi trường kinh tế ổn định, lành mạnh, ít rủi ro thì hoạt động kinh doanh của các NHTM, trong đó có vấn đề phát triển nghiệp vụ bảo lãnh, mới có thể

diễn ra một cách trơn tru và hiệu quả được:

Thứ nhất, trong giai đoạn hiện nay, khi đại dịch Covid-19 chưa hoàn tồn được

ngăn chặn tại Việt Nam, thì hành động Chính phủ có khả năng thực hiện trước mắt đó là thường xuyên cập nhật tình hình, đánh giá các ảnh hưởng của đại dịch tới nền kinh tế nước nhà. Chính phủ cần xem xét, điều tra cụ thể tác động của dịch Covid-19 tới mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Từ đó, tạo tiền đề để nghiên

cứu và đưa ra dự báo về những xu thế, cơ hội và thách thức mà nền kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt trước khi thật sự khôi phục lại nền kinh tế sau đại dịch.

Thứ hai, trên cơ sở những nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn dịch bệnh

đang được đẩy lùi tại Việt Nam, Chính phủ cần sớm xây dựng các kịch bản, lên các phương án để khôi phục nền kinh tế. Những kịch bản này cần được vạch ra thật rõ ràng và chi tiết đến từng ngành nghề, từng lĩnh vực, từng phạm phi khu vực. Chỉ có vậy, nền kinh tế Việt Nam mới có thể bước vào một trạng thái sẵn sàng hoạt động trở lại khi đại dịch kết thúc, và đủ sức mạnh để cạnh tranh với các nền kinh tế khác trong khu vực và trên thế giới.

Thứ ba, đại dịch Covid-19 tuy gây ra nhiều tổn thất cho các nền kinh tế trên thế

điều chỉnh, sắp xếp lại cục diện kinh tế, thương mại tồn cầu do đại dịch gây ra. Do vậy, Chính phủ Việt Nam cần chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để đón đầu, năm bắt thời cơ, thu hút đầu tư và các nguồn lực từ nhiều quốc gia và khu vực, phục vụ phát triển nền

kinh tế nước nhà.

3.3.1.2. Thiết lập và hoàn thiện khung pháp lý cho nghiệp vụ bảo lãnh

Hiện nay, hoạt động bảo lãnh tại Việt Nam được điều chỉnh bởi hệ thống các văn bản pháp luật và các điều khoản đính kèm trong các bộ luật khác như: Bộ luật Dân sự, Luật các tổ chức tín dụng,... Việc khơng sở hữu một khung pháp lý riêng biệt cho nghiệp

vụ bảo lãnh khiến cho việc thực hiện nghiệp vụ này tại các NHTM gặp rất nhiều khó khăn và bất cập. Vì vậy, muốn phát triển được nghiệp vụ bảo lãnh tại các NHTM Việt Nam nói chung và tại Agribank Hồng Quốc Việt nói riêng, Chính phủ cần xây dựng một khung pháp lý đơn nhất và hoàn chỉnh cho nghiệp vụ này. Muốn vậy, cần lưu ý thực

hiện một số nội dung cụ thể như sau:

Đầu tiên, Chính phủ cần xem xét, đánh giá và tổng kết những điểm đáng ghi nhận

và những vấn đề bất cập khi KH và các NHTM tại Việt Nam áp dụng các điều luật liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh của nước ta. Hoạt động đánh giá, tổng kết cho phép Chính phủ có một cái nhìn tổng quan về thực trạng áp dụng luật về bảo lãnh tại nước ta. Từ đó,

có thể đưa ra nhận định về những điểm cần phát huy và những vấn đề cần sửa đổi khi ban hành những điều luật liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh tại Việt Nam.

Thứ hai, trong giai đoạn nghiên cứu, đề ra khung pháp lý riêng cho nghiệp vụ này,

Chính phủ cần yêu cầu sự hỗ trợ từ các cơ quan, ban ngành liên quan như: Bộ xây dựng,

Bộ thương mại, Bộ đầu tư, Bộ tư pháp, Ngân hàng nhà nước,. Những cơ quan, ban ngành này có chức năng giúp tư vấn thêm về chuyên môn, để đảm bảo cho khung pháp lý chiều chỉnh hoạt động bảo lãnh mà Chính phủ đang nghiên cứu dây dựng được toàn diện và chất lượng.

Thứ ba, quá trình xét duyệt, nghiên cứu và xây dựng một khung pháp lý hồn

chỉnh

ngay khi hồn thiện. Thay vào đó, Chính phủ cần áp dụng thí điểm tại các NHTM, các tổ chức phi ngân hàng khác để rút ra được những vấn đề cần lưu ý và sửa đổi, trước khi thực sự ban hành và áp dụng khung pháp lý này cho hoạt động bảo lãnh tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hoàng quốc việt khóa luận tốt nghiệp 560 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w