Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MHB phú thọ (Trang 75 - 78)

2.4 Đánh giá hoạt động KSTD đối với DNVVN tại MBH PT:

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đạt được kể trên, hoạt động giám sát tín dụng đối với DNVVN tại MHB PT vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Hạn chế về phía khách hàng:

Bên cạnh những khách hàng tốt, thiện chí hợp tác cung cấp thơng tin và trả nợ vay. Cịn có những khách hàng sau khi vay được tiền, họ cho rằng: Họ có tài sản đảm bảo và ngân hàng cho vay dựa trên tài sản bảo đảm nên họ không cần cung cấp thông tin là phổ biến hoặc cung cấp hồ sơ khơng đúng thời hạn gây khó khăn cho cơng tác kiểm sốt và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Đặc biệt trong những giai đoạn DN gặp khó khăn về tài chính, hoặc thị trường đầu vào, đầu ra có biến động bất thường, khả năng lấy được thơng tin chính xác và đúng hạn là rất khó.Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm 3% trong tổng số các khách hàng là DNVVN.

Các DNVVN (chủ yếu là các DN nhỏ), phong cách quản lý mang màu sắc gia đình nên các báo cáo tài chính của các cơng ty này thường khơng được kiểm tốn, những con số thường khơng đúng với thực tế nhằm đối phó

với cơ quan thuế và giảm mức thuế phải đóng. Họ thường chỉ thực hiện báo cáo tài chính theo năm, trong khi việc xếp hạng tín dụng nội bộ cần số liệu báo cáo tài chính cập nhật liên tục mỗi quý một lần để kịp thời đánh giá chất lượng tài chính và định dạng rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc nguồn thông tin không được cung cấp kịp thời ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giám sát khoản vay.

Khi các DN liên kết với nhau để tạo nên quy mô lớn hơn, hoặc trường hợp DN này mua lại DN khác, đồng thời mua cả khoản nợ của DN đó thì sự thay đổi về quy mơ khách hàng và hoạt động ngày càng phức tạp khiến cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc kiểm sốt mục đích sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính thực sự của khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan.

Hạn chế của nguồn nhân lực:

CBTD đóng vai trị vơ cùng quan trọng kể cả trước và sau khi khoản vay được giải ngân, khi khoản vay bị quá hạn hoặc tệ hơn là khách hàng khơng có khả năng trả nợ là do CBTD đã không phát hiện sớm khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, có chiều hướng thua lỗ, khiến các biện pháp thu hồi nợ trở nên khó khăn hơn.

Một số CBTD cịn ỉ lại vào hệ thống định hạng tín nhiệm. Việc đến thăm, kiểm tra hiện trường, nơi làm việc của khách hàng còn chưa bài bản. Khâu tái thẩm định nhiều khi còn bị xem nhẹ. Có trường hợp sau khi giải ngân mới phát hiện khơng tìm được trụ sở DN để thu nợ.

Số CBTD nữ chiếm tỷ lệ cao, gây khó khăn nhất định cho khâu thẩm định tín dụng. Bộ phận kiểm sốt tín dụng tại Chi nhánh lực lượng cịn mỏng (02 cán bộ), cơng việc nhiều, do đó dễ bị bỏ sót trong q trình kiểm sốt tín dụng.

Mặc dù chi nhánh ln đề cao hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nói chung và giám sát tín dụng nói riêng nhưng một số cán bộ tín dụng chưa nhận thức được đúng đắn tầm quan trọng và vai trò của việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay mà chỉ coi trọng khâu thẩm định ban đầu. Đôi khi chạy theo dư nợ mà kiểm sốt tín dụng chưa thật sát sao.

Ngân hàng chưa có bộ phận hỗ trợ kinh doanh (back office) chuyên biệt. Việc kiểm sốt tín dụng thường do chính cán bộ tín dụng làm và khơng có người kiểm sốt trong khi đó cán bộ tín dụng phải thường xun đi tiếp thị khách hàng và thẩm định các hồ sơ mới nên thường xuyên dành thời gian cho việc kiểm soát sau khiến chất lượng kiểm sốt sau khơng đảm bảo.

Hạn chế trong phương pháp thu thập thơng tin kiểm sốt:

Sự hỗ trợ của phần mềm điện tử trong việc giám sát tín dụng chưa cao. Phần lớn việc theo dõi tình hình vay, trả của một khách hàng và tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng chủ yếu được lập bằng tay, dẫn đến rất mất thời gian và thường dẫn đến sai sót, khơng cập nhật kịp thời. Hiện nay MHB đã chuyển đổi sang hệ thống phần mềm ngân hàng mới là T24 vào tháng 3 năm 2008. Nhưng phần mềm mới này chưa đáp ứng được các báo cáo về kiểm sốt tín dụng.

Hạn chế trong chính sách đào tạo:

MHB PT cịn chưa quan tâm đúng mức đến việc đào tạo kỹ năng kiểm sốt tín dụng. Chủ yếu tập trung vào đào tạo các nghiệp vụ thẩm định trước khi cho vay. Các khóa đào tạo về kiểm sốt tín dụng cịn thưa thớt, các CBTD trẻ chủ yếu học hỏi kinh nghiệm từ CBTD cũ và áp dụng theo các văn bản hướng dẫn chứ chưa trực tiếp được tập huấn bài bản.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM SỐT TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN

HÀNG MHB CHI NHÁNH TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MHB phú thọ (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w