3.3 Một số kiến nghị đề xuất:
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Để cho hoạt động tín dụng có hiệu quả, NHNN cần hồn thiện về cơ chế, về chính sách cho vay, quy định và tạo mơi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng sao cho phù hợp với từng thời kỳ.
- Nâng cao chất lượng quản lý điều hành:
+ Nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các ngân hàng thương mại thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thơng tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là liên quan đến hoạt động tín dụng để các ngân hàng thương mại có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý vừa phịng ngừa được rủi ro.
+ Về cơ chế tín dụng, ngân hàng nhà nước cần tiếp tục rà soát lại toàn bộ các quy định hiện nay về chế độ và thể lệ tín dụng hiện hành. Đồng thời, cần hồn thiện các quy chế quy định và môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng. Ngân hàng nhà nước nên ban hành một hệ thống văn bản mang tính chất khung pháp lý chung tổng hợp tất cả các loại hình tín dụng. Khơng nên quy định một cách q chi tiết thuộc vào một nghiệp vụ kinh doanh của một tổ chức tín dụng để hạn chế việc can thiệp sâu khơng phù hợp với cơ chế thị trường, tạo chủ động cho các tổ chức tín dụng trong kinh doanh.
+ Ngân hàng nhà nước cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản.
+ Nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể để các ngân hàng thương mại áp dụng chuẩn xác, kịp thời các cơng cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng . Đồng thời tổ chức đào tạo, hướng dẫn các nghiệp vụ trên để các ngân hàng thương mại vừa đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng vừa phịng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát:
+ Ngân hàng nhà nước cần tăng cường hơn nữa việc kiểm sốt các ngân hàng thương mại thơng qua hình thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Hệ thống ngân hàng nhà nước cần phải phối hợp một cách chặt chẽ giữa quản lý và kinh doanh. Xây dựng bộ máy thanh tra của ngân hàng nhà nước phải có chất lượng.
+ Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, giám sát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng theo quỹ đạo luật pháp.
- Nâng cao chất lượng của trung tâm thơng tin tín dụng (CIC):
+ Thực tế hiện nay trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) được coi là kênh thơng tin chính thức duy nhất để các ngân hàng vào đó tra cứu tình hình quan hệ tín dụng, tài chính của các doanh nghiệp. Hiển nhiên rằng, chất lượng thơng tin càng cao thì việc cập nhật thơng tin về doanh nghiệp càng đầy đủ chính xác và cơng tác đánh giá đưa ra quyết định về tín dụng đối với các doanh nghiệp càng xác đáng. Chính vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của trung tâm CIC rất cần thiết. Thực tế hiện nay thơng tin về tình hình tài chính của các khách hàng trong kho dữ liệu của CIC đều là những thông tin do các Ngân hàng cung cấp, những thông tin này hầu hết là các thơng tin chưa được kiểm tốn, hoặc khác biệt rất lớn so với các thông tin mà các khách hàng này cung cấp cho cơ quan thuế. Vì vậy, thơng tin tài chính mà các Ngân hàng mong muốn có được ở đây là các thơng tin đã được kiểm tốn hoặc các thơng tin mà doanh nghiệp cung cấp cho cơ quan thuế.
+ Ngân hàng nhà nước nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thơng tin của các ngân hàng đồng thời nên có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thơng tin tín dụng về khách hàng như: báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch, báo cáo thông tin không cập nhật. Bên cạnh đó có biện pháp khuyến khích các ngân hàng xử lý thơng tin tín dụng từ CIC như là một tài liệu bắt buộc phải có trong q trình thẩm định cho vay.