Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex (Trang 47)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex Petrolimex

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) hình thành trên cơ sở tái cấu trúc lại Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười, hoạt động theo Giấy phép số 0045/NH-GP do NHNN cấp ngày 13/11/1993 với số vốn điều lệ là 700 trăm triệu đồng, trụ sở chính tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, phạm vi hoạt động được giới hạn tại tỉnh Đồng Tháp, đối tượng khách hàng chính là các hộ nơng dân với mục đích vay vốn phục vụ sản xuất nơng nghiệp. Trong quá trình hoạt động, vốn điều lệ của ngân hàng đã thường xuyên được gia tăng, đạt 5 tỷ đồng vào năm 2003 và đạt 90 tỷ đồng vào tháng 07/2005 sau khi có sự bổ sung mới một số cổ đông cá nhân và tổ chức lớn.

Thực hiện chính sách tái cấu trúc hệ thống NHTM của Chính phủ, PG Bank đã có thêm các cổ đơng lớn tham gia như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Cơng ty chứng khốn SSI và một số tổ chức và cá nhân khác… cùng với việc bổ sung vốn điều lệ để tăng cường năng lực tài chính, cơng nghệ quản lý để tái cấu trúc hoạt động, đến tháng 1 năm 2007 Ngân hàng đã được NHNN Việt Nam phê duyệt chuyển đổi mơ hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nơng thôn thành Ngân hàng TMCP đô thị hoạt động kinh doanh dịch vụ Ngân hàng đa năng, phạm vi hoạt động trên cả nước và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex.

Tháng 12 năm 2008, PG Bank hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 1,000 tỷ đồng.

Tháng 12 năm 2010, PG Bank hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 2,000 tỷ đồng.

Tháng 8 năm 2012, PG Bank hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 3,000 tỷ đồng theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ.

Sau gần 20 năm hoạt động (18 năm), PG Bank đã từng bước gia tăng vị trí xếp hạng trong hệ thống Ngân hàng TMCP của Việt Nam.Thương hiệu PG Bank đã trở nên quen thuộc, dễ nhận biết trên tồn quốc khi nói đến lĩnh vực ngân hàng.

Tổng số nhân viên của PG Bank đến 31/12/2011 đạt 1,386 người, mạng lưới hoạt động kinh doanh đạt 70 điểm giao dịch tại các địa bàn kinh tế lớn, đã hiện diện thương mại tại 16/63 tỉnh thành trên toàn quốc. PG Bank cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho tất cả các đối tượng khách hàng có nhu cầu là khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức tài chính ngân hàng.

2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex Petrolimex

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Vốn tự có của Ngân hàng PGBank chiếm 1 tỷ lệ trung bình 12.5% trong tổng nguồn vốn. Đến thời điểm 31/12/2011, Ngân hàng PG Bank là 1 trong số 2 ngân hàng vẫn chưa hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 3,000 tỷ đồng, theo lộ trình tăng vốn bắt buộc của NHNN. (Thông tư 19/2010/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-NHNN chủ yếu ở nội dung tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động) do những lo ngại về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng mạnh sẽ khiến các ngân hàng đối mặt với sức ép lên tỷ lệ an toàn.

Năm 2011 với vốn điều lệ 2,000 tỷ đồng, do đó vốn chủ sở hữu của Ngân hàng chỉ đạt 2,591 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14.7% trong tổng nguồn vốn, tăng 1.2 lần so với năm 2010 và tăng hơn 2.3 lần so với năm 2009. Vì vậy chủ trương của Ban lãnh đạo ngân hàng xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm trọng, là cơ sở để tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tổng tài sản của Ngân hàng. PG Bank đã tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tiếp thị và huy động vốn, áp dụng lãi suất cạnh tranh, đa dạng hóa các sản phẩm huy động, triển khai hiệu quả các chương trình khuyến mại nhằm thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và đã tạo ra kết quả rất khả quan.

Bảng 2.1: Nguồn vốn của Ngân hàng PGBank (2008-2011)

Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Tổng nguồn vốn 1.Vốn chủ sở hữu 2.Vốn huy động + TCKT&DC + TCTD và NHNN + Vốn Ủy thác 3. Nguồn vốn khác

(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng PG Bank 2008-2011)

Số liệu trên Bảng 2.1 cho thấy PG Bank có vốn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn bình quân trên 83%. Năm 2010, mặc dù việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, Ngân hàng PGBank vẫn hoàn thành xuất sắc mục tiêu đặt ra, nguồn vốn huy động

kinh tế và dân cư đạt 154%, tăng 54% so với năm 2009 và tăng rất cao nếu so với tốc độ tăng huy động toàn ngành là 27.2%. Điều này có thể

được lý giải bởi việc đẩy mạnh công tác tiếp thị và huy động vốn, áp dụng lãi suất linh hoạt, cạnh tranh, trao quyền tự chủ cho các Chi nhánh được điều chỉnh lãi suất huy động linh hoạt hơn, đa dạng hóa các sản phẩm huy động bao gồm cả các sản phẩm huy động kỳ hạn rất ngắn, triển khai thường xuyên các chương trình khuyến mại, các biện pháp tiếp thị trực tiếp thông qua tin nhắn, email, điện thoại, thư ngỏ cùng với lãi suất hấp dẫn theo sát thị trường hàng ngày đã tỏ ra hữu hiệu và phát huy tác dụng.

Tổng vốn huy động của ngân hàng đến 31/12/2011 đạt 14,802 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2010, chiếm 84% trong tổng nguồn vốn, tỷ trọng giảm 1% so với năm 2010. Trong đó, huy động thị trường 1 (TT1) đạt 10,927 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2010. Tuy nhiên, tỷ trọng huy động vốn từ các TCKT&DC đã giảm 3% trong tổng nguồn vốn, chiếm 62%.

Do tình hình thị trường biến động quá mạnh, lạm phát, sự cạnh tranh lãi suất giữa các NHTM; sự phát triển không ổn định của nền kinh tế đặc biệt là các thông tin về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng… đã gây ra những ảnh hưởng tâm lý tiêu cực đến dòng tiền gửi của dân cư tại phần lớn các ngân hàng quy mơ nhỏ trong đó có PG Bank, là yếu tố tác động lớn đến người gửi tiền. Là một ngân hàng có quy mơ nhỏ, khơng có những lợi thế về quy mơ mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch cũng như thương hiệu, nhưng với kết quả huy động vốn mà ngân hàng đạt được trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt thì đây là điều đáng khích lệ. Đã góp phần giảm áp lực huy động vốn của PG Bank trên thị trường II (TT2). Có thể thấy năm 2010 huy động vốn từ TT2 đạt mức 3,229 tỷ đồng, tăng 1,083 tỷ đồng (tăng 50%) so với năm 2009, nhưng sang năm 2011 nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng chỉ tăng 16% so với năm 2010, (giảm 34%) đạt 3,758 tỷ đồng. Ngoài sự tăng cường huy động thơng qua đàm phán quản lý dịng tiền cùng với việc cấp tín dụng, triển khai mạnh mẽ dịch vụ internet, mobile banking cho các khách hàng, làm

cơ sở để khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ và chuyển tiền về PGBank; Phải đặc biệt kể đến sự hậu thuẫn rất lớn từ 2 cổ đơng chiến lược: Tập đồn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex); Cơng ty chứng khốn Sài Gịn (SSI). thường xun duy trì lượng vốn lớn khơng kỳ hạn ln chuyển qua Ngân hàng.

2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động tín dụng trong nhiều năm qua vẫn chiếm một vị trí quan trọng, mang lại cho Ngân hàng PG Bank một nguồn thu thập đáng kể. Mảng hoạt động tín dụng ln được Ngân hàng quan tâm, chú trọng đầu tư về thị trường sản phẩm và chất lượng kinh doanh, với chủ trương, nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại danh mục nợ vay, đẩy mạnh hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và cho vay tiêu dùng. Vì thế tổng dư nợ của Ngân hàng PG Bank tăng trưởng khá nhanh.

Năm 2010, thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm, trong khi nhiều ngân hàng do lo ngại thanh khoản thực hiện dừng giải ngân, đã tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng tăng trưởng tín dụng trên cơ sở cân đối nguồn vốn huy động, mặc dù có những trở ngại như: Chính phủ dừng gói hỗ trợ lãi suất, mặt bằng lãi suất cho vay cao, NHNN quy định lãi suất trần cho vay và khơng cho phép thu phí trong giai đoạn 5 tháng đầu năm. Tổng dư nợ đến 31/12/2010 của Ngân hàng đạt 10,886 tỷ đồng, tăng 73.7% so với năm 2009 và tăng rất cao nếu so với tốc độ tăng trưởng tín dụng tồn ngành là 31.2% [20]; Cơ cấu nợ vay vẫn giữ ổn định ở mức hợp lý, đảm bảo sự cân đối trong cơ cấu kỳ hạn, với dư nợ ngắn hạn chiếm 66.5% (năm 2009 là 64.8%), dư nợ trung và dài hạn chiếm 33.5% (năm 2009 là 35.2%) dư nợ.

NH: Ngắn hạn; TDH: Trung dài hạn

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu Dư nợ Ngân hàng PGBank (2009-2011)

(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng PG Bank 2009-2011)

Với tỷ lệ cho vayy ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong những năm trước, nên năm 2010 tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ cao hơn rất nhhiều lần so với tốc độ tăng của doanh số giải ngân. Về số tuyệt đối, doanh số cho vay đạt 22,559 tỷ đồng và doanh số thu nợ đạt 17,939 tỷ đồng, giải ngân tăng ròng thêm 4,619 tỷ đồng. Đồng thời do những lo ngại về diễn biến trên thị trường tiền tệ khó lường, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanhh khoản. Ngân hàng đã thực thi chính sách tăng trưởng tín dụng thận trọng, chhủ động ngừng cho vay kinh doanh chứng khốn, bất động sản tích cực thu hồi nợ, hạn chế cho vay tiêu dùng và n gành thép, không cho vay khách hàng mới, chỉ xem xét cấp tín dụng cho các khách hàng đã có cam kết giải ngân và các đối tượng khách hàng có tiềm nănng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của PG Bank. Tính đến 31/12/2011 dư nợ của ngân hàng đạt 12,112 tỷ đồng, tăng 11.3% so với cuối năm 2010, so với tốc độ tăng của năm 2010/2009 đã giảm 62.4%. Doanh số thu nợ tăng 43% so với năm 2010. Cơ cấu nợ vay vẫn giữ ổn định với dư nợ ngắn hạn chiếm 69.5% trên tổng dư nợ.

Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay của PGBank

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ cho vay Nợ quá hạn (2-5) Tỷ lệ nợ quá hạn (%) Tỷ lệ nợ xấu (%)

(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng PG Bank 2009-2011)

Trong các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng PG Bank thì chỉ tiêu về nợ quá hạn có chiều hướng phát triển khơng tốt. Mặc dù, ngân hàng đã hạn chế được nhiều khoản nợ quá hạn phát sinh, thu hồi được phần lớn nợ đọng, nhưng số nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng tăng. Năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn là 2.07%, đến năm 2010 và 2011, tỷ lệ này lần lượt là 2.28% và 4.61%. Kết thúc năm 2011, tổng dư nợ quá hạn là 558 tỷ đồng trong đó nợ xấu là 248 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ nợ quá hạn là 4.61% và tỷ lệ nợ xấu là 2.06%, tỷ lệ nợ xấu tăng 0.64% so với 2010 (tỷ lệ 1.42%) nhưng thấp hơn so với mức bình quân chung của ngành là 3.5%. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan là trong bối cảnh kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, có những khoản nợ xấu do lỗi chủ quan của cán bộ trong đó có cả cán bộ quản lý cố ý làm sai quy định, thông đồng với khách hàng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp gây tổn thất cho Ngân hàng và trong một số trường hợp đã bị khởi tố hình sự. Một số khoản vay do có những sai phạm trong q trình thẩm định tài sản đảm bảo và có yếu tố lừa đảo nên mặc dù Ngân hàng thắng kiện nhưng việc xử lý tài sản đảm bảo kéo dài và rất phức tạp.

2.1.2.3. Hoạt động khác Thanh toán quốc tế

Xây dựng và triển khai dịch vụ thanh toán quốc tế trực tiếp: với việc được NHNN cấp giấy phép thanh toán quốc tế tháng 11/08, cùng với sự chuẩn bị kỹ càng từ trước về cơ sở vật chất, nhân sự, quy trình nghiệp vụ, doanh số thanh tóan quốc tế đã tăng lên hàng năm, đặc biệt họat động thanh tóan quốc tế đã hỗ trợ rất nhiều các chi nhánh khi tiếp thị để cung cấp sản phẩm trọn gói cho khách hàng. Để phục vụ cho họat động thanh tóan quốc tế, Ngân hàng đã triển khai cơ sở hạ tầng và được chấp thuận trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Viễn thơng Liên ngân hàng và Tài chính Quốc tế (SWIFT). PGBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam thực hiện th ngồi hệ thống SWIFT và thơng qua hình thức này Ngân hàng đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí đầu tư ban đầu bao gồm cả thiết bị, phần mềm và nhân sự cũng như chi phí bảo trì hàng năm. Sau khi trở thành Thành viên chính thức của Hiệp hội này, tính đến nay, PGBank đã đặt quan hệ đại lý với hơn 100 Ngân hàng tại hơn 30 quốc gia. Đa dạng hóa dịch vụ cung cấp cho khách hàng như dịch vụ chuyển tiền kiều hối Western Union, internet banking và đang trong quá trình phát triển SMS banking.

Hoạt động kinh doanh thẻ

Các dịch vụ ngân hàng của PG Bank đã và đang dần đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, tiếp tục gia tăng giá trị cho ngân hàng.

PG Bank đã cùng với Petrolimex triển khai thành cơng dự án thẻ thanh tốn xăng dầu áp dụng đối với khách hàng mua xăng, dầu tại các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex. Giải pháp thanh toán xăng dầu bằng thẻ là phương thức thanh tốn hiện đại, an tồn, phù hợp với chủ trương của Chính phủ về phát triển các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Bảng 2.3: Hoạt động kinh doanh thẻ PG Bank (2009-2011)

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Nạp tiền thẻ trả trước. Thanh toán Xăng Dầu Rút tiền mặt

Nộp tiền vào TK

(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng PG Bank 2009-2011)

Sau thời gian nâng cấp và chỉnh sửa hệ thống thanh toán thẻ, hiện nay hệ thống đã hoạt động ổn định và chất lượng thanh toán thẻ từng bước được đảm bảo. Tính đến 31/12/2011, PG Bank phát hành được 593,450 thẻ, trong đó có 88,113 thẻ ghi nợ, 505,337 thẻ trả trước.

Ngân hàng đã lắp đặt 4,043 điểm chấp nhận thẻ(POS), 56 máy ATM kết nối với các liên minh thẻ được đưa vào sử dụng và đang không ngừng cung cấp, lắp đặt thêm trên phạm vi cả nước để kịp thời đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong dân cư.

Dự án chuyển tiền nhanh thông qua hệ thống các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex đang trong quá trình triển khai dự kiến ra mắt vào 2012 sẽ là sản phẩm có tính cạnh tranh cao, khơng chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà cịn là cơng cụ quảng bá hữu hiệu cho hình ảnh của PGBank. Tổ chức thẻ thanh tốn Quốc tế đã cơng nhận PGBank là thành viên và đang trong quá trình kết nối, dự kiến sẽ ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng Quốc tế do PGBank phát hành vào cuối năm 2012. Tiềm năng của thị trường bán lẻ là rất lớn, tỷ lệ bán lẻ của PG Bank còn thấp.Ngân hàng đang tập trung phát triển mảng thị trường này.

Kinh doanh ngoại tệ

Kinh doanh ngoại tệ là điểm mạnh của PG Bank, năm 2009 PG Bank đã trở thành một trong những ngân hàng có hoạt động kinh doanh doanh ngoại tệ liên ngân hàng năng động nhất trên thị trường. PG Bank đứng thứ

nhất về khối lượng giao dịch và thứ 2 về số lượng giao dịch qua Bloomberg trong cuộc thi do Bloomberg tổ chức tại thị trường Việt nam.

Năm 2010 doanh số mua bán ngoại tệ đạt 7,706 tỷ đồng Đô la Mỹ (USD) tăng 16% so với 2009 (6,651 tỷ USD), trong đó doanh số bán cho Petrolimex là: 1,497 tỷ USD chiếm 19.4%, giảm so với 2009 (1,655 tỷ USD). Doanh số mua từ NHNN năm 2010 là 784 triệu USD bằng 44% so với 2009 (1,770 triệu USD).

Năm 2011 tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 11,533 tỷ USD, tăng 49.67% so với năm 2010 (7,706 triệu USD), trong đó doanh số bán cho Petrolimex là 2,825.59 triệu USD, chiếm tỷ trọng 24.5%. Doanh số mua ngoại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w