2.3. Đánh giá thực trạng huy động của Ngân hàng TMCP Xăng dầu
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Tuy đã đạt được một số kết quả khả quan nhưng công tác huy động vốn trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế cần khắc phục:
Một là: Cơ cấu nguồn vốn còn chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn.Chênh lệch giữa huy động có kỳ hạn trên 12 tháng từ TT1 và cho vay trung dài hạn đang bị thiếu hụt nghiêm trọng, hoạt động huy động vốn trung dài hạn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay trung dài hạn. Bên cạnh đó là sự mất cân đối giữa huy động ngoại tệ và cho vay bằng ngoại tệ, phải huy động qua thị trường Liên ngân hàng. Nguồn vốn hạn hẹp buộc Ngân hàng phải thực hiện chính sách tín dụng có lựa chọn, không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng.Từ chối yêu cầu xin vay thường đồng nghĩa với sự lãng phí về một khoản tiền gửi và bỏ phí một cơ hội kinh doanh, dẫn đến việc mất khách hàng tiềm năng trong tương lai. Do vậy, thời gian tới ngân hàng cần phải tăng cường các biện pháp để huy động vốn trung dài hạn, và huy động USD tốt hơn nữa.
Hai là: Hình thức huy động vốn chưa thực sự phong phú.Các sản phẩm huy động vốn của PG Bank vẫn chỉ dừng lại ở hình thức truyền thống, chưa có được sự khác biệt nổi trội so với các NHTM khác.Đây là hạn chế lớn nhất. PG Bank cần tập trung phát triển nhiều sản phẩm, đa tính năng, tiện ích, nhằm thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Tính đa dạng, phong phú của các sản phẩm và hình thức huy động vốn là một nhân tố quan trọngkhông những tăng cường huy động vốn mà cịn là cơng cụ giúp các nhà quản lý điều chỉnh cơ cấu vốn một cách hiệu quả.
Ba là: Huy động vốn từ TCKT&DC chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn.Trong khi quy mô và tốc độ tăng trưởng của huy động vốn có xu
hướng giảm dần qua các năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là 294%; 154%; 102%, thì quy mơ và tốc độ tăng của dư nợ tín dụng vẫn có xu hướng tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng của huy động cụ thể là: 265%; 175%; 111%.Dẫn đến PG Bank hầu như trong tình trạng thiếu vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, phải bù đắp một phần bằng vốn từ thị trường Liên ngân hàng.
Bốn là: Mạng lưới giao dịch cịn ít, chưa tạo thuận lợi cho khách hàng. Với số lượng mạng lưới hoạt động kinh doanh đạt 70 điểm giao dịch tại các địa bàn kinh tế lớn, đã hiện diện thương mại tại 16/63 tỉnh thành trên toàn quốc. Nhưng so với các Ngân hàng TMCP khác, thì con số trên thể hiện mạng lưới hoạt động của PG Bank còn khá mỏng. Hơn nữa, một số điểm giao dịch còn nằm xa khu dân cư, vị trí khơng thuận lợi với việc di chuyển đi lại của người dân, xung quanh vị trí điểm giao dịch có ít các cửa hàng bán lẻ và cửa hàng bách hóa, khâu khảo sát, đánh giá trị trường cịn kém. Do vậy, việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn, do người dân có ít cơ hội tiếp cận và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.
Năm là: Công tác Marketing chưa được quan tâm đúng mức. Chưa có biện pháp tuyên truyền, quảng cáo thường xuyên, sâu rộng hình ảnh của ngân hàng một cách hiệu quả. Người dân còn nhầm lẫn Ngân hàng PG Bank với Ngân hàng GP Bank trong cùng hệ thống.Các sản phẩm dịch vụ và tiện ích mặc dù đã được phát triển, tuy nhiên người tiêu dùng vẫn chưa thực sự mặn mà sử dụng các sản phẩm dịch vụ của PG Bank.
Sáu là: Chính sách lãi suất chưa thực sự hấp dẫn.Trước áp lực cạnh tranh huy động vốn ngày càng gay gắt, đặc biệt là khi thị trường vốn có nhiều biến động thất thường, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất khuyến mại, thậm chí cạnh tranh khơng lành mạnh. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quản lý điều hành giao quyền tự chủ cho các đơn vị, song các Chi nhánh của Ngân hàng ln có lãi suất kém hấp dẫn hơn các Ngân hàng khác.
Bảy là: Trình độ cán bộ nghiệp vụ cịn hạn chế.Trong những năm qua, Ban lãnh đạo PG Bank ln chú trọng đến việc chăm sóc và phục vụ khách hàng tốt nhất. Mặc dù vậy thái độ của một số đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng chưa thực sự đúng mực, thiếu sự linh hoạt trong các quy trình chính sách, thủ tục phiền nhiễu. Chính vì vậy theo đánh giá của các khách hàng, thời gian giao dịch tại PG Bank vẫn còn lâu và thái độ của nhân viên ngân hàng chưa thực sự niềm nở khi so với các NHTM khác. Đội ngũ cán bộ trưởng phòng giao dịch, nhân viên tư vấn quan hệ khách hàng, chưa thực sự chủ động trong công việc, bám sát thị trường, thiếu sự nhạy bén nắm bắt tâm lý người tiêu dùng.
Nguyên nhân chủ quan
Là một Ngân hàng TMCP còn non trẻ, quy mơ vốn điều lệ cịn nhỏ, phải cạnh tranh với các ngân hàng Quốc doanh, các Ngân hàng TMCP lớn có bề dày hoạt động và hệ thống mạng lưới rộng khắp cả nước. Người dân còn chưa thực sự tin tưởng khi gửi tiền tại PG Bank. Ngân hàng chưa khẳng định được vị trí thương hiệu. Hơn nữa, chính sách chăm sóc khách hàng của Ngân hàng chưa thực sự phát huy hiệu quả, thể hiện ở chỗ khi có đợt huy động tiết kiệm dự thưởng hay phát hành kỳ phiếu với lãi suất ưu đãi hoặc khuyến mại nhưng lượng khách hàng đến giao dịch không tăng lên nhiều, hầu hết vẫn là những khách hàng thường xuyên giao dịch đến hạn ra đổi sổ mà khơng hề biết trước có sản phẩm mới hay khuyến mại.
Lãi suất huy động chưa thực sự hấp dẫn trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là khi thị trường vốn có nhiều biến động thất thường.Trong khi các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất khuyến mại, tăng tiện ích của sản phẩm nhằm duy trì và tăng trưởng bền vững thị phần huy động vốn của mình, thì PG Bank mặc dù đã cố gắng, song chưa có nhiều sản phẩm huy động có mức lãi suất và tiện ích nổi trội trên thị trường. Có lẽ chính vì
vậy mà Ngân hàng chưa thực sự thu hút được khách hàng. Đồng thời Ban lãnh đạo Ngân hàng còn thụ động trước những diễn biến của lãi suất thị trường.PG Bank chưa thật sự quan tâm và có những đầu tư thích đáng trong khâu phân tích, dự báo thị trường, để từ đó có chiến lược ứng phó đối với từng tình huống cụ thể. Nhằm đưa ra các quyết sách, chính sách lãi suất huy động vốn đón đầu, để huy động với chi phí giá rẻ hơn.
Hình thức huy động vốn cịn đơn điệu, sử dụng các hình thức huy động truyền thống bằng các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi thanh tốn của các tổ chức, cá nhân đơn thuần dưới hình thức tiết kiệm và trái phiếu, tiết kiệm bậc thang. Đây là hạn chế lớn nhất của PG Bank, PG Bank chưa tạo ra được các sản phẩm định hướng được khách hàng, nghiệp vụ huy động vốn cần tạo ra nhiều sản phẩm, đa dạng phong phú được cải tiến thường xuyên thỏa mãn tâm lý khách hàng cũng như đáp ứng nhu cầu nền kinh tế.
Mạng lưới giao dịch của PG Bank chưa thuận lợi cho khách hàng. Công tác điều tra khảo sát, định lượng thị trường của cán bộ phát triển mạng lưới cịn kém. Dẫn tới việc xác định các vị trí mở phịng giao dịch chưa thật sự tốt. Tính từ năm 2007 đến nay, PG Bank đã cho đóng cửa hơn 10 phịng giao dịch hoạt động không hiệu quả và 5/17 chi nhánhsau 5 năm hoạt động số dư huy động vốn vẫn dưới 200 tỷ, trong đó có ngun nhân từ vị trí điểm giao dịch.
Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ và sự phát triển bền vững của Ngân hàng.PG Bank luôn đặt mục tiêu xây dựng đội ngủ nhân viên chuyên nghiệp lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình.Tuy nhiên, chiến lược đào tạo nhân viên chưa phù hợp, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng nâng cao của khách hàng.Để giảm thiểu chi phí đào tạo đại trà, hàng năm PG Bank chọn lọc ưu tiên các khóa đào tạo cấp thiết nhất để lập kế hoạch đào tạo cho cán bộ trẻ.Hình thức đào tạo nghiệp vụ chủ yếu là đào tạo tập trung, tại chỗ, tự đào
tạo, nhân viên cũ kèm nhân viên mới. Do vậy tính chuyên nghiệp chưa cao thường thấy ở đội ngủ các giao dịch viên và nhân viên quan hệ khách hàng của PG Bank. Ngoài ra đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung như Giám đốc Chi nhánh hayTrưởng các phòng giao dịch thường xuyên biến động. Vì vậy Ngân hàng cũng bị mất lượng lớn khách hàng do sự biến động của các nhân sự quản lý.
Chính sách huy động vốn trung và dài hạn của PG Bank chưa thực sự hấp dẫn người gửi.Người dân vẫn cịn băn khoăn hồi nghi so sánh sản phẩm của ngân hàng với các ngân hàng khác. Các hình thức huy động như kỳ phiếu, trái phiếu kỳ hạn huy động chưa phong phú, phương thức trả lãi kém linh hoạt, do đó chưa thu hút được người gửi tiền. Ngồi ra do tâm lýlạm phát, và tình trạng mất thanh khoản tạm thời của các NHTM nên đường cong lãi suất bị đảo ngược, lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn, do vậy huy động vốn trung dài hạn thật sự khó khăn đối với PG Bank. Suy cho cùng nguyên nhân sâu xa cũng xuất phát từ sự mất cân đối về kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn của các hệ thống các NHTM nói chung và PG Bank nói riêng.
Huy động vốn bằng ngoại tệ vẫn còn thụ động, phụ thuộc vào nguồn tiền gửi của các Cơng ty thành viên thuộc Tập đồn Xăng dầu. Huy động bằng ngoại tệ của dân cư rất hạn chế, do các dịch vụ đi kèm còn chưa phát triển. Đặc biệt là dịch vụ nhận và chi trả kiều hối, PG Bank mới chỉ cung cấp dịch vụ nhận tiền gửi từ nước ngồi về, thơng qua làm đại lý phụ Weston Union cho Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam (BIDV), lý do chưa trở thành đại lý chính thức của Western Union tại Việt Nam, vì Ngân hàng chưa đạt những tiêu chí khắt khe về tài chính, mạng lưới, uy tín, chất lượng dịch vụ và các điều kiện khác của Western Union.Khách hàng chuyển tiền đi nước ngồi thơng qua kênh SWIFT phải có tài khoản giao dịch tại PG Bank.Điều này gây bất lợi cho các khách hàng vãng lai, và sự lựa chọn của khách hàng là
khơng nhiều. Trong khi đó các ngân hàng khác dịch vụ nhận và chi trả kiều hối phát triển rất mạnh, với mạng lưới rộng khắp, chỉ trong vài phút, khách hàng sẽ nhận được tiền tại bất kỳ điểm chi trả nào có điểm giao dịch của Ngân hàng đó. Đặc biệt khách hàng khơng cần mở tài khoản, không giới hạn số tiền, khách hàng khơng phải chịu bất kỳ loại phí nào khi nhận tiền, không cần khai báo nguồn gốc tiền chuyển. Khách hàng có thể nhận tiền VND hoặc USD tùy theo tình trạng đơn vị tiền tệ sẵn có tại các địa điểm chi trả quy định.
Nguyên nhân khách quan
Sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu. Các quốc gia Châu Âu bị nhấn chìm trong cuộc đại khủng hoảng nợ cơng và khu vực đồng tiền chungChâu Âu có nguy cơ bị tan vỡ; kinh tế Mỹ đang phải vật lộn với nạn thất nghiệp và tình trạng suy giảm lịng tin của thị trường vào hiệu lực chính sách. Ngồi ra, tình trạng mất cân đối trên bình diện tồn cầu cũng như bất ổn về an ninh, chính trị ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi càng làm cho kinh tế thế giới thêm nhiều khó khăn. Kinh tế Việt Nam chịu tác động không nhỏ từ những bất ổn của kinh tế thế giới.Việt Nam đã bộc lộ những điểm yếu và hạn chế của một nền kinh tế phát triển nóng. Lạm phát cao, thâm hụt thương mại kỷ lục, khủng hoảng thanh khoản trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, thị trường ngoại tệ biến động thất thường, khó khăn sau gần 15 năm phát triển tương đối ổn định. Sau hàng loạt những biện pháp thắt chặt tiền tệ, điều hành lãi suất bằng việc ấn định lãi suất cơ bản và trần lãi suất cùng sự điều hành thiếu đồng bộ của chính sách tài khố và chính sách tiền tệ đã khiến hoạt động hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp bị xáo trộn, đồng tiền mất giá, kinh tế suy thoái, người dân hoang mang lo sợ, tất cả những điều đó đãtác độngxấu đến công tác huy động vốn.
Từ năm 2010 đến 2011 PG Bank không khai trương thêm Chi nhánh mới nào tại các tỉnh và thành phố, khiến việc mở rộng mạng lưới Phòng giao dịch
cũng chưa được triển khai thực hiện. Mặc dù đã có kế hoạch ngân sách cho vấn đề phát triển mạng lưới. Nguyên nhân, do kế hoạch tăng vốn điều lệ gặp một số trởngại từ phía Tập Đồn Xăng Dầu, do tác động của Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 5/2/2009 của Chính phủ về “quy chế quản lý tài chính của Cơng ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác”, quy định: “Riêng đối với hoạt động đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khốn, Cơng ty Nhà nước chỉ được đầu tư vào mỗi lĩnh vực một doanh nghiệp; mức vốn đầu tư không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn. Trường hợp đặc biệt có nhu cầu đầu tư vượt quá quy định này cơng ty nhà nước phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”. Nên trong thời gian PG Bank chờ sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, một số địa bàn như Thái Nguyên, Nghệ An, Kiên Giang, mặc dù PG Bank đã thuê văn phòng và tuyển nhân sự trả lương, nhưng vẫn chưa được cấp phép hoạt động. Đồng thời các Chi nhánh hiện hữu cũng bị tạm dừng cấp phép mở mới phòng giao dịch. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác huy động vốn và nâng cao chất lượng dịch vụ của Ngân hàng.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG