Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex (Trang 111 - 117)

3.3. Kiến nghị

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

NHNN là nơi hoạch định các chính sách tiền tệ quốc gia với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Do đó, NHNN cần xây dựng và điều hành một chính sách tiền tệ ổn định và hợp lý hơn. Chính sách này phải theo sát với tín hiệu của thị trường và động bộ với chính sách tài khóa. Hạn chế các can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính gây méo mó thị trường. Bởi sự quản lý chặt chẽ đôi khi vượt quá sự cần thiết vào hoạt động của ngân hàng sẽ tạo khó khăn cho các ngân hàng, từ đó nảy sinh các tiêu cực và cạnh tranh khơng lành mạnh.

NHNN cũng cần có tạo điều kiện thuận lợi để nguồn vốn huy động của các NHTM được tăng trưởng và ổn định. NHNN cần phát huy vai trò quản lý Nhà nước đối với các NHTM, xúc tiến thực thi hai bộ Luật về Ngân hàng.Bên cạnh đó, cần tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra NHNN đối với các NHTM để nâng cao hiệu quả cho vay và sử dụng vốn huy động.Chẳng hạn, hàng năm 6 tháng một lần thanh tra NHNN nên có những đánh giá cơng khai hoạt động của các ngân hàng để có định hướng cho người gửi tiền.Cơng khai hoạt động của ngân hàng là một chính sách tiếp thị hữu hiệu nhất.

Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường phối hợp tốt với các ngành quản lý quỹ đầu tư nước ngồi, quỹ viện trợ từ các tổ chức Chính phủ và phi chính

phủ nước ngồi nhằm động viên mọi nguồn vốn nước ngoài vào Việt nam qua kênh hệ thống các Ngân hàng thương mại.

Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các nghiệp vụ để các NHTM có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh hiện tại, tạo nên một hệ thống Ngân hàng thương mại vững mạnh, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước.

KẾT LUẬN

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, nguồn vốn ln đóng vai trị quan trọng cho mọi hoạt động của ngân hàng. Nó quy định quy mô, kết cấu tài sản sinh lời của ngân hàng từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tài sản, mục tiêu phát triển và an toàn. Qua nghiên cứu luận văn đã hoàn thành được một số nhiệm vụ sau:

1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn vốn và các hình thức huy động vốn của NHTM.

2. Luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của PG Bank (2008-2011) về quy mơ, cơ cấu và chi phí trong mối quan hệ với công tác sử dụng vốn. Luân văn chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại trong công tác huy động vốn, đồng thời chỉ ra nguyên nhân trong công tác huy động vốn.

3. Trên cơ sở các yêu cầu và định hướng hoạt động huy động vốn của PG Bank, luận văn đưa ra những đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, NHNN và các giải pháp thiết thực nhằm tăng cường huy động vốn tại PG Bank.

Giải pháp đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn

Giải pháp khẩn trương phát triển mạng lưới Phòng giao dịch Giải pháp xây dựng các chương trình Marketing hiệu quả Giải pháp thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Giải pháp nâng cao uy tín Ngân hàng

Những giải pháp này sẽ góp phần giúp cho PG Bank tăng trưởng nguồn vốn huy động trong thời gian tới nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng, an tồn và hiệu quả.

Trong q trình nghiên cứu luận văn khơng thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ và những người quan tâm để có thể hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu này.

Qua đây Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS.Nguyễn Thị Minh Huệ Viện Nghiên cứu Ngân hàng Đại học Kinh tế Quốc dân và các thầy cơ giáo Khoa Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Quốc gia Hà nội đã giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2012

Học viên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2004), TT49/2004/TT-BTC Hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu

quả hoạt động tài chính của các Tổ chức Tín dụng Nhà nước, Hà Nội.

2. Phan Thị Cúc (2008), Bài Tập-Bài Giảng Nghiệp vụ Ngân hàng Thương

mại Tín dụng Ngân hàng, Nxb Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Hồ Diệu (2002), Quản trị Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

4. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nxb Giao Thông Vận Tải, Hà Nội.

5. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.

6. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

7. Trịnh Thị Hoa Mai (2004), Giáo trình Kinh tế học Tiền tệ-Ngân hàng, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Lê Thị Mận (2010), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại (Lý thuyết & Bài

tập),Nxb Lao động –Xã hội, Hà Nội

9. Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (2008,2009,2010,2011), Báo cáo

tài chính, Hà Nội.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), Thông tư 15/2009/TT- Ngân hàng

Nhà nước của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với tổ chức tín dụng, Hà Nội.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư 13/2010/TT-NHNN Quy

định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức Tín dụng, Hà

Nội.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 19/2010/TT-NHNN

Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Hà Nội

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Quyết định 13/2008-NHNN Ban

hành quy định về mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Thương mại, Hà Nội.

14. Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (2008,2009,2010,2011), Báo cáo

tổng kết, Hà Nội.

15. Quốc hội (2004), Luật số: 20/2004/QH11- Luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

16. Quốc hội (2010), Luật số: 47/2010/QH12- Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

17. Lê Văn Tề, Hồ Diệu (2003), Nghiệp vụ NHTM, Nxb Thống kê, Hà Nội.

18. Trịnh Quốc Trung (2010), Marketing Ngân hàng, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Trường (2005), Giải pháp mở rộng công tác Huy động vốn

tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Hải Dương, Luận

văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

20. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (2011), Báo cáo triển vọng kinh tế

Tiếng Anh

21. Frederic, S. M. (2001), Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

22. Peter, S. R. (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội. 23. http://www.Dantri.com.vn 24. http://www.vnecon.vn 25. http://www.vibonline.com.vn 26. http://www.sbv.gov.vn 27. http://www.pgbank.com.vn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex (Trang 111 - 117)

w