Nâng cao uy tín ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex (Trang 109)

Bên cạnh yếu tố hưởng lợi từ những khoản tiền lãi mà ngân hàng trả cho những món tiền gửi vào ngân hàng sau những thời gian nhất định thì yếu tố an tồn cũng không kém phần quan trọng đối với những người gửi tiền. Chính vì thế uy tín của ngân hàng là sự đảm bảo cho sự an tâm của khách hàng. Thơng thường khách hàng sẽ đánh giá uy tín của Ngân hàng thông qua quy mô vốn, hoạt động lâu năm, trình độ nghiệp vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật, danh tiếng trên thương trường… để đánh giá xem ngân hàng có đáng tin cậy để đem tài sản của mình gửi vào đó trong một khoảng thời gian nhất định hay khơng.

Như vậy uy tín của ngân hàng là tổng hợp tất cả các mặt hoạt động của ngân hàng, để khẳng định được uy tín của mình với khách hàng, đối tác và kể cả đối thủ cạnh tranh địi hỏi phải có một sự nỗ lực hết mình của cả một tập thể với chiến lược cụ thể. Muốn vậy trước tiên cần phải thường xuyên đảm bảo khả năng thanh toán trong mọi trường hợp khơng được phép thất chi, hỗn chi với khách hàng vì lý do thiếu tiền. Bên cạnh đó phải thực hiện khâu thanh tốn nhanh chóng, chính xác thơng qua áp dụng công nghệ hiện đại trong giao dịch: như máy đếm tiền, máy rút tiền tự động, máy soi tiền,… tham gia các kênh thanh tốn trong và ngồi địa bàn để đảm bảo tính chính xác, tiết kiệm thời gian, thuận tiện cho khách hàng.

Cần tạo dựng và duy trì hình ảnh dịch vụ ngân hàng chun nghiệptrong tâm trí khách hàng, thơng qua: cái tiến các quy trình thủ tục thực hiện nghiệp vụ nhanh chóng, thái độ lịch sự, hướng dẫn nhiệt tình, vui vẻ, thể hiện phong cách giao tiếp hiện đại theo nét văn hóa riêng có của Ngân hàng PGBank.

3.2.7. Hồn thiện các dịch vụ tiện ích phục vụ người gửi tiền.

Sự tiện lợi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định của khách hàng trong việc lựa chọn ngân hàng, lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính để giao dịch. Những thành tựu về công nghệ thông tin đã cho phép

khách hàng tiếp cận được các dịch vụ của ngân hàng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Ngân hàng nào thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, ngân hàng đó sẽ chiếm được sự cảm tình của khách hàng. PG Bank cần bổ sung hồn thiện thêm các tiện ích thanh tốn như hóa đơn tiền điện thoại, mua xăng bằng thẻ FlexiCard, mua thẻ điện thoại trả trước, chuyển khoản, thanh toán trực tuyến … cho các dịch vụ SMS, Homebanking, Internet Banking. Đồng thời ngân hàng nên nghiên cứu ứng dụng tính năng tra cứu thơng tin đối với tài khoản tiết kiệm như tổng số dư các tài khoản, lãi suất mới cập nhật, ngày đến hạn kế tiếp.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

Môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của NHTM. Để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển bền vững, Chính phủ cần tiếp tục duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mơ:

Kiểm sốt được lạm phát: sự biến động mạnh trong tỷ lệ lạm phát sẽ làm cho các NHTM gặp nhiều khó khăn vì ngân hàng khó điều chỉnh lãi suất theo kịp lạm phát. Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát cao cũng sẽ làm cho những nỗ lực cải cách tài chính nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng cách nâng lãi suất tiền gửi sao cho lãi suất thực dương có thể khơng thực hiện được. Do vậy, việc kiểm sốt lạm phát có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo điều kiện cho các NHTM huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong xã hội.

Duy trì sự tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế Viêt Nam đang gặp khó khăn, vai trị của Chính phủ trong việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng, có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của hệ thống các NHTM. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì thu nhập của người dân sẽ dần được cải thiện và nâng cao, từ đó họ sẽ có điều kiện tích lũy thu nhập qua hệ thống NHTM.

Hồn thiện mơi trường pháp lý: Tạo các điều kiện và các quy định pháp lý để thúc đẩy thị trường chứng khoán nợ hoạt động, giúp cho các NHTM thu hút vốn trung và dài hạn. Hiện nay, vốn huy động PG Bank chủ yếu là vốn ngắn hạn, vốn trung và dài hạn được huy động thông qua việc phát hành các trái phiếu, tuy nhiên việc sử dụng công cụ huy động bằng trái phiếu không phải lúc nào cũng mang hiệu quả cao. Nếu có thị trường trái phiếu hoạt động tốt thì việc phát hành và tính thanh khoản của trái phiếu sẽ được nâng cao hơn tạo nhiều hàng hóa nhiều cơng cụ huy động vốn hơn.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

NHNN là nơi hoạch định các chính sách tiền tệ quốc gia với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Do đó, NHNN cần xây dựng và điều hành một chính sách tiền tệ ổn định và hợp lý hơn. Chính sách này phải theo sát với tín hiệu của thị trường và động bộ với chính sách tài khóa. Hạn chế các can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính gây méo mó thị trường. Bởi sự quản lý chặt chẽ đôi khi vượt quá sự cần thiết vào hoạt động của ngân hàng sẽ tạo khó khăn cho các ngân hàng, từ đó nảy sinh các tiêu cực và cạnh tranh khơng lành mạnh.

NHNN cũng cần có tạo điều kiện thuận lợi để nguồn vốn huy động của các NHTM được tăng trưởng và ổn định. NHNN cần phát huy vai trò quản lý Nhà nước đối với các NHTM, xúc tiến thực thi hai bộ Luật về Ngân hàng.Bên cạnh đó, cần tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra NHNN đối với các NHTM để nâng cao hiệu quả cho vay và sử dụng vốn huy động.Chẳng hạn, hàng năm 6 tháng một lần thanh tra NHNN nên có những đánh giá cơng khai hoạt động của các ngân hàng để có định hướng cho người gửi tiền.Cơng khai hoạt động của ngân hàng là một chính sách tiếp thị hữu hiệu nhất.

Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường phối hợp tốt với các ngành quản lý quỹ đầu tư nước ngoài, quỹ viện trợ từ các tổ chức Chính phủ và phi chính

phủ nước ngồi nhằm động viên mọi nguồn vốn nước ngoài vào Việt nam qua kênh hệ thống các Ngân hàng thương mại.

Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các nghiệp vụ để các NHTM có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh hiện tại, tạo nên một hệ thống Ngân hàng thương mại vững mạnh, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước.

KẾT LUẬN

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, nguồn vốn ln đóng vai trị quan trọng cho mọi hoạt động của ngân hàng. Nó quy định quy mơ, kết cấu tài sản sinh lời của ngân hàng từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tài sản, mục tiêu phát triển và an toàn. Qua nghiên cứu luận văn đã hoàn thành được một số nhiệm vụ sau:

1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn vốn và các hình thức huy động vốn của NHTM.

2. Luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của PG Bank (2008-2011) về quy mơ, cơ cấu và chi phí trong mối quan hệ với cơng tác sử dụng vốn. Luân văn chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại trong công tác huy động vốn, đồng thời chỉ ra nguyên nhân trong công tác huy động vốn.

3. Trên cơ sở các yêu cầu và định hướng hoạt động huy động vốn của PG Bank, luận văn đưa ra những đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, NHNN và các giải pháp thiết thực nhằm tăng cường huy động vốn tại PG Bank.

Giải pháp đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn

Giải pháp khẩn trương phát triển mạng lưới Phòng giao dịch Giải pháp xây dựng các chương trình Marketing hiệu quả Giải pháp thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Giải pháp nâng cao uy tín Ngân hàng

Những giải pháp này sẽ góp phần giúp cho PG Bank tăng trưởng nguồn vốn huy động trong thời gian tới nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng, an tồn và hiệu quả.

Trong q trình nghiên cứu luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ và những người quan tâm để có thể hồn thiện hơn đề tài nghiên cứu này.

Qua đây Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS.Nguyễn Thị Minh Huệ Viện Nghiên cứu Ngân hàng Đại học Kinh tế Quốc dân và các thầy cơ giáo Khoa Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Quốc gia Hà nội đã giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2012

Học viên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2004), TT49/2004/TT-BTC Hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu

quả hoạt động tài chính của các Tổ chức Tín dụng Nhà nước, Hà Nội.

2. Phan Thị Cúc (2008), Bài Tập-Bài Giảng Nghiệp vụ Ngân hàng Thương

mại Tín dụng Ngân hàng, Nxb Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Hồ Diệu (2002), Quản trị Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

4. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nxb Giao Thông Vận Tải, Hà Nội.

5. Tơ Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.

6. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

7. Trịnh Thị Hoa Mai (2004), Giáo trình Kinh tế học Tiền tệ-Ngân hàng, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Lê Thị Mận (2010), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại (Lý thuyết & Bài

tập),Nxb Lao động –Xã hội, Hà Nội

9. Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (2008,2009,2010,2011), Báo cáo

tài chính, Hà Nội.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), Thông tư 15/2009/TT- Ngân hàng

Nhà nước của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với tổ chức tín dụng, Hà Nội.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư 13/2010/TT-NHNN Quy

định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của Tổ chức Tín dụng, Hà

Nội.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 19/2010/TT-NHNN

Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Hà Nội

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Quyết định 13/2008-NHNN Ban

hành quy định về mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Thương mại, Hà Nội.

14. Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (2008,2009,2010,2011), Báo cáo

tổng kết, Hà Nội.

15. Quốc hội (2004), Luật số: 20/2004/QH11- Luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

16. Quốc hội (2010), Luật số: 47/2010/QH12- Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

17. Lê Văn Tề, Hồ Diệu (2003), Nghiệp vụ NHTM, Nxb Thống kê, Hà Nội.

18. Trịnh Quốc Trung (2010), Marketing Ngân hàng, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Trường (2005), Giải pháp mở rộng công tác Huy động vốn

tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Hải Dương, Luận

văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

20. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (2011), Báo cáo triển vọng kinh tế

Tiếng Anh

21. Frederic, S. M. (2001), Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

22. Peter, S. R. (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội. 23. http://www.Dantri.com.vn 24. http://www.vnecon.vn 25. http://www.vibonline.com.vn 26. http://www.sbv.gov.vn 27. http://www.pgbank.com.vn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w