- Thu lãi cho vay - Thu lãi thừa vốn - Thu nợ đã xử lý rủi ro - Thu khác
2.Tổng chi
- Chi trả lãi
- Chi khác
3.Lợi nhuận (chƣa lƣơng)
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Thăng Long
Qua bảng 3.6 có thể thấy, chi phí trả lãi, thu từ lãi cho vay đặc biệt là thu thừa vốn của chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và thu nhập. Tổng thu nhập, chi phí, lợi nhuận có xu hướng giảm qua các năm, điều này cũng phản ánh đúng thực tế khi mà nợ xấu có xu hướng tăng thì đồng thời tỷ lệ thu lãi thấp, chi dự phòng rủi ro cao. Hơn nữa khi thị trường vốn dần ổn định, dư nợ không tăng dẫn đến nguồn vốn dư thừa đồng nghĩa với chi phí đầu vào phải giảm, chi phí huy động giảm, vì vậy, chi trả lãi thực qua các năm thấp. Năm 2012, tổng chi phí tăng cao do phải trích dự phịng rủi ro cao, vì Agribank chi nhánh Thăng Long là chi nhánh phụ thuộc nên phải thực hiện kế hoạch do Agribank chỉ đạo.
Biểu đồ 3.4 sẽ cho ta thấy cái nhìn tổng quan hơn sự thay đổi về tổng thu nhập và chi phí qua các năm.
Hình 3.4: Doanh thu và lợi nhuận của Agribank chi nhánh Thăng Long
Năm 2011, mặc dù gặp nhiều khó khăn hơn về cơng tác nguồn vốn và cho vay, nhưng chênh lệch thu – chi chưa lương tại chi nhánh đạt 145 tỷ VND, tạm ổn định trong tình hình chung của hệ thống và địa bàn rất nhiều NHTM không đạt quỹ thu nhập. Chỉ tiêu thu lãi từ thừa vốn đạt cao 428 tỷ VND chiếm 52% tổng thu, riêng chênh lệch thu từ nguồn tiền gửi không kỳ hạn của BHXH tương đương 173
tỷ VND. Ngoài ra do phát sinh các khoản chi trả phí mơi giới huy động vốn, chi tăng do tăng lương tối thiểu.. các khoản chi của năm 2011 là cao.
Tổng thu của chi nhánh đạt 826 tỷ đồng trong năm 2011, đến năm 2012 là 499 tỷ đồng giảm 327 tỷ đồng so năm 2011, nhưng sang năm 2013 tổng thu, tăng 39 tỷ đồng, đạt 538 tỷ đồng. Tương tự như vậy thu từ lãi cho vay, thu từ điều chuyển vốn, thu ngoài cho vay vẫn tăng trong năm 2013 do chi nhánh đã triển khai đồng bộ các giải pháp có liên quan, nhất là trong cơng tác điều hành huy động vốn, tăng dư nợ. Agribank chi nhánh Thăng Long có thu nhập chủ yếu từ các hoạt động điều chuyển vốn, chiếm từ 52% đến 62% của tổng thu bởi Agribank chi nhánh Thăng Long có các nguồn tiền gửi khơng kỳ hạn rất lớn từ BHXH, kho bạc và các dự án của ODA,WB.
Tổng chi phí năm 2013 là 447 tỷ đồng, giảm 264 tỷ đồng tương đương 37%, so với tổng chi phí năm 2011 là 711 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu giảm chi trả lãi là 178 tỷ đồng. Năm 2012, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng đột biến 596 tỷ đồng, do trích dự phịng nợ xấu đối với cơng ty cổ phần xi măng Thanh Liêm. Thu nhập năm 2012 khơng bù đắp được chi phí và lợi nhuận đạt được là âm, chi nhánh không đủ lương phải vay từ Agribank. Năm 2013, chênh lệch thu chi chưa lương là 130 tỷ đồng, đảm bảo đủ lương V1+V2 toàn chi nhánh.
3.2. Thực trạng huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Thăng Long
3.2.1.Giới thiệu về sản phẩm huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thăng Long
Trước sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác, để giữ vững và tăng cường huy động vốn, Agribank chi nhánh Thăng Long đã chủ động triển khai mạnh mẽ nhiều biện pháp thu hút vốn. Ngân hàng thực hiện hầu hết các nghiệp vụ huy động vốn của NHTM với nhiều loại hình huy động đối với cả nội tệ và ngoại tệ như tiết kiệm khơng kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm dự thưởng, tiền gửi thanh tốn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi linh hoạt, tiền gửi trả lãi định kỳ, tiền gửi trả lãi sau ... với nhiều kỳ hạn. Đối tượng huy động không chỉ là các khách hàng dân cư, tổ chức
kinh tế mà còn cả các tổ chức xã hội, các quỹ....
Theo quy định của Agribank, toàn bộ các sản phẩm huy động sẽ được nghiên cứu và ban hành ở trụ sở chính Agribank. Do đó, việc huy động vốn ở các chi nhánh là quá trình tổ chức triển khai thực hiện các sản phẩm do trụ sở chính ban hành. Hệ thống cơng nghệ chỉ hỗ trợ tự động đối với các sản phẩm này. Với các nhu cầu đặc biệt của khách hàng về sản phẩm tiền gửi, các chi nhánh tự thiết kế trong khuôn khổ các quy định hiện hành và phải thực hiện theo dõi khá thủ cơng trên hệ thống. Vì
vậy, Agribank chi nhánh Thăng Long chỉ tổ chức triển khai các sản phẩm do trụ sở chính Agribank ban hành, đồng thời thiết kế một số sản phẩm đặc thù theo yêu cầu của khách hàng như tiết kiệm dự thưởng giải thưởng bằng vàng hoặc bằng hiện vật.
Bảng 3.7: Bảng so sánh sản phẩm tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân
STT Loại sản phẩm