Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 72 - 77)

11 Tiết kiệm két hợp với bảo hiểm

3.2.3.3. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Huy động vốn và sử dụng vốn là có mối liên hệ mật thiết với nhau. Các NHTM không những chỉ huy động thật nhiều vốn với lãi suất thích hợp mà cịn

phải tìm kiếm nơi để cho vay và đầu tư có hiệu quả. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng tới huy động vốn mà không cho vay và đầu tư hết thì sẽ bị ứ đọng vốn, làm giảm lợi nhuận. Ngược lại, nếu ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay và đầu tư, ngân hàng sẽ mất cơ hội mở rộng khách hàng, làm giảm uy tín của mình trên thị trường.

Tính cân đối giữa các kỳ hạn huy động vốn và kỳ hạn cho vay ra có bảo đảm khơng cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn. Nếu huy động vốn ngắn hạn nhiều để cho vay dài hạn sẽ có rủi ro nhiều như mất khả năng thanh tốn, hơn nữa về mặt kinh tế chưa chắc đã hiệu quả vì huy động ngắn hạn phải trích lập các quỹ dự phịng với tỷ lệ cao, mà khoản này khơng sinh lời, trong khi huy động dài hạn thì khơng phải trích lập hoặc trích lập với tỷ lệ thấp mà vẫn có thể được phép sử dụng 100 % vốn.

Bảng 3.13: Tình hình huy động, sử dụng vốn trung và dài hạn

Năm Chỉ tiêu 1.Sử dụng vốn trung, dài hạn % tăng, giảm 2.Nguồn vốn trung và dài hạn % tăng, giảm 3.Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn trung, dài

Long tập trung chủ yếu vào các dự án đầu tư trong các lĩnh vực đóng tàu, sản xuất xi măng, dự án thuỷ điện…Năm 2012 , dư nợ cho vay

trung, dài hạn là 1,394.8 tỷ đồng, giảm 20.6% so với năm 2011, nguyên nhân là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho các dự án thực hiện không đúng theo tiến độ, việc giải ngân của chi nhánh cũng gặp rất nhiều khó khăn do việc thực hiện thắt chặt tiền tệ theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và Agribank. Tuy nhiên, dư nợ năm 2013 đã tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2012. Tỷ lệ sử dụng vốn trung, dài hạn của chi nhánh là khá cao, năm 2011 là hơn 100%, các năm 2012, 2013 đều trên 60%, có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn trung, dài hạn là khá cao.

Bảng 3.14: Tình hình huy động, sử dụng vốn ngắn hạn Năm Chỉ tiêu 1.Sử dụng vốn ngắn hạn % tăng, giảm 2.Nguồn vốn ngắn hạn % tăng, giảm 3.Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánhThăng Long

Tại Agribank chi nhánh Thăng Long, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn chưa cao, có xu hướng giảm dần (năm 2012 giảm 22% so với năm 2011, dư nợ ngắn hạn năm 2013 giảm mạnh (-31.4%) so với thời điểm cuối năm 2012) do chi nhánh xếp hạng C nên mức phán quyết của Giám đốc thấp, nhiều khách hàng lớn đã chuyển sang ngân hàng khác; chi nhánh cũng tập trung cán bộ vào xử lý nợ xấu, chưa tập trung tăng trưởng tín dụng mới. Ngồi ra do tình hình kinh tế chung khó khăn, một số

quy mô sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp phải ngừng sản xuất dẫn đến phá sản, giải thể; tư tưởng cán bộ còn lo ngại, sợ

trách nhiệm khi cho vay.

Tuy tỷ lệ sử dụng vốn tại Agribank chi nhánh Thăng Long thấp nhưng trên thực tế do đặc thù của hệ thống Agribank là thực hiện việc điều chuyển vốn giữa các chi nhánh trong hệ thống nên Agribank chi nhánh Thăng Long, trong những năm qua, đã giúp Agribank thực hiện tốt việc điều chuyển vốn nội bộ và đã thu được một phần lãi cho vay đối với trụ sở chính. Tuy tổng nguồn vốn lớn, song tỷ trọng nguồn vốn khơng kỳ hạn của Agribank chi nhánhThăng Long lớn, vì vậy số lượng vốn thực sự để chi nhánh sử dụng cho hoạt động tín dụng là khơng lớn và không ổn định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w