Quy định về kiểm soát hành vi tập trung kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực NH 473 (Trang 35 - 39)

6. Nội dung của khóa luận

2.1. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG LĨNH

2.1.2. Quy định về kiểm soát hành vi tập trung kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng

ngân hàng

Vấn đề TTKT nói chung và trong LVNH nói riêng được nhiều quy định điều chỉnh nằm rải rác từ luật chung tới luật chuyên ngành. Đầu tiên là Bộ luật Dân sự 2015 quy định tại các Điều 88, 89 quy định chung về vấn đề hợp nhất và sáp nhập pháp nhân. Chi tiết hơn một chút thì tìm tới các quy định trong Luật Doanh nghiệp, ở đó quy định cụ thể về khái niệm cũng như phạm vi của các hoạt động sáp nhập, hợp nhất. Trong LCTCTD cũng có quy định đến vấn đề TTKT, nhưng ở đấy TTKT là một phần thuộc mục tổ chức lại Tổ chức tín dụng. Các quy định ở đây hướng tới các tổ chức tín dụng đặc biệt là các NH hoạt động khơng hiệu quả, thuộc vào diện kiểm sốt đặc biệt nhưng vẫn khơng thể tự phục hồi được thì buộc lịng phải tìm đến những phương án phục hồi hiệu quả hơn trong đó có phương án sáp nhập, hợp nhất để cứu các NH khỏi bờ vực sụp đổ. Phương án ấy sẽ được NH Nhà nước hoặc Chính phủ xem xét thơng qua. Mục tiêu cuối cùng là tránh việc phá sản của NH là chính, nâng cao sức cạnh tranh và sức sống là phần phụ.

Dưới khía cạnh cạnh tranh, các doanh nghiệp tiến hành TTKT khơng chỉ vì tránh khả năng sụp đổ của một doanh nghiệp, TTKT cịn là vì mục tiêu tăng năng lực cạnh tranh, nắm thế thống lĩnh trên thị trường. Điều này có ảnh hưởng lớn đến khơng chỉ các doanh nghiệp trực tiếp tham gia mà còn ảnh hưởng phạm vi rộng trong ngành. Đặc biệt LVNH, mức độ rủi ro mang tính hệ thống là lớn thì hoạt động TTKT phải đặt dưới sự quan tâm của toàn ngành cũng như của cả một nền kinh tế.

LCT 2018 dành hẳn một chương để điều chỉnh về kiểm soát hành vi TTKT. Trước hết, Điều 30 LCT quy định: “Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam ”. sẽ thuộc trường hợp TTKT bị cấm.

Theo đó, một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước là việc tiến hành đánh giá tác động của TTKT cũng như khả năng gây tác động mà TTKT mang đến. để từ đấy đưa ra quyết định có nên cho các doanh nghiệp TTKT hay không? Hay là việc quy định rõ hoạt động TTKT nào thì phải tiến hành xin phép cũng như thơng báo đến UBCTQG. Đồng thời luật cũng chỉ ra hành vi nào vi phạm quy định TTKT

khi các doanh nghiệp nói chung cũng như NH nói riêng trong hoạt động TTKT. Chi tiết như sau:

Thứ nhất, tại Điều 31 LCT 2018 quy định về các yếu tố để đánh giá tác động

gây cạnh tranh mà khi doanh nghiệp bất kì kể cả NH khi tiến hành TTKT, bao gồm:

“a) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;

b) Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;

c) Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau;

d) Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan; đ) Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu một cách đáng kể;

e) Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường;

g) Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.”

Việc đánh giá này là dựa trên một yếu tố kể trên hoặc là sự kết hợp của những yếu tố trên, điều này nhìn thấy được điều mà các cơ quan nhà nước quan tâm là việc đánh giá tác động mà TTKT mang lại. Điều này sẽ quyết định cho việc có doanh nghiệp có được tập trung hay không. Các NH cũng không hề ngoại lệ, muốn TTKT đều sẽ trải qua bước này để nhìn nhận xem sự ảnh hưởng sau cùng tích cực nhiều hay tiêu cực nhiều.

Thứ hai, nếu trước đây khi doanh nghiệp TTKT, LCT quy định: “Các doanh

nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thơng báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành TTKT.” Nhưng hiện nay, để xem xét doanh nghiệp có

phải thực hiện thơng báo TTKT hay khơng thì khơng dừng lại ở việc xem xét mỗi tiêu chí thị phần kết hợp. Khoản 2 Điều 33 LCT 2018 quy định ngưỡng phải thông báo sẽ xác định dựa trên:

“a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia TTKT; b) Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia TTKT; c) Giá trị giao dịch của TTKT;

d) Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia TTKT.”

Điều này cho thấy, hoạt động thông báo vừa được thắt chặt và chi tiết hơn khi TTKT nhưng lại cho thấy được sự tự do nhất định cho các doanh nghiệp, chưa đạt ngưỡng thông báo sẽ không cần thông báo. Đây dường như là một sự tiến bộ nhất định của quy định luật cũng như nhìn thấy sự linh hoạt nhất định của LCT.

Như vậy, có thể thấy được tác động cạnh tranh trong hoạt động TTKT luôn được đề cao. Các quy định của luật lần lượt quy định từng vấn đề chi tiết trong hoạt động tập trung. Và cũng nhận thấy rằng, TTKT trong LVNH ngồi sự quản lí của UBCTQG thì cịn có NH Nhà nước và Chính phủ, bởi có lẽ tập trung khơng đơn thuần là tập trung mà hệ quả không dừng lại ở các NH tập trung mà là cả nền kinh tế này.

2.1.3. Quy định về kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng

Kiểm soát hành vi CTKLM là một trong những vấn đề cốt lõi mà Nhà nước ln hướng tới để tìm cách điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

Thứ nhất, xét về thực trạng số lượng điều luật quy định điều chỉnh về hành vi

CTKLM trong LCT. Ở trên đã phân tích về thực trạng quy định về hành vi HCCT thì nhận thấy luật dường như vơ cùng quan tâm, ưu tiên đến vấn đề này. Còn đối với các quy phạm điều chỉnh về và hành vi CTKLM cũng được quy định nhưng số lượng có vẻ chưa được nhiều. Cụ thể, về số lượng các điều luật về hành vi CTKLM chỉ là 10 điều từ Điều 39 đến Điều 48. Số lượng này là quá ít nếu đem so với số lượng 31 điều quy định về hành vi HCCT ở trên.

Xét đến nội dung các quy định về hành vi CTKLM trong LCT thì thấy rằng luật đã có giải thích thế nào là hành vi CTKLM nhưng cịn khá trừu tượng. Xuất phát từ tính trừu tượng cùng với khó xác định và mang tính định tính “có thể bị quy kết là CTKLM” cần phải được nghiên cứu và quy định cụ thể hơn. Bởi lẽ, giải thích và xác định được một hành vi có phải là hành vi CTKLM hay khơng phụ thuộc vào cách thức giải thích của cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc cạnh tranh. Thực trạng trên càng

làm cho các quy định pháp luật về chống CTKLM khó đi vào cuộc sống. Tuy nhiên nhà nước cũng đã và từng bước nỗ lực hồn thiện quy định để chặt chẽ trong kiểm sốt hành vi CTKLM theo hướng bỏ đi sự chồng chéo, xung đột của các quy định pháp luật mang lại sự thống nhất cho cả hệ thống pháp luật, dễ dàng áp dụng vào thực tiễn cuộc sống và cũng phù hợp với xu thế quốc tế hóa, khơng đi ngược với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Thứ hai, về thực trạng quy định về hành vi CTKLM trong pháp luật NH. Ngay

từ khi bắt đầu chuyển đổi từ mơ hình NH một cấp sang NH hai cấp thì vấn đề chống CTKLM trong lĩnh vực NH là vấn đề luôn Nhà nước quan tâm, song vẫn có sự khác biệt khá lớn về phương thức chống hành vi CTKLM trong LVNH.

Ở giai đoạn đầu chuyển đổi sang mơ hình NH hai cấp, Nhà nước đã rất thận trọng trong việc xác định nội dung quyền “kinh doanh NH” của các đơn vị được thí điểm. Pháp lệnh NH thương mại, Hợp tác xã tín dụng và Cơng ty tài chính ngày 23/05/1990 của Hội đồng Nhà nước (nay là Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đã có nhiều quy định hướng tới việc bảo đảm mơi trường kinh doanh bình đẳng giữa các tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh NH. Dù Pháp lệnh này không trực tiếp sử dụng thuật ngữ CTKLM trong hoạt động NH mà sử dụng từ “cấm”, nhưng nội dung chính yếu của nó đã đề cập được đến cả hai nội dung là: “chống hành vi HCCT” và “chống hành vi CTKLM”.

Theo quy định tại Điều 29 Pháp lệnh NH thương mại, Hợp tác xã tín dụng và Cơng ty tài chính “Cấm tổ chức tín dụng tham gia vào các hợp đồng hoặc sử dụng những cách thức nhằm giành cho mình vị trí khống chế trên thị trường tiền tệ, tài chính, ngoại hối, hoặc giành ưu thế không công bằng đối với bên thứ ba hay các tổ chức tín dụng khác”. Có thể coi Điều 29 Pháp lệnh NH thương mại, Hợp tác xã tín dụng và Cơng ty tài chính là quy định đặt nền móng cho tư tưởng về chống CTKLM trong hoạt động NH khi khẳng định cấm “giành ưu thế không công bằng đối với bên thứ ba hay các tổ chức tín dụng khác” -là những đối tượng sẽ bị thiệt hại từ hành vi giành ưu thế không công bằng đối với bên thứ ba hay các tổ chức tín dụng khác của tổ chức tín dụng. Nói như cách gọi ngày nay, việc cấm tổ chức tín dụng có hành vi “giành ưu thế không công bằng đối với bên thứ ba hay các tổ chức tín dụng khác” là biểu hiện đặc trưng của hành vi CTKLM, bởi lẽ khi tổ chức tín dụng có hành vi “giành ưu thế khơng cơng bằng đối với bên thứ ba hay các tổ chức tín dụng khác” cũng có

nghĩa là nó đã dành ưu thế một cách không trung thực, không công bằng, không đàng hoàng như yêu cầu của tiêu chuẩn thị trường tối thiểu.

Tại điều 9 LCTCTD 2010 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định về hợp tác và cạnh tranh trong LVNH như sau: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được

hợp tác và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.” Như vậy, các NH được phép tiến hành hợp tác và cạnh tranh

theo quy định. Tuy nhiên luật cũng thể hiện rõ việc nghiêm cấm các NH tiến hàng các hành vi gây HCCT hay các hoạt động CTKLM khác gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại tới việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia cũng như đảm bảo an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước của xã hội, hay quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác trên thị trường. Hành vi CTKLM bao gồm:

Một phần của tài liệu Pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực NH 473 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w