6. Nội dung của khóa luận
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
LUẬT CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM
3.2.1. Hoàn thiện các quy định về căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnhtranh trong lĩnh vực ngân hàng tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Hành vi HCCT trong lĩnh vực NH có mức độ nghiêm trọng vơ cùng lớn tới thị trường cũng như nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay các quy định làm căn cứ để cơ quan
chức năng xác định được hành vi HCTT lại chưa thực sự rõ ràng. Để tạo nên một môi trường kinh doanh ngân hàng có hoạt động cạnh tranh lành mạnh thì phải hoàn thiện hơn nữa các quy định liên quan đến việc xác định hành vi HCTT. Cạnh tranh vốn là động lực to lớn cho sự vận động và phát triển của mỗi doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp thay vì cố gắng tăng sức mạnh nội tại, tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ thì lại tiến hành bắt tay với nhau đưa ra những thỏa thuận gây mất ổn định thị trường. Vì lợi ích mà doanh nghiệp có thể sẵn sàng bất chấp những hành vi tiêu cực, vi phạm PLCT để mang về lợi nhuận lớn nhất bất kể có ảnh hưởng tới lợi ích nhân dân, lợi ích xã hội hay không. Người tiêu dùng luôn ở thế yếu so với bê cung cấp dịch vụ, ở đây là các NH, vì thế cần phải có cơ chế quy định rõ ràng đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Đầu tiên phải là quy định về xác định hành vi HCCT, vì nếu khơng xác định được hành vi thì khơng thể nào kiểm soát, điều chỉnh chứ đừng nhắc đến hoạt động xử lý. Đồng thời, các quy định về căn cứ xác định hành vi HCCT góp phần bảo vệ các NH, đặc biệt là những NH thương mại quy mô nhỏ và yếu thế hơn.
Hướng tới mục tiêu “hoàn thiện các quy định về căn cứ xác định hành vi HCCT” nhưng phải đảm bảo cho các cá nhân, tổ chức quyền tự do kinh doanh hợp lý. Để được như vậy, với định hướng xây dựng các quy định của LCT phải có được sự thống nhất với chính sách, đường lối của Đảng đưa đến một sự đồng bộ từ trên xuống dưới.
Hơn hết “Các quy định về căn cứ xác định hành vi HCCT” khi ban hành ra phải áp dụng được vào thực tế, tôn trọng nguyên tắc ban hành pháp luật là “tính khả thi” và thực hiện được”. Đồng thời, khi xây dựng quy định phải dựa trên thực tế của nền kinh tế, chính trị của Việt Nam, có thể tham khảo pháp luật các nước phát triển nhưng đảm bảo sự phù hợp chứ không phải “sao chép mù quáng”.
Quan trọng nhất, xây dựng “Các quy định về căn cứ xác định hành vi HCCT” phải đảm bảo dung hòa quyền và lợi ích giữa các chủ thể trên thị trường và lợi ích chung của Nhà nước. Những căn cứ dùng để xác định hành vi HCCT phải có tính chính xác, tính phù hợp với thực tế và là cơ sở để cơ quan quản lý cạnh tranh xác định được đâu là những hành vi HCCT bị cấm, bị kiểm soát hay thuộc trường hợp HCTT được miễn trừ.
Hiện nay chưa có PLCT để áp dụng riêng cho ngành NH mà phải áp dụng LCT chung. Tuy nhiên hành vi hạn chế cạnh tranh trong mỗi ngành sẽ mang đặc thù khác
nhau và tạo ra hệ quả khác nhau, như vậy Điều 11, Điều 12 của LCT hiện hành 2018 chưa thể thỏa mãn toàn bộ khi đưa vào điều chỉnh trong hoạt động NH. Cần ban hành Nghị định hướng dẫn riêng, và quy định rõ những thỏa thuận nào thì là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, ví dụ như “thỏa thuận ấn định lãi suất” nhưng ấn định mức nào thì xem là vi phạm hay chỉ cần ấn định là vi phạm? Đối với ngành này, thấy rằng phải ấn định vượt qua khung mà NHNN quy định mới xem là vi phạm. Ản định lãi suất có lẽ là hoạt động cần chú tâm nhất bên cạnh các thỏa thuận khác như phân chia thị trường, phân chia khách hàng, thỏa thuận hạn chế khoa học-cơng nghệ; ...
Ngồi ra, với tình hình hội nhập quốc tế sâu và rộng trên mọi mặt như hiện nay thì “Căn cứ xác định hành vi HCCT” theo LCT Việt Nam phải phù hợp và có độ tương thích với pháp luật trong khu vực và quốc tế.
3.2.2. Hồn thiện các quy định về kiểm sốt hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng
Thứ nhất, tạo lập cơ sở pháp lý cho việc sử dụng tập quán, chuẩn mực thông
thường về đạo đức kinh doanh trong việc xác định và chống hành vi CTKLM bên cạnh những quy định pháp luật được cơ quan lập pháp ban hành là mở rộng hành lang pháp lý, góp phần tạo hiệu quả cao trong việc điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hoạt động cạnh tranh của các NH.
Hiện tại pháp luật mới chỉ quy định về đạo đức xã hội trong Bộ luật Dân sự 2015, nhưng chưa có quy định chi tiết về về đạo đức trong kinh doanh. Theo đó, “đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tơn trọng”. Cịn đối với tập quán trong hoạt động NH thì tại Khoản 4 Điều 3 LCTCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định: “Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngân hàng được quyền thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại, bao gồm: a) Tập quán thương mại quốc tế do Phòng thương mại quốc tế ban hành; b) Tập quán thương mại khác không trái với pháp luật của Việt Nam’”.
Như vậy cho thấy, đạo đức trong kinh doanh chưa thực sự được xem trọng, hoặc có thể mọi người nghĩ rằng đạo đức là lương tâm điều chỉnh, nhưng pháp luật là sự kết hợp giữa tình và lý. Bởi thế, cần dùng đạo đức như một cây thước nắn những người kinh doanh hoạt động NH không trái lương tâm, và việc làm trái đạo đức không
chỉ dừng lại ở sự phán xét dư luận và sẽ phải chịu phạt thích đáng mang tính cưỡng chế. Còn đối với tập quán pháp, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận việc áp dụng tập quán trong kinh doanh NH, nhưng những tập quán do Phòng thương mại quốc tế ban hành và những tập quán thương mại không trái với pháp luật Việt Nam được hiểu và vận dụng như thế nào để áp dụng và giải quyết các vụ việc CTKLM ở Việt Nam là rất khó khăn. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 thì tập qn thương mại là: “thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.” Để áp dụng được tập quán thương mại trong kinh doanh phải thỏa mãn điều kiện:
“- Khơng có quy định pháp luật;
- Các bên khơng có thoả thuận;
- Khơng có thói quen đã được thiết lập giữa các bên;
- Không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật Thương mại và trong Bộ luật Dân sự. ”6
Để có được đạo đức kinh doanh, tập quán kinh doanh, nền kinh tế thị trường của các quốc gia cần phải có thời gian phát triển đủ dài mới có thể tích lũy được kinh nghiệm, những quy luật, những hành xử đẹp trong kinh doanh của doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh mà một NH thương mại cần đến để có thể thành cơng cạnh tranh tìm chỗ đứng cho mình đó là tính trung thực; tính cơng bằng; tính tin cậy; đúng pháp luật; tính minh bạch và trách nhiệm xã hội. Như vậy, bên cạnh hoàn thiện các quy phạm PLCT, nhà nước cũng cần đề cao và tạo lập cho việc sử dụng đạo đức kinh doanh và tập quán một cách hiệu quả hơn. Kiến nghị xây dựng nội dung Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh trong hoạt động NH
Thứ hai, cụ thể hóa hành vi CTKLM
Nghiên cứu kinh nghiệm quy định về hành vi CTKLM của một số quốc gia khác nhau cho thấy, cụ thể hóa hành vi CTKLM đối với một số lĩnh vực như hoạt động cấp tín dụng và hoạt động quảng cáo trong hoạt động NH là phù hợp vì nó vẫn bảo đảm LCT là luật chung áp dụng đối với mọi chủ thể kinh doanh khơng có sự khác biệt, vừa thể hiện được nét đặc thù của hành vi CTKLM trong hoạt động NH.
LCTCTD và văn bản quy định cụ thể về hành vi CTKLM và hình thức xử lý các hành vi này “là cơ sở pháp lý đầu tiên và phải được áp dụng trước nhất ” khi xác định và giải quyết các vấn đề liên quan đến vụ việc CTKLM trong hoạt động NH.
Chỉ áp dụng quy định của LCT về chống hành vi CTKLM trong hoạt động NH khi LCTCTD và văn bản quy định cụ thể về hành vi CTKLM và hình thức xử lý các hành vi này khơng có quy định mà thơi.
3.2.3. Hồn thiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.
Thứ nhất, về quy định xử lý vi phạm
Từ phân tích thực trạng cho thấy, PLCT chỉ mới xử lý vi phạm bằng biện pháp hành chính, chủ yếu là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Biện pháp hình sự chưa được áp dụng để giải quyết vụ việc cạnh tranh nào trên thực tế. Đối với ngành NH, hậu quả để lại từ vi phạm cạnh tranh vơ cùng lớn, có thể làm khủng hoảng cả một nền kinh tế thì dường như chỉ phạt tiền thơi chưa có tính răn đe đủ mạnh làm các chủ thể trên thị trường sợ.
Theo quy định của Bộ luật Hình sự về tội vi phạm quy định về cạnh tranh hiện chưa được áp dụng trên thực tiễn. Hơn nữa đối với pháp nhân lại chưa áp dụng chế tài hình sự trong xử lý vi phạm. Nhưng pháp nhân thương mại là chủ thể chủ yếu thực hiện HCCT trên thị trường, như vậy đưa chế tài hình sự vào xử lý là khó khăn hàng đầu hiện nay mà cơ quan nhà nước đang vướng phải. Thay vì vậy, để thể hiện sự nghiêm khắc mang tính răn đe, giáo dục PLCT hướng tới áp dụng hình phạt tù để xử lý vi phạm HCCT đối với các cá nhân. Nhưng một vướng mắc khác lại xảy ra đó là việc các cá nhân lại chưa có am hiểu các quy định liên quan đến PLCT, đấy cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hành vi vi phạm diễn ra nhiều trên thực tế.
Vì thế, LCT cần có phương hướng xử lý mạnh tay hơn đối với các pháp nhân khi chưa có cơ chế áp dụng hình thức xử phạt hình sự ví dụ như tước giấy phép kinh doanh, ngừng hoạt động mãi mãi, và nâng tiền phạt lên. Còn đối với các cá nhân nên mở các lớp đào tạo ngắn hạn để phổ biến pháp luật trước khi đi vào kinh doanh trực tiếp trên thị trường.
Thứ hai, về cơ quan quản lý cạnh tranh
Hiện nay, mơ hình cơ quan cạnh tranh đang dần xây dựng và hoàn thiện hơn theo quy định tai LCT 2018. Sự đổi mới trong mơ hình hy vọng sẽ đem lại những bước
ngoặt lớn trong cơng tác kiểm sốt, quản lý và xử lý vi phạm đối với hoạt động cạnh tranh. Thay vì là Cục như ngày trước thì hiện nay đã đổi từ Cục thành Ủy ban, phần nào cho thấy vai trò quan trọng và sự độc lập dần của cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh. Tuy chỉ mới trong giai đoạn đầu của sự thay đổi thì cũng thể hiện được mong muốn sửa đổi những hạn chế và bất cập của mơ hình cũ. Tuy nhiên, cần nhanh chóng xây dựng Nghị định về “hướng dẫn chi tiết phù hợp tạo hành lang pháp lý cho mơ hình hoạt động của UBCTQG Việt Nam”, để có thể đảm bảo với mục đích thay đổi ban đầu là cải thiện tính độc lập, tự chủ của một cơ quan quản lý cạnh tranh cần có.
Cần bổ sung quy định thể hiện sự cần thiết phối hợp giữa NH Nhà nước và UNCTQG trong việc điều tra các vụ việc CTKLM trong trường hợp có khiếu nại về hành vi CTKLM trong hoạt động NH của các NH thương được gửi đến. Theo đó, Cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến đơn khiếu nại yêu cầu giải quyết vụ việc CTKLM trong hoạt động NH cho NH Nhà nước Việt Nam thông qua “Cơ quan Thanh tra, Giám sát NH”. Dựa vào đó, NH Nhà nước sẽ phối hợp về mặt chuyên môn, nghiệp vụ NH với Cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh khi tiến hành điều tra vụ việc CTKLM trong hoạt động NH. Trên cơ sở kết luận điều tra thì quyết định giải quyết vụ việc sẽ do Cơ quan quản lý Cạnh tranh tiến hành, đảm bảo tuân theo quy định của PLCT.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂNHÀNGỞVIỆT NAM