6. Nội dung của khóa luận
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG
TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM
Nhìn nhận thấy những vấn đề bất cập trong các quy định về pháp luật cạnh tranh điều chỉnh các vấn đề liên quan tới hoạt động NH. Hoạt động NH mang những đặc thù riêng biệt không thể lấy những quy định chung chung vào để áp dụng xử lý. Có những hành vi nếu ở trong lĩnh vực khác có thể khơng xem là cạnh tranh khơng lành mạnh nhưng với NH nó có thể là hành vi cạnh tranh cần ngăn cản như ví dụ thực tiễn đem tiền của NH mình sang NH khác để gửi nhằm lấy lãi suất chênh lệch. Hoặc hoạt động chạy đua lãi suất, nó cũng giống như hoạt động bán hàng với giá thấp hơn so với giá trị của hàng hóa, điều này cần xác định lại để đưa ra quy định thật hợp lý hơn. Với quan điểm là pháp luật còn lỗ hổng hành vi vi phạm vẫn sẽ diễn ra nên cần có những hồn thiện nhất định trong quy định như sau:
Thứ nhất, phương hướng hoàn thiện các quy định của PLCT trong LVNH là
thiết lập một hành lang pháp lý cho việc chống các hành vi vi phạm PLCT trong LVNH theo nguyên tắc chung vốn có của thị trường và hướng tới đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng giữa các NH khơng ưu tiên hơn đối với NH thương mại nhà nước dẫn tới không công bằng cho các NH thương mại cổ phần. Phải nỗ lực để tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh mà ở đó chỉ dùng năng lực nội tại để tiến hành cạnh tranh trong khn khổ pháp luật cho phép, có như vậy cạnh tranh mới phát huy được vai trị to lớn là động lực của sự phát triển. Mơi trường ngành NH có mức độ tự do nhất định dưới giới hạn cho phép của Nhà nước thì đó mới thực sự là mơi trường lý tưởng nhất đảm bảo quyền và những lợi ích hợp pháp của các chủ thể trên thị trường.
Từ giai đoạn mơ hình NH chuyển sang mơ hình NH hai cấp thì thị trường NH Việt Nam cũng mới được xem là chính thức hình thành. Hiện nay thì NH có thể chia làm các Khối như dưới đây:
- Khối NH thương mại Nhà nước - Khối NH thương mại cổ phần - Khối NH liên doanh
- NH 100% vốn nước ngoài
Thực tiễn nhận thấy rằng, LVNH ở Việt Nam hiện đang cạnh tranh “gay gắt” giữa các NH thương mại thuộc cùng một khối với nhau, giữa NH thương mại trong nước với NH thương mại nước ngồi mà cịn giữa các khối NH với nhau nhằm từng bước khẳng định vị trí cũng như chiếm trọn lịng tin của khách hàng.
Chính vì cạnh tranh càng khốc liệt, càng biến đổi nhiều thì càng khó quản lý. Việc ban hành các quy định điều chỉnh cũng sẽ khơng hề dễ dàng và có phần khó hơn so với các ngành luật khác. Như vậy thấy được, vì sự biến đổi linh hoạt của các hành vi cạnh tranh nên các quy phạm PLCT cũng ban hành những quy định thật linh hoạt, mặc dù điều đấy là hơi khó vì pháp luật là thước đo, là khn khổ.
Việc hồn thiện PLCT chống CTKLM trong LVNH thực chất là tạo lập công cụ nhằm xây dựng mơi trường kinh doanh NH an tồn, minh bạch, lành mạnh. Các quy định pháp luật chống CTKLM trong LVNH sẽ trở thành công cụ pháp lý cho việc loại bỏ các biểu hiện CTKLM trong LVNH, tạo lập cơ sở pháp lý để tiến hành yêu cầu tòa án nhân dân thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại bởi các hành vi CTKLM. Việc xử lý theo quy định của luật các hành vi CTKLM sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo lập niềm tin của Nhân dân vào hệ thống NH của Việt Nam, thu hút được các nhà đầu tư đầu tư vốn vào LVNH.
Thứ hai, đưa ra những quy định để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của NH,
khách hàng trước hành vi thỏa thuận HCCT hay CTKLM trong hoạt động NH.
Để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của NH - chủ thể kinh doanh cũng như khách hàng sử dụng dịch vụ, pháp luật kinh doanh NH quy định nhiều nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong kinh doanh như: “Tổ chức khơng phải là tổ chức tín dụng khơng được phép sử dụng cụm từ hoặc thuật ngữ tổ chức tín dụng, ngân hàng, cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính hoặc các cụm từ, thuật ngữ khác trong tên của tổ chức, chức danh hoặc trong các phần phụ thêm của tên, chức danh hoặc trong giấy tờ giao dịch hoặc quảng cáo của mình nếu việc sử dụng cụm từ, thuật ngữ đó có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng về việc tổ chức của mình là một tổ chức tín dụng”5; trách nhiệm bảo vệ quyền lợi khách hàng, cung cấp thông tin và bảo mật thông tin khách hàng; đảm bảo về quyền được “thỏa thuận về lãi suất và mức phí cấp tín dụng” trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng và khách hàng theo quy định của pháp luật... Các quy định
này đã tạo lập cơ sở pháp lý cho tổ chức tín dụng và khách hàng bảo vệ quyền và các lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia vào các quan hệ kinh doanh.
Để bảo vệ quyền lợi của mình và của khách hàng trước các hành vi CTKLM trong kinh doanh, các NH thương mại có thể tự bảo vệ mình hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, CTKLM chung, CTKLM trong hoạt động NH của các NH thương mại nói riêng về bản chất là những hành vi CTKLM, không trung thực, không đẹp nhưng hiểu như thế nào là khơng trung thực, khơng lành mạnh, khơng đẹp thì cần có cơ sở, đó có thể là quy định pháp luật cũng có thể hệ thống chuẩn mực đạo đức kinh doanh đã được thừa nhận rộng rãi. Do vậy, hoàn thiện pháp luật chống CTKLM trong hoạt động NH của các NH thương mại là cơ sở cho việc xử lý các vướng mắc về CTKLM trong thực tiễn và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do hành vi CTKLM trong hoạt động NH. Hoàn thiện pháp luật, bước khởi đầu quan trọng cho việc xây dựng chuẩn mực pháp lý về kinh doanh NH lành mạnh.
Thứ ba, từ phân tích các vấn đề hiện trạng của LCT trong lĩnh vực thấy rằng
cần nâng cao hơn nữa hiệu quả của pháp luật trong điều chỉnh hoạt động cạnh tranh của các NH. Giải quyết tốt vấn đề mối quan hệ giữa LCT và LCTCTD trong điều chỉnh hành vi cạnh tranh trái luật trong LVNH. Để làm rõ thêm về mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng trong điều chỉnh hành vi cạnh tranh trong LVNH cần xác định ranh giới của pháp luật chống hành vi thỏa thuận HCCT và CTKLM trong hoạt động NH là thuộc lĩnh vực luật công hay luật tư. Trong định hướng giải quyết mối quan hệ giữa luật công và luật tư, trong LVNH nên đi theo hướng kết hợp giữa luật cơng và luật tư, trong đó ghi nhận quyền tham gia hoặc phối hợp với Cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc có quyền độc lập điều tra hành vi CTKLM trong hoạt động NH là cần thiết làm cơ sở cho NH Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính và người bị thiệt hại có cơ sở để kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi CTKLM trong LVNH gây ra.