6. Nội dung của khóa luận
2.1. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG LĨNH
2.1.3.2. Lôi kéo khách hàng bất chính
Theo khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005 quy định: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.” Nói cách khác, khuyến mại là phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng để cạnh tranh với nhau trên thị trường nhằm kéo khách hàng về phía mình. Trên thực tế các hoạt động khuyến mại dành cho khách hàng điển hình như giảm giá hàng bán, dịch vụ; tặng quà tặng kèm; ... Tuy nhiên, những hoạt động này đều sẽ được pháp luật điều chỉnh trong khuôn khổ cho phép, thể hiện rõ trong Điều 100 Luật Thương mại 2005 về các hoạt động khuyến mại bị cấm. Đối việc làm rõ thế nào là khuyến mại bị cấm trong LVNH thì thực tế là chưa có. Vì vậy, về ngun tắc nếu khơng có luật chun ngành điều chỉnh riêng thì việc xác định này phải căn cứ vào các chỉ dẫn tại Điều 100 Luật Thương mại 2005 và Điều 45 LCT năm 2018 về hành vi khuyến mại để CTKLM. Một trong những cơng cụ điển hình mà các NH sử dụng để xúc tiến thương mại chính là lãi suất. Trong quá khứ đã từng xuất hiện những sự kiện NH thương mại lạm dụng công cụ lãi suất để tiến hành cạnh tranh trong công cuộc huy động vốn cũng như là cho vay, làm ảnh hưởng đến kết quả tài chính. Hoặc tiến hành thu hút khách hàng bằng cách “nới lỏng” điều kiện cho vay, điều này là vô cùng nguy hiểm, hậu quả có thể là cho vay nhưng khơng thể thu hồi. Việc mù quáng chạy đua này có thể gây suy giảm kinh tế, cầu vốn tín dụng nhỏ hơn cung vốn tín dụng, gây mất cân bằng trên thị trường NH. Từ đó, khơng cịn đơn thuần là hoạt động khuyến mại để tăng sức cạnh tranh nữa mà trở thành hành vi “lơi kéo khách hàng bất chính” theo quy định tại khoản 5 Điều 45 LCT 2018, là hành vi CTKLM điển hình.