6. Nội dung của khóa luận
2.2 THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG LĨNH Vực
2.2.1. Diễn biến hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Thực tế cho thấy rằng không một lĩnh vực nào mà không tồn tại hoạt động cạnh tranh, chỉ là mức cạnh tranh nhiều ít khác nhau tùy mà thơi. NH không phải là ngoại lệ, ở từng giai đoạn khác nhau của lịch sử mà mức độ khốc liệt của cạnh tranh cũng khác nhau. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế phát triển theo định hướng thị trường, sự quốc tế hóa và hội nhập sâu rộng thì càng đẩy tình hình cạnh tranh trên thị trường
ngày càng thực chất hơn. Trong đó, nổi bật lên là hoạt động cạnh tranh giữa các NH với nhau. Các NH tiến hành hơn thua với nhau về chất lượng dịch vụ NH và những tiện ích từ dịch vụ NH; cạnh tranh trong việc đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn, hơn hết, các NH cịn thể hiện độ lớn mạnh của mình khi mở rộng thị phần thông qua việc mở rộng, tăng thêm chi nhánh, văn phòng đại diện...
2.2.1.1. Thực tiễn hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Hành vi thỏa thuận HCCT trong hoạt động của NH chỉ được hình thành nếu có ít nhất hai NH thống nhất ý chí khi tham gia thỏa thuận. Điều này cũng xuất hiện khá sớm, ngay từ khi mới chuyển đổi nền kinh tế, đầu thập niên 90 các doanh nghiệp đã áp dụng hình thức thỏa thuận ấn định giá như một chiến lược kinh doanh để thu về lợi ích cho doanh nghiệp. Điển hình của trường hợp này là vào thời điểm những năm 1990, các NH quốc doanh của Việt Nam, thỏa thuận với nhau nhằm chi phối thị trường. Một số NH thương mại quốc doanh đã thỏa thuận với nhau để định giá độc quyền mức lãi suất bao gồm “lãi suất cho vay” hoặc “lãi suất huy động”. Đây được đánh giá là một loại thỏa thuận khống chế giá trên thị trường NH gây thiệt hại cho khách hàng một cách nghiêm trọng. Nhưng thời gian này LCT chưa ra đời, phải đến mãi tới năm 2004 LCT đầu tiên của Việt Nam được ban hành, đặt nền móng cơ sở để giải quyết những vấn đề vướng mắc liên quan đến hoạt động cạnh tranh có hại có các chủ thể góp mặt trên thị trường.
Dù vậy, sau khi LCT 2004 ra đời, tình trạng thỏa thuận HCCT vẫn diễn ra mà khơng có dấu hiệu giảm trong nhiều lĩnh vực bao gồm trong đó có NH. Vào tháng 3 năm 2008, Hiệp hội NH đã họp và thỏa thuận “mức trần lãi suất huy động vốn” bằng tiền đồng Việt Nam ở mức 11%/năm. Mặc dù, các NH được phép tự chủ và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, trong q trình kinh doanh các NH có quyền cạnh tranh và hợp tác với nhau, tuy nhiên việc các NH thống nhất thỏa thuận mức “trần lãi suất huy động vốn” như trên đã vi phạm PLCT và làm ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh, bởi lẽ khi thực hiện một mức lãi suất huy động vốn này thì quy luật cung - cầu của thị trường khơng cịn tác dụng, các khách hàng khơng có sự lựa chọn về các mức giá khác nhau. Trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động, theo đó, lãi suất NH cũng chịu nhiều ảnh hưởng của nền kinh tế, người dân đi gửi tiền khơng khác gì bị các NH là thành viên trong hiệp hội cùng nhau chèn ép lãi suất. Điều này sẽ
dẫn tới việc các khách hàng sẽ chọn gửi tiền ở các NH lớn và của quốc doanh, vì thế, các NH nhỏ và ít tiếng tăm sẽ gặp nhiều khó khăn. Các lý giải của đại diện Hiệp hội NH cho rằng thời điểm trước khi lãi suất huy động trên thị trường tăng lên cao, các thành viên Hiệp hội cũng muốn thống nhất một mức lãi suất thấp hơn cho doanh nghiệp vay, nhưng khi tìm hiểu thì phát hiện, nếu thỏa thuận giảm lãi suất sẽ vi phạm LCT. Vì vậy, các NH đều khơng dám thỏa thuận mà vẫn cho vay theo mức lãi suất cao như thị trường. Hay như việc thu phí các dịch vụ thẻ, nếu cơ quan quản lý đưa ra mức phí áp dụng cho dịch vụ thẻ tín dụng thì sẽ mang tính chất áp đặt, cịn nếu doanh nghiệp thống nhất trên cơ sở tính tốn các chi phí hợp lý hợp lệ thì lại vướng LCT.
Có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến thỏa thuận về lãi suất giữa các NH. Có ý kiến cho rằng thỏa thuận như vậy giữa các NH là gây thiệt hại cho người gửi tiền. Nhưng ý kiến khác lại cho rằng thỏa thuận đó nhằm ổn định lãi suất cho vay, giúp giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp vay vốn, nhằm thúc đẩy đầu tư và góp phần đạt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nư(óc... Tuy nhiên, đây chỉ là những ý kiến dưới góc độ kinh tế, chính trị. Dưới góc độ pháp lý, thỏa thuận về lãi suất giữa các NH như vậy thực chất là thỏa thuận HCCT về giá giữa các đối thủ cạnh tranh, các thỏa thuận này còn được xem là thỏa thuận HCCT theo chiều ngang.
Mặc dù lãi suất trong ngành NH rất nhạy cảm, nếu các thành viên tiến hành thỏa thuận với nhau bằng các thỏa thuận quy định tại Điều 11 LCT thì xét bản chất đấy là hành vi thỏa thuận HCCT. Nhưng để xem những thỏa thuận đó có bị cấm hay có bị xử lý khơng thì phải xem xét dưới nhiều khía cạnh nữa. Việc điều chỉnh lãi suất đối với hoạt động NH ngồi xem xét cung cầu của thị thường thì ln có sự điều chỉnh của Nhà nước. Điển hình cho điều đó là việc NH Nhà nước ban hành các văn bản quy định lãi suất, mới đây nhất thì NH Nhà nước ban hành “Quyết định 1729/QĐ-NHNH về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Vậy đặt ra một câu hỏi, nếu các
thành viên của Hiêp hội các NH tiến hành thỏa thuận mức lãi suất vẫn trong quy định thì có xem là vi phạm PLCT khơng? Dưới câu hỏi này chắc hẳn sẽ có nhiều quan điểm khác nhau. Theo tơi, đã là thỏa thuận ấn định lãi suất thì dù thế nào, với lý do gì, xét trên bản chất của thỏa thuận thì đấy vẫn là thỏa thuận HCCT.
2 1999 NHTMCP Đại Nam NHTMCPPhuong Nam Sáp nháp
ỉ 2001 NHTMCPChSu Phú NHTMCPPhuong Nam Sáp nháp
2.2.1.2. Thực tiễn hành vi tập trung kinh tế
Trong LCT có nguyên một chương điều chỉnh về TTKT, như thế có thể thấy được rằng hoạt động này tạo ra sức mạnh “cạnh tranh” vô cùng lớn cần điều chỉnh chặt chẽ. Theo khoản 1 Điều 29 LCT về TTKT, thì NH tiến hành tập trung dưới những hình thức sau:
• Mua lại NH
• Hợp nhất NH
• Sáp nhập NH
• Liên doanh giữa các NH
Tuy nhiên, trong LCT khơng phải hành vi TTKT nào cũng bị cấm. Tại Điều 30 LCT nêu rõ: “Doanh nghiệp thực hiện TTKT gây tác động hoặc có khả năng gây tác động HCCT một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.” Thực tế cho thấy trong LVNH cũng khơng cịn ít những phi vụ TTKT, vậy xem những hoạt động đó có thuộc trường hợp cấm của LCT không?
Ở nước ta những năm gần đây, số lượng NH là khơng đổi, hay nói cách khác nhà nước ta đã lâu lắm rồi không cấp phép thành lập NH mới. Nhưng những năm trở về trước khoảng giai đoạn 2005 đến 2009, nước ta với chính sách tiền tệ nới lỏng, là giai đoạn phát triển bùng nổ các NH thương mại tại Việt Nam. Với tốc độ ra đời như là xu hướng, thì đầu 2010 tổng số NH thương mại Việt Nam lên đến 42 NH. Tức là các NH đang dần nhiều lên những đối thủ trong ngành. Nhưng, một số NH được thành lập với quy mơ nhỏ, đã gặp khó khăn trong hoạt động huy động vốn và cả hoạt động cho vay, dẫn đến gặp tình trạng khó khăn trong kinh doanh, phải tự nâng cao lãi suất huy động cũng như tăng vốn huy động từ thị trường cho vay dưới chuẩn dẫn đến hậu quả tất yếu là tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhanh chóng tăng cao, thanh khoản của hệ thống bất ổn.
Đối mặt với sự non yếu tự thân cùng với sự cạnh tranh sống con với các doanh nghiệp NH khác đi kèm với tình hình kinh tế thị trường lúc bấy giờ, năm 2010 cơn bão khủng hoảng tài chính NH thế giới tràn qua, làm những cây non trong hệ thống NH Việt Nam gãy cành, bật rễ. Làn sóng du nhập các NH ngoại trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội phát triển cho những NH đã có sự chuẩn bị tốt về mặt năng lực nhưng đó cũng là thách thức, tạo ra một mơi trường cạnh tranh khốc liệt đối với hệ thống NH tại Việt Nam. Thêm vào đó, nhu cầu về dịch vụ NH hiện đại ngày càng gia tăng đã làm hệ thống NH nội địa bộc lộ nhiều hạn chế. Trong số đó với những NH có nguồn vốn nhỏ lẻ, sức cạnh tranh yếu ớt; năng lực quản trị non kém; hoạt động kinh doanh manh mún; công nghệ nghèo nàn lạc hậu; chất lượng những sản phẩm dịch vụ cung cấp ra thị trường còn khoảng cách quá xa so với dịch vụ NH hiện đại trên thế giới... Hệ quả tất yếu là nhiều NH phải đối mặt với những rủi ro lớn, đứng bên bờ vực phá sản. Đây là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến nguy cơ gây đổ vỡ hệ thống...
Đối mặt với điều này, một vài giải pháp để đưa ra để giải quyết đó là “TTKT”
phù hợp với việc là khơng cho phá sản NH. Bởi tính tới bây giờ, tại Việt Nam chưa có NH nào phá sản, điều này được nhà nước xem xét kỹ lưỡng thực hiện biện khác cứu nguy khác để tránh NH phá sản, gây hiệu ứng domino trong ngành.
6 2003 NHTlMCPNOngthOnTiyDi NHTMCPPhUdngDrtng Sáp nháp 9 2003 NHTMCPNamDo HH ErtutUiPfrtttriSn W Mua lại I
O 2004 NHTMCP NOngthOnTSnHiip NHTMCPDOngA Sáp nháp
Il 2005 Sacombank ANZ Mua lại 10⅛τrtn 2012 ThoaihSt vin 1
2 2007 NgSn hang ErtngA Crtigrouplnc Mua lại IOWrtn 1
3
2007 EximBank Sumhomo Mitsui Bank Mua lại 1596 Vfln 1
4
2007 Habubank Deutiihe Bank Mua lại 20⅛ιrtn 1
5 2008 Techcombank HSBC Mua lại 20⅛τrtn 2017 ThoaihSt vin
1
6 2008 Seabank France's Societe Generale Mua lại 15⅛τrtn 2018 ThoaihSt vin 1
7 2008 ACB Standard Chartered Bank Mua lại 15⅛τrtn 2019 ThoaihSt vin 1
8 2008 Ngàn háng PhUdng Nam UnitedOverseai Bank Mua lại 1596 Irtn 1
9 2008 VP Bank OCBC CflaSingapore Mua lại 1596 vãn 2013 ThoaihSt vin 2
0 2009 Crteanbank BNP ⅛riibas Mua lại 2096 Irtn 2017 ThoaihSt vin 2
1 2009 AnBinhBank Maybank Mua lại 2096 Irtn 2
2 2010 VIB
NgSn hSng Commomftealthof
Australia Mua lại 1596 Irtn
2
3 201 I VietinBank IFC Mua lại IO96ιrtn
2
4 201 I Vietcombank Mizuho Mua lại 15⅛ Irtn
2
5 201 I NgSn hàng E⅛ NhSt NHTMCP SSiGOn (SCE) SSpnhSp 2
6 201 I NHTMCPVNTln nghía NHTMCP SSiGon (SCK SSpnhSp 2
7 201 I NHTMCPSSi Gịn NHTMCP SSiGOn (SCK SSpnhSp
2
8 201 2 ViainBank BankofTokyo-Mrtsubishi UFJ Mua lại 2096 Irtn 2 9 201 5 N H TMCPXSy dựng VN (VNCB) NHTM TNHH MIV XSy dụng ViM Nam do NhS nuoc Srt hC∏j NHNN mua lại Vdi gia O dông 3
0 2015 NHTMCPErti Diking (Ocean Bank)
NHTMTNHHnrttthSnh ViSn Đại DUong do Nlrt nUớc ⅛i h
ũu 100⅛ιrtπ điêu IẠ NHNN mua lại Vdi gia Odflng 3
1 2015 NHTMCP Ertu khí toaneSu (GP Bank)
NHTM TNHH mọt thanh ViSn Dâu khí toan đúdo Nha nUOc
Srthtiu IflCfitvOn điíulẹ
NHNN mua lại Vdi gia Odflng 3
2 2019 BIDV KEB HanaeflaHanOirte
CựkiỂéi Mua lại 15%
Các NH tiến hành TTKT hay thực hiện hoạt động Merger and Acquisitions (Viết tắt là M&A nghĩa là Mua bán và sáp nhập). Vào những năm LCT chưa ra đời, thì các hoạt động sáp nhập đã được diễn ra, điển hình kể đến phi vụ liên quan đến NH TMCP Phương Nam. Năm 1997 NH TMCP Phương Nam tiến hành sáp nhập với NH TMCP Nông thôn Đồng Tháp thành NH TMCP Phương Nam. Nhưng ngay sau đó, năm 1999 NH TMCP Phương Nam lại tiếp tục sáp nhập với NH TMCP Đại Nam nhưng chưa dừng lại ở đó, mới vài năm ngắn đã sáp nhập liên tục 2 lần thì năm 2001 NH TMCP Phương Nam lại tiến hành sáp nhập với NH Châu Phú. Sau đó khơng lâu năm 2002, NH TMCP Phương Nam mua lại Quỹ Tín dụng Định Cơng (Hà Nội). Sang tới năm 2003, hoạt động sáp nhập của NH TMCP Phương Nam vẫn chưa dừng lại, trong năm nay, Phương Nam với NH TMCP Nông thôn Cái Sắn (Cần Thơ) lại tiến hành sáp nhập. Sau một quá trình ngắn ngủi nhưng nhiều biến động NH TMCP Phương Nam lúc đầu vốn chỉ có 1 Hội sở chính và 1 chi nhánh thì sau khi sáp nhập, quy mơ NH tăng lên một cách nhanh chóng với một hệ thống mạng lưới phát triển mạnh tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Đà Nằng, Bình Thuận. Số lượng đơn vị trong mấy năm ngắn ngủi cũng lên tới con số ấn tượng, 32 đơn vị bao gồm 1 sở giao dịch, 29 chi nhánh các loại, 1 phịng giao dịch, 1 cơng ty quản lý quỹ và khai thác tài sản. Có thể thấy kết quả sau TTKT, quy mô NH tăng cao chắc chắn sức cạnh tranh cũng khơng cịn mềm yếu như ngày xưa. Đây có lẽ là trường hợp hy hữu duy nhất tiến hành sáp nhập nhiều lần trong thời gian ngắn như vậy. Nhưng lúc này LCT chưa ra đời, vấn đề TTKT kia chỉ đơn thuần được Luật Doanh nghiệp điều chỉnh, người ta cũng chưa nhìn nhận việc tập trung đấy có yếu tố cạnh tranh gây ảnh hưởng hay không.
Năm 2004 LCT ra đời, 2005 có hiệu lực thì câu chuyện TTKT phải đi kèm với quy phạm cạnh tranh bên cạnh những quy phạm pháp luật đã có. Ngồi ra NH Nhà nước cũng ra Quyết định 1577/QĐ-NHNN ngày 09/8/2006 về việc phê duyệt Đề án cơ cấu lại NH TMCP nông thôn. Cùng thời điểm đó, sự kiện mang dấu ngoặt cho nền kinh tế Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào 7/11/2006. Dưới sự hội nhập này cùng nhiều văn bản luật mới ra đời, hoạt động TTKT NH tại Việt Nam diễn ra như một xu thế.
Nổi bật trong hoạt động TTKT lúc bấy giờ, ngành NH có một số thương vụ lớn như NH Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) được hợp nhất từ ba NH TMCP: Sài
Gịn, Đệ Nhất và Tín Nghĩa. Trụ sở đều đặt tại thành phồ Hồ chí Minh, ba NH Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gịn (SCB) lúc bấy giờ có tổng vốn điều lệ lên tới 10.600 tỷ đồng và tổng tài sản là 154.000 tỷ đồng. Qua tìm hiểu thấy rằng, tại thời điểm đó sau khi trải qua những khó khăn mà thị trường và nội tại doanh nghiệp đem lại thì cả ba NH đều gặp vấn đề về thanh khoản bởi nguyên nhân chủ yếu nhất là dùng nhiều vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Chỉ cần nguồn vốn ngắn hạn khơng cịn dồi dào thì các NH này ngay lập tức mất khả năng thanh toán tạm thời. Điều này ảnh hưởng vơ cùng lớn tới uy tín NH cũng như thực tế hoạt động kinh doanh bình thường của NH. Tại buổi họp báo giao ban báo chí của Bộ Thơng tin Truyền thơn Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói: "NH Nhà nước đã hỗ trợ thanh khoản cho cả 3 NH này, nên tình hình ổn hơn. 3 NH này đã họp và đi đến quyết định tự nguyện hợp nhất, để phát huy thế mạnh của nhau, hỗ trợ cho nhau, đồng thời tiết giảm chi phí vận hành nhằm tạo ra một NH mới vững mạnh hơn, với khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, mạng lưới rộng hơn". Như vậy cho thấy ba NH này hợp nhất với nhau là tình thế ép buộc, bởi khả năng cạnh tranh khơng đủ mạnh, nếu vẫn “tự bơi” một mình thì có thể “chết” bất cứ lúc nào và NH Nhà nước khơng phải bao giờ cũng có thể vung phao ra cứu, nguồn tiền từ NH Nhà nước cũng có giới hạn.
Tới năm 2012, dưới tình trạng thực tế của ngành NH lúc bấy giờ thì ngày 1/3/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 254/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015”. Có thể thấy ngành NH của Việt Nam cũng vừa trải qua những năm không mấy êm đẹp. Vấn đề cấp thiết