5. Kết cấu luận văn
2.3. Thực trạng rủi ro trong kinh doanh thẻ của ngân hàng TMCPÁ Châu
2.3.1. Các rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng ACB
Các rủi ro có thể xảy ra trong tất cả các khâu của q trình hoạt động của thẻ và có thể xuất phát và gây ảnh hưởng tới tất cả các chủ thể tham gia, trên thực tế ACB đã phải đối mặt với nhiều rủi ro trong cả vấn đề phát hành và thanh toán thẻ.
2.3.1.1. Rủi ro trong hoạt động phát hành thẻ Thứ nhất, giả mạo thông tin phát hành thẻ
Các cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ và thẩm định hồ sơ khách hàng, sau đó trực tiếp đề xuất hạn mức tín dụng để trình ban lãnh đạo phê duyệt. Tuy nhiên, với khối lượng công việc lớn và việc áp chỉ tiêu doanh số nên nhiều trường hợp các cán bộ có thể sai sót trong việc thẩm định và xác thực thơng tin khách hàng; từ đó, cấp hạn mức hoặc mở thẻ cho khách hàng không tương xứng nguồn trả nợ và khả năng thanh toán của khách hàng. Trong một số trường hợp, quá trình giám sát khách hàng không tốt dẫn tới việc khách hàng lạm dụng và khơng có khả năng chi trả.
Thứ hai, rủi ro giả mạo thẻ
Hiện nay, khơng chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam tình trạng sử dụng thẻ giả mạo rất phổ biến, tội phạm sẽ mua thẻ nhựa trắng và máy in thẻ, ăn cắp thông tin của khách hàng, từ những thơng tin đó, bọn tội phạm tiến hành in thẻ giả và sử dụng số PIN mà khách hàng đã cung cấp để lợi dụng chi tiêu. Các thẻ này tuy là các thẻ giả xong lại mang các thông tin và số PIN của thẻ thật, vì vậy khi thực hiện giao dịch sẽ tương thích với thơng tin thực tế của khách hàng.
Tại ngân hàng Á Châu đã từng xảy ra nhiều vụ tội phạm sử dụng thẻ giả gây thiệt hại cho ngân hàng và khách hàng. Ví dụ như: Ngày 30-12-2011, lực lượng tuần tra Cơng an quận 11 - thành phố Hồ Chí Minh đã bắt quả tang một đối tượng đang sử dụng thẻ ATM giả của ngân hàng TMCP Á Châu để rút tiền qua máy ATM. Đối tượng này mang theo 23 thẻ ATM trắng của nhiều ngân hàng khác nhau nhưng chưa ghi thông tin chủ thẻ.
Một trường hợp khác là: Murugian người Malaysia, chỉ sau 3 ngày nhập cảnh vào Việt Nam, đối tượng này đã sử dụng tới 18 thẻ ATM giả mạo rút 41 triệu đồng của ngân hàng ACB.
Từ đầu năm 2014 đến nay cơ quan chức năng cũng đã phát hiện đối tượng người nước ngoài làm giả thẻ ATM để rút trộm tiền. Ví dụ, ngày 14/3, cơng an TP HCM đã
bắt giữ đối tượng Stoyanoy Yuliyan Georgiev người Bungari tại điểm ATM của ngân hàng ACB tại đường Đỗ Quang Đẩu, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1. Khám xét trong người và tại nơi lưu trú của Stoyanoy Yuliyan Georgiev ở TP Hồ Chí Minh, cơ quan cơng an thu giữ tang vật gồm 55 triệu đồng tiền mặt, 55 thẻ tín dụng các loại, 240 thẻ các loại.
Biểu đồ 2.3.1.1: Giả mạo phát hành thẻ tín dụng quốc tế tại ngân hàng ACB
Giả mạo phát hành thẻ tín dụng quốc tế của ngân hàng ACB (triệu đồng)
(Nguồn: Báo cáo rủi ro kinh doanh thẻ của ngân hàng TMCP Á Châu)
Có thể thấy tình trạng giả mạo thẻ đã được khắc phục qua các năm, nguyên nhân là do ACB thẩm định khách hàng kỹ lưỡng hơn, trình độ cán bộ thẻ được tăng cao, ngân hàng chỉ phát hành thẻ khi xác thực đầy đủ thơng tin của khách hàng, chính vì thế mà tới năm 2015, những thiệt hại từ việc giả mạo thẻ được giảm xuống một cách đáng kể.
Để lấy thông tin từ máy ATM, loại tội phạm này sẽ cài thiết bị ghi thông tin thẻ và số PIN của chủ thẻ bằng cách dán mặt máy ATM giả lên máy ATM thật. Trước khi vào ATM thật, thẻ phải đi qua thiết bị này và mọi thông tin trên thẻ đều được ghi lại, mọi thao tác của chủ thẻ đều được lưu lại trong bộ nhớ hoặc gắn một camera ngay trên bàn phím. Sau khi có được những thơng tin trên, các đối tượng này sẽ làm các thẻ giả và thực hiện các giao dịch mua bán, rút tiền và có thể là rửa tiền.
Ngoài ra, trong thời gian gần đây là một số đối tượng người Việt Nam có trình độ tin học nhất định đã tổ chức tìm mua thơng tin về thẻ tín dụng để tự làm giả thẻ do các NH nước ngoài phát hành và sử dụng tại Việt nam qua các hình thức như mua hàng trực tiếp tại các ĐVCNT, rút tiền mặt tại hệ thống ATM, mua hàng qua mạng. Đặc biệt là việc đánh cắp thông tin thông qua đăng nhập mạng xã hội Facebook.
Như vậy có thể thấy rủi ro thẻ giả mạo gây ra thiệt hại rất lớn và nghiêm trọng cho ngân hàng và chủ thẻ, chính vì vậy, để hạn chế và kiểm soát được rủi ro do thẻ giả mạo gây ra, ACB vẫn khơng ngừng tìm ra những biện pháp hạn chế ngăn ngừa một cách hiệu quả nhất. Cơng nghệ càng phát triển thì các thủ đoạn của tội phạm ngày càng tinh vi, chúng có thể tấn cơng vào một số trang web, hệ thống bán hàng trên mạng để trộm cắp thơng tin thẻ tín dụng, hoặc mua lại thơng tin thẻ tín dụng của các đối tượng khác. Một trong những cách phổ biến của bọn tội phạm là gắn camera nhìn lén trên các máy rút tiền để đánh cắp thông tin chủ tài khoản và thực hiện hành vi gian lận.
Thứ ba là rủi ro thất lạc, mất cắp thẻ
Tại ngân hàng ACB nói riêng và các ngân hàng trong hệ thống nói chung, trường hợp chủ thẻ làm mất thẻ, để lộ mã số PIN hoặc bị thất lạc thẻ thường xuyên xảy ra, điều này khơng chỉ gây thiệt hại tới chủ thẻ, mà cịn dẫn tới những khiếu nại không đáng có từ đó ảnh hưởng tới hình ảnh và uy tín của ngân hàng. Một thực trạng ở nước ta là chủ thẻ thường giao thẻ và mã số PIN cho người khác rút tiền dẫn tới những hậu quả khó lường.
Một trường hợp cụ thể của chị Kim Quy, ở Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, được trả lương qua tài khoản của ngân hàng ACB, chị này có đi du lịch và để thẻ ATM ở nhà, chị nhận được thông báo trừ tiền trong tài khoản nhưng khơng hể rút tiền, chị có khiếu nại lên ngân hàng, ngân hàng đã cho chị xem đoạn video ghi hình tại máy ATM tại thời điểm chị rút tiền, người rút tiền được ghi hình lại trong đoạn băng là chồng của chị Quy.
Thứ tư, rủi ro do chủ thẻ không nhận được thẻ của ngân hàng phát hành
Nhiều trường hợp thẻ và mã Pin chưa tới tay chủ thẻ, nhưng bị đối tượng xấu lấy cắp, điều đó dẫn tới chủ thẻ không hề hay biết việc người khác sử dụng thẻ gây ra những thiệt hại không đáng có cho chủ thẻ, chỉ khi nhận được sao kê từ ngân hàng chủ thẻ mới phát hiện mình bị lợi dụng.
Thứ năm, rủi ro về việc thông tin thẻ bị đánh cắp
Nhóm đối tượng chính sử dụng thẻ thanh tốn quốc tế của ngân hàng ACB là các khách hàng trẻ. Hoạt động mua bán online càng phát triển thì việc sử dụng thẻ để thanh toán khi mua hàng trên mạng càng phổ biến đồng thời việc thanh toán khá đơn giản, người mua hàng chỉ cần nhập một số thông tin như: số thẻ, ngày hết hạn, họ tên chủ thẻ, mã an tồn phía sau thẻ là hồn tất q trình thanh tốn. Tất cả các thơng tin chủ thẻ đều có sẵn ở trên thẻ, chỉ cần chủ thẻ khơng cẩn thận để người khác biết được các thông tin trên, chụp được hai mặt của thẻ hoặc bị đánh cắp thẻ thì rủi ro bị mất tiền trong tài khoản là rất lớn.
Chủ tài khoản là người chịu thiệt hại trực tiếp khi thông tin thẻ bị đánh cắp nhưng ngân hàng chịu ảnh hưởng lớn về uy tín, hình ảnh, khơng những có thể mất khách hàng mà cịn làm giảm uy tín. Từ đó, khách hàng có thể sẽ e ngại khi sử dụng thẻ, làm giảm đáng kể doanh thu về thẻ của ACB.
Thứ sáu, rủi ro sao chép thông tin băng từ giả
Theo kết quả khảo sát của tổ chức thẻ Visa tại các thị trường hàng đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương, hầu hết các điểm bán hàng đều cho rằng vấn đề quan tâm hàng đầu của họ là bảo mật thông tin chủ thẻ, tiếp theo là vấn đề gian lận thanh tốn và lấy cắp thơng tin cá nhân. Việc lấy cắp thông tin tài khoản chủ thẻ đang là vấn đề nan giải nhất hiện nay, đặc biệt các thủ đoạn giả mạo của bọn tội phạm ngày càng tinh vi khi công nghệ phát triển, các thông tin được in nổi trên bề mặt thẻ dễ dàng bị đánh cắp. Khơng khó để có được các thơng tin đó, một số tin tặc cịn tấn cơng trực tiếp vào cơ sở dữ liệu của ngân hàng.
Hình thức lừa đảo đang được bọn tội phạm thực hiện gần đây là giả mạo ngân hàng phát hành thẻ để gửi Email, thông báo điện thoại để lừa khách hàng cung cấp các thông tin fishing, giả mạo giao diện trang web ngân hàng hòng lấy cắp thơng tin của khách hàng.
Thứ bảy, rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng phát sinh trong việc xử lý giao dịch, thực hiện quy trình nghiệp vụ hàng ngày của nhân viên ngân hàng. Khi hoạt động kinh doanh thẻ phát triển, khối lượng giao dịch tăng cao khối lượng cơng việc càng lớn thì các trường hợp rủi ro do lỗi tác nghiệp của nhân viên ngân hàng xảy ra khá phổ biến. Những sự cố về nghiệp vụ phát sinh trên tất cả các khâu của dịch vụ thẻ như tiếp nhận hồ sơ khách hàng, xử lý thông tin khách hàng, cài đặt chương trình, hạch tốn, thu nợ sao kê, tiếp quỹ, tra soát. Khi rủi ro xảy ra gây tổn thất ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng.
2.3.1.2. Rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ Thứ nhất, rủi ro do ĐVCNTgiả mạo
Để trở thành ĐVCNT những doanh nghiệp và cá nhân có địa điểm kinh doanh và đăng ký kinh doanh hợp pháp trong lĩnh vực cung ứng hàng hoá và dịch vụ tại Việt Nam. Trước khi ký hợp đồng, ngân hàng phải sẽ người đến làm việc trực tiếp để xác minh thông tin. Và khi đại lý đi vào hoạt động, ngân hàng cũng phải định kỳ kiểm tra, vừa để hỗ trợ ĐVCNT đồng thời nếu phát hiện sai phạm hay dấu hiệu bất thường. Rủi ro xảy ra khi nhiều chi nhánh, phòng giao dịch chỉ chú trọng mở rộng đại lý mà dễ dàng trong khâu xét duyệt, đôi khi cứ ký hợp đồng mà khơng thẩm định kỹ xem họ có
thực sự là đơn vị kinh doanh hay khơng, thậm chí có khi chỉ xem qua giấy đăng ký kinh doanh.
Hiện nay, nhiều ĐVCNT còn chưa am hiểu nghiệp vụ, một số nhân viên ngân hàng còn chưa đối chiếu chữ ký của khách hàng một cách kỹ lưỡng, vì vậy trong trường hợp chủ thẻ làm mất thẻ tín dụng thì rủi ro về phía ngân hàng và chủ thẻ đều rất lớn.
Biểu đồ 2.3.1.2.1: Giá trị gian lận trong nghiệp vụ chấp nhận thanh toán thẻ tại ngân hàng TMCP Á Châu
Giá trị gian lận thanh toán trong nghiệp vụ chấp nhận thanh toán thẻ tại ACB (tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo rủi ro kinh doanh thẻ của ngân hàng TMCP Á Châu)
Cơng nghệ càng phát triển thì gian lận trong nghiệp vụ thanh tốn thẻ ngày càng gia tăng, với nỗ lực hạn chế tình trạng gian lận thanh toán thẻ tới năm 2015 ngân hàng ACB đã cơ bản giảm được những thiệt hại về gian lận trong thanh toán thẻ.
Thứ hai, rủi ro do chấp nhận thanh toán thẻ giả mạo và thẻ gian lận
Tại hệ thống chấp nhận thẻ của ACB, loại hình gian lận thẻ giả, thẻ giả mạo xảy ra một cách phổ biến, số lượng gian lận trong giao dịch thẻ giả những năm gần đây tăng lên nhanh chóng.
Biểu đồ 2.3.1.2.2: Giá trị gian lận chấp nhận thanh toán thẻ giả mạo tại ngân hàng TMCP Á Châu
Giá trị gian lận chấp nhận thanh toán thẻ giả mạo tại ACB (tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo rủi ro kinh doanh thẻ của ngân hàng TMCP Á Châu)
Trong các năm 2012, 2013, số lượng giao dịch gian lận của bọn tội phạm tăng cao, giá trị bình quân của các giao dịch ở mức độ tương đối cao, đặc biệt thủ đoạn của bọn tội phạm ngày càng tinh vi. Biện pháp thường được bọn chúng áp dụng là chia nhỏ giá trị giao dịch để hệ thống phịng ngừa rủi ro của ngân hàng khơng phát hiện được. Tới năm 2015, do tích cực áp dụng các biện pháp phịng ngừa rủi ro, ngăn chặn và phát hiện gian lận nên thiệt hại về gian lận trong chấp nhận thanh toán của ACB đã được giảm đáng kể.
Phạm vi của các gian lận trong thanh toán được tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, tuy nhiên trong năm 2012 và 2013, gian lận xuất hiện ngay cả ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Gian lận xảy ra ở nhiều các ĐVCNT khác nhau, giá trị giao dịch gian lận trung bình ngày càng tăng lên, thể hiện sự liều lĩnh của các đối tượng xấu. Xảy ra gian lận chủ yếu tại các ĐVCNT mới thành lập của ACB, có hành vi cấu kết của ĐVCNT với các đối tượng tội phạm, hình thức chủ yếu là bọn tội phạm sử dụng thẻ giả và ĐVCNT làm hợp đồng mua bán khống chứng từ giao nhận và xuất hàng, sau đó xuất trình cho ngân hàng để hợp lý hóa chứng từ.
Các gian lận trong thanh toán thẻ tại ACB hầu hết xuất hiện ở ĐVCNT là các khách sạn nhỏ, đại lý du lịch hoặc hộ kinh doanh cá thể, nguyên nhân chủ yếu do các ĐVCNT cịn chưa thấu hiểu nghiệp vụ, quy trình chấp nhận thẻ chưa chặt chẽ, thiếu kinh nghiệm trong việc chấp nhận thanh toán thẻ.
ACB vẫn đang tiếp tục theo dõi, kiểm tra và phối hợp với cơ quan công an để xác minh một số đơn vị nghi ngờ có hành vi gian lận, đánh cắp dữ liệu thẻ. Hiện nay chưa phát hiện thêm ĐVCNT nào có hành vi đánh cắp dữ liệu trong thẻ trong hệ thống của ngân hàng. Trong thời gian qua, nhờ sự giám sát chặt chẽ các ĐVCNT mà ngân hàng ACB đã phát hiện, giảm thiểu được đáng kể các vụ đánh cắp dữ liệu của các ĐVCNT.