Nguồn: fintechnews.sg
Mặc dù có những bước tiến lớn trên thị trường, nhưng so với Singapore thì lĩnh vực fintech của Việt Nam vẫn còn thua kém và hạn chế ở nhiều mặt, các lĩnh vực như tín dụng, huy động vốn từ cộng đồng, quản lý dữ liệu vẫn chưa có cơng ty Fintech nào tại Việt Nam nào đại diện. Tuy nhiên trong lĩnh vực Blockchain và P2P Lending thì lại nhận được tín hiệu tích cực (tăng gần 10 cơng ty khởi nghiệp trong 3 năm).
Ket luận chương
Trong chương này, khóa luận đã trình bày được về khái niệm của Fintech, tổng quan thị trường của các công ty Fintech và các ứng dụng công nghệ thông tin cần phát triển trong hệ thống ngân hàng. Qua đó nhận thấy rằng cơng nghệ chính là tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế ngày nay đặc biệt là trong lĩnh vực hệ thống ngân hàng và thấy được sự kết nối của ngân hàng và các công ty Fintech: ngân hàng cần các giải pháp công nghệ mới từ Fintech và các cơng ty Fintech cần mạng lưới khách hàng có sẵn từ các ngân hàng. Trong chương tiếp theo, khóa luận sẽ trình bày về các hình thức tương tác giữa các cơng ty Fintech và hệ thống ngân hàng Việt Nam.
CHƯƠNG 2. CÁC HÌNH THỨC TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC CÔNG TY FINTECH VÀ HỆTHỐNG NGÂN HÀNG
VIỆT NAM
2.1 . Nhóm 1: Fintech cung cấp dịch vụ tài chính 2.1.1. Fintech hợp tác với các ngân hàng
Với sự phát triển nhanh của Fintech trong những năm vừa qua đã góp phần làm cho hệ thống kinh doanh của ngân hàng bị thay đổi tồn diện. Điều đó đã làm các ngân hàng đã lựa chọn hợp tác với các công ty Fintech kịp thời để tăng cường lợi thế trong kinh doanh. Có một vài lí do để giải thích tại sao các ngân hàng và các công ty Fintech nên bắt tay với nhau. Thứ nhất, các công ty Fintech sở hữu những điểm mạnh về ý tưởng độc đáo, đa năng trong các môi trường đặc biệt là đã luôn đi đầu trong phát triển công nghệ. Đối với xu hướng thế giới hiện nay thì chỉ có cơng nghệ mới giúp được các ngành đi nhanh hơn và lan tỏa sự phổ biến đi rộng hơn. Nhưng các cơng ty Fintech thì chỉ là một lính mới trên thị trường nên khơng có đủ uy tín để tiếp cận thị trường Việt Nam và có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Bên cạnh đó, trong những năm trở lại đây, các cơng ty Fintech đã có một sự trỗi dậy mạnh mẽ, điều đó đã trở thành một đối thủ tiềm ẩn đối với ngân hàng truyền thống Việt Nam. Với mạng lưới hoạt động trên khắp cả nước và lượng khách hàng giao dịch hàng ngày dồi dào cùng với lượng dữ liệu lớn của khách hàng cũng như độ uy tín lâu năm, có đủ vốn và kinh nghiệm hoạt động nhưng so với các cơng ty Fintech thì cơng nghệ của ngân hàng vẫn cịn lạc hậu. Các cơng ty cơng nghệ tài chính sẽ giúp cho ngân hàng giảm đi được nhiều chi phí từ cơng việc làm tay thủ cơng, giúp nhân viên tăng hiệu suất làm việc từ đó sẽ giúp cho ngân hàng vận động trơn tru hơn và các giao dịch được xử lý nhanh hơn, đảm bảo về mặt đảm bảo an ninh hơn đối với giao dịch đặc biệt là việc bảo mật các thông tin giao dịch của khách hàng, giảm thiểu chi phí trung gian từ đó lợi nhuận thu về sẽ tăng [8]. Do đó các ngân hàng sẽ khơng thể thực hiện được những chiến lược để phát triển kinh doanh nếu thiếu sự giúp đỡ của các cơng ty tài chính. Lý do thứ hai là ngân hàng sẽ đáp ứng được những yêu cầu mới về dịch vụ như nâng cao, hoàn thiện, chất lượng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Đối với các hoạt động kinh doanh hay
đối với bản thân doanh nghiệp thì khách hàng chính là sự ưu tiên hàng đầu bởi vì doanh thu và lợi nhuận chỉ được tạo ra bởi khách hàng. Nhưng lại khơng dễ dàng để có thể làm hài lịng tất cả khách hàng. Một phần là phải quan tâm tới nhiều đối tượng khách hàng trên thị trường, mà mỗi khách hàng thì thị hiếu, sở thích, thu nhập của mỗi người trong mỗi giai đoạn lại không giống nhau. Khách hàng ln u cầu sản phẩm phải có chất lượng tốt nhất, chế độ hậu mãi cũng phải tốt đi kèm theo là giá cả phù hợp và luôn cải tiến sản phẩm theo xu hướng của thị trường. Để có thể phục vụ tốt cũng như nâng cao trải nghiệm cho khách hàng thì các ngân hàng bắt buộc phải thay đổi, phát triển sản phẩm mới, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, luôn bắt kịp xu hướng hiện nay của các nước trong khu vực. So với ngân hàng truyền thống thì các cơng ty Fintech có nhiều lợi thế hơn trong việc phát triển sản phẩm mới đi kèm với công nghệ mới nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới lạ hơn và đặc biệt là mở rộng đối tượng khách hàng, đặc biệt các khách hàng ở nông thôn, miền núi - nơi mà các ngân hàng truyền thống chưa tiếp cận được. Và theo chiều ngược lại, khi hợp tác với các ngân hàng truyền thống thì các cơng ty Fintech có tiếp cận và mở rộng được mạng lưới khách hàng của ngân hàng để từ đó nâng cao hoạt động kinh doanh của chính cơng ty. Chính vì thế, việc hợp tác giữa hai bên là hồn tồn có lợi và đặc biệt để có thể ứng dụng các giải pháp cơng nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng thì việc các cơng ty Fintech hợp tác với các ngân hàng ở Việt Nam là xu hướng tất yếu và là cơ hội lớn chưa từng có đối với ngân hàng trong làn sóng đổi mới cơng nghệ.
Hiện nay ở Việt Nam, các công ty Fintech hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau và bắt tay hợp tác với các NHTM theo mơ hình hợp tác kinh doanh. Các lĩnh vực hợp tác giữa các NHTM và các cơng ty Fintech có thể kể đến như: Lĩnh vực thanh tốn, tín dụng, cho vay trực tuyến, tài chính cá nhân.
Thứ nhất, lĩnh vực mảng thanh tốn vẫn ln chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các mảng khác bao gồm chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử, cổng thanh toán, hỗ trợ chuyển tiền kiều hối, hỗ trợ thu hộ/chi hộ, ví điện tử.
Cụ thể, nhiều ngân hàng ngân hàng như MB, Vietinbank, BIDV, Agribank, TPbank, Sacombank, VIB, OCB, VPbank, Ngân hàng Á Châu... đã liên kết với ví MoMo để phát triển ví điện tử. Trong đó VPbank đã triển khai hợp tác cùng hàng loạt
các công ty Fintech lớn hoạt động trong lĩnh vực thanh toán như VnPay, NAPAS, Payoo, Bankplus, Momo... với mục đích cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn thanh toán trên Online hơn và cũng phối hợp với Lifestyle Project Management Vietnam thành lập ngân hàng số thế hệ mới Timo - ngân hàng số đầu tiên trong nước khơng có chi nhánh hoặc các phịng giao dịch như các ngân hàng truyền thống [9, 10]. Trong khi đó Ngân hàng Quân đội (MB) đã hợp tác với Boomerang Technology (Fintech) cho ra đời sản phẩm eMBee Fanpage, cho phép khách sử dụng Facebook Messenger “chat” với eMBee để thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến [11].
Thứ hai, việc ngân hàng áp dụng cơng nghệ chấm điểm tín dụng cá nhân của các công ty Fintech với mục tiêu giảm rủi ro và chi phí thẩm định.
Phương thức phê duyệt hồ sơ tín dụng của một người dùng cá nhân theo cách truyền thống là các NHTM sẽ phải dựa vào những thông tin mà khách hàng cung cấp như sao kê bảng lương, lịch sử tín dụng và xếp hạng tín dụng. Với việc tiêu chí xét duyệt mức độ tín dụng như thế thì sẽ là một trở ngại đối với một số khách hàng. Đặc biệt đối với những người trước kia chưa mở thẻ tín dụng nên sẽ sẽ khơng có lịch sử tín dụng. Đặc biệt đối với những người làm trong ngành nghề có tính chất khác biệt so với các ngành nghề khác như là việc không được ký hợp đồng lao động mà mà hợp đồng lao động chính là một trong những giấy tờ quan trọng nhất để có tỷ lệ thành cơng cao trong việc xét duyệt hồ sơ. Với hệ thống cũ của các TCTD và Nhà nước thì khơng cịn được cập nhật thơng tin tài chính mới nhất của những khách hàng cũ. Các cơng ty Fintech hiện nay đã phát triển công nghệ chấm điểm tín dụng bằng cách sử dụng những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine learning) để phân tích dữ liệu về cảm xúc, hành vi, sở thích, khả năng tri trả của mỗi khách hàng. Cụ thể, các NHTM có thể dùng các dữ liệu đó để chấm điểm tín dụng cá nhân vì với việc trả tiền đúng hạn các khoản cước phí sinh hoạt cũng như số tiền khách hàng mua sắm, giải trí hàng tháng nói lên được một phần nào độ an tồn tín dụng của mỗi cá nhân. Ngân hàng quốc tế VIB đưa quy trình chấm điểm tín dụng được phát triển bởi cơng ty Trusting Social qua cơng nghệ xử lý dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo. Đây là ngân hàng đầu tiên tiên phong trong việc xét hạn mức thẻ bằng ứng dụng Big Data và AI chỉ
với vài phút điền các thông tin cơ bản và không cần thông tin bảng lương, sau gần nửa tiếng sẽ được phê duyệt ngay hồ sơ với hạn mức cao nhất là 200 triệu đồng [12].
Thứ ba, sự hợp tác của các ngân hàng với các công ty Fintech trong lĩnh vực cho vay trực tuyến.
Cho vay là một trong những ngành đem tới lợi nhuận cao nhất trong ngành tài chính. Hầu hết các tổ chức tài chính sử dụng các mơ hình sẵn có để tạo ra những mơ hình mới phù hợp hơn với mơ hình kinh doanh và đạt được mục tiêu lợi nhuận. Ngân hàng đóng vai trị trung gian giữa những người có tiền tiết kiệm với những người thiếu nguồn vốn bổ sung với hoạt động chính là chuyển tiết kiệm thành đầu tư để sinh lời đồng thời chấp nhận một phần rủi ro trong giao dịch. Fintech đang làm thay đổi mơ hình kinh doanh này với sự xuất hiện của các khoản cho vay ngang hàng trực tuyến (P2P) loại bỏ hoàn toàn trung gian và kết nối cả hai bên giữa người cho vay và người đi vay một cách trực tiếp với mục đích giảm chi phí trong q trình vay mượn. Hình thức cho vay này đã trở nên phổ biến trong vài năm qua và được rất nhiều tổ chức doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp có quy mơ nhỏ áp dụng. Hiện nay dịch vụ cho vay ngang hàng của một số tổ chức P2P Lending đã được triển khai cùng với sự hợp tác với các ngân hàng ở Việt Nam. Cụ thể Ngân hàng Nam Á hợp tác với các nền tảng cho vay ngang hàng eloan, Ngân hàng PGbank, VIB triển khai dịch vụ tài khoản khách hàng đầu tư tại Lendbiz bằng cách hợp tác cùng công ty cổ phần Lenbiz.
Thứ tư, các ngân hàng truyền thống hợp tác với các công ty Fintech trong lĩnh vực quản lý tài chính cá nhân.
Theo từ điển mở Wikipedia, “tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính mà mỗi cá nhân hoặc một gia đình thực hiện để lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu các nguồn tiền mặt theo thời gian, có tính đến các rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai”. Khi lập một kế hoạch tài chính cá nhân, trước khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng thì bản thân mỗi cá nhân sẽ phải tìm hiểu kỹ xem bản thân mình phù hợp với loại hình dịch vụ nào để từ đó lựa chọn dịch vụ tài chính phù hợp nhất với mình. Các TCTD Việt Nam và các NHTM hiện nay đều coi việc phát triển dịch vụ tài chính cá nhân là xu thế hiện nay bởi xu thế mới này giúp tăng danh tiếng thương hiệu, phân khúc khách hàng được mở rộng, sản phẩm được đa dạng hơn, tăng doanh thu cho ngân hàng. Phần mềm Money Lover là một phần mềm quản lý tài chính cá nhân, được phát triển bởi đội
ngũ Finsify (trước đây là ZooStudio) đến từ Hà Nội, Việt Nam. Đây là phần mềm sẽ giúp người dùng ghi chép lại các khoản thu chi của mình để từ đó có thể theo dõi và quản lý tiền bạc hiệu quả hon. Đặc biệt ứng dụng này cịn có tính năng kết nối trực tiếp qua tài khoản ngân hàng để từ đó người dùng có thể biết được mình đã chi tiêu bao nhiêu thanh tốn bằng tài khoản ngân hàng. Đồng thời ứng dụng cịn có chức năng nhắc nhở các khoản vay nợ trên tài khoản ngân hàng và lưu trữ dữ liệu hóa đon tiện lợi bằng cách chụp hình lại hóa đon rồi sau đó ứng dụng sẽ tự làm mới và phân loại giao dịch vào ví của người dùng.
Với các ứng dụng hợp tác được nêu trên, có thể thấy rằng việc hợp tác với các cơng ty Fintech và những lợi thế sẵn có của các ngân hàng thì các ngân hàng Việt Nam sẽ có sự bứt phá trên thị trường tài chính trong tưong lai
2.1.2. Fintech do ngân hàng góp vốn hỗ trợ
Trong vài năm gần đây, ngoài hoạt động hợp tác với các cơng ty cơng nghệ tài chính vẫn đang là xu hướng thì các ngân hàng đang khá quan tâm trong việc góp vốn vào vào các cơng ty tài chính để có thể mở rộng mơ hình bán lẻ tài chính. Tiêu biểu có thể kể tới sự đầu tư vốn của ngân hàng VP cho cơng ty dịch vụ tài chính FE CREDIT. Nhờ thưong vụ đầu tư đó mà hon 2/3 lợi nhuận của ngân hàng VP trong năm 2017 tới từ cơng ty FE CREDIT. Chính vì thế việc các ngân hàng có ý định muốn đầu tư cho các cơng ty Fintech là một bước đi mới với tầm nhìn xa là sự phát triển của nền kinh tế số trong tưong lai.
2.1.3. Fintech cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng
Có thể nói sự xuất hiện của các cơng ty Fintech đang tạo ra thách thức cho các mơ hình tài chính truyền thống. Bởi vì cơng nghệ cho phép nhanh chóng mở rộng quy mô. Các công nghệ giải quyết các vấn đề lớn về bao gồm tài chính, gian lận và trộm cắp danh tính. FinTech ln là người đầu tiên tiếp tiên phong trên lĩnh vực tài chính - ngân hàng với những ý tưởng mới, dịch vụ mới và kinh nghiệm trên các nền tảng cơng nghệ cao. Chính vì thế trong tưong lai Fintech có thể chiếm lấy thị phần của các ngân hàng trong lĩnh vực ngân hàng. Các công ty cơng nghệ tài chính có thể cung cấp cho khách hàng đa dạng sản phẩm dịch vụ từ việc tạo trải nghiệm tốt, chi phí thấp, có thể sử dụng một cách linh hoạt, tốc độ xử lý nhanh. Ví dụ như với ứng dụng Finhay, người dùng chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ thay vì số tiền quá lớn để đầu tư. Số tiền đó sẽ được
chuyển tới các quỹ đầu tư tài chính uy tín trong nước để thay mặt người dùng đầu tư vào các cổ phiếu và trái phiếu. Điều này đem tới cho các nhà đầu tư trẻ tuổi cơ hội là quen với lĩnh vực đầu tư và giảm thiểu tỉ lệ rủi ro ban đầu nhất có thể. Vậy nên cơng nghệ và sản phẩm dịch vụ chính mới của Fintech chính là mối nguy cơ mà các ngân hàng cần phải dè chừng.
2.2. Nhóm 2: Fintech cung cấp các giải pháp công nghệ, hỗ trợ ngân hàng 2.2.1. Fintech hợp tác với các ngân hàng
Với sự phát triển nhanh như vũ bão của cơng nghệ thì các ngân hàng cần đầu tư các công nghệ mới để đáp ứng được các nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng và thị trường. Dưới đây là một số các ứng dụng giải pháp cơng nghệ mà Fintech có thể cung cấp, hỗ trợ cho ngân hàng:
Thứ nhất, phân tích các thói quen chi tiêu của khách hàng
Hành vi của người tiêu dùng là nghiên cứu về các hoạt động liên quan đến việc sử dụng và loại bỏ hàng hóa và dịch vụ, cũng như cách cảm xúc, sở thích của người tiêu dùng và ảnh hưởng đến hành vi mua, bán sản phẩm. Để có thể bán được hàng, các