Thống kê tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng mối quan hệ giữa các công ty fintech và hệ thống NH việt nam 672 (Trang 53)

Nguồn: NHNN Việt Nam

Tính đến cuối quý 4 năm 2020, cả nước có khoảng 100 nghìn tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân với tổng số tiền gửi lên tới hơn 500 nghìn tỷ đồng và tiếp tục chứng kiến số lượng tài khoản và giá trị tiền tăng lên trong tương lai.

Theo báo thị trường tài chính tiền tệ [18], “ Đến cuối tháng 10/2020, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt hơn 918,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỷ đồng (tăng 123,9% về số lượng và 125,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019); Số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt gần 374 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 22,2 triệu tỷ đồng (tăng 8,3% về số lượng và 25,5% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019). Tổng số lượng giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH) đạt hơn 119 triệu món, giá trị đạt gần 84,3 triệu tỷ đồng (tăng 7,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019). Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử đã xử lý 960,95 triệu món với gần 8 triệu tỷ đồng (tăng 75,19% về số lượng và tăng 110,92% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019)”. Từ số liệu trên có thể thấy rằng do tình hình Covid nên người dân khơng được ra ngồi nên lượng giao dịch thanh tốn

qua di động và Internet đã tăng trường một cách vượt bậc cả về số lượng lẫn giá trị. Theo số liệu của NHNN, hầu hết các ngân hàng đều đã triển khai thành cơng ở 30 nghìn điểm có hình thức qt mã QR Code để thanh tốn trong năm 2018. Các con số được thống kê trên cho thấy nhờ sự hợp tác giữa công ty Fintech và hệ thống ngân hàng ma lượng giao dịch thanh tốn ở Việt Nam đã có sự tăng lên đáng kể qua đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế của nước nhà.

Bên cạnh việc góp phần thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt thì sự hợp tác giữa ngân hàng và Fintech cịn góp phần tạo nên thị trường tài chính số của Việt Nam. Các công ty Fintech hợp tác với các ngân hàng để lấy kinh nghiệm, chuyên môn của ngân hàng để từ từ mở rộng thị phần. Đổi lại các công ty Fintech sẽ cung cấp và hỗ trợ công nghệ cho các ngân hàng. Ứng dụng công nghệ Open API (Application Programming Interface) là một trong những cách tốt nhất để mở rộng hệ sinh thái trong ngân hàng bởi các các dữ liệu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có thể hiển thị lên trên hệ thống các ví điện tử của các cơng ty Fintech.

Nhfiuing c⅛p d∣ch vụ tħanh Iofin JoT τ⅛f*)kh IXi bộu sần phầm dɪeh VU ngăn hảng Chính qụỵén Dniificdichvu Viin thịng Dừ liộu ùn phim dịch vụ ngán hùng

Hf Uah thai Bgfia hểng đaag

ɪ Ian ché truy cập Vfi ChM SC dừ liệu

H{ sinh th⅜fi ngỉn hãag ∏sfi,

Tray cập và chui SC dữ liệu da chiều Ngin háng nhu mộ< nẻn tảng Ngfin hàng H chú ihỂ Uo Ifip d∣ch W Hình 3.4. Chuyển đổi hệ sinh thái từ ngân hàng đóng sang ngân hàng mở

Nguồn: Deloitte Digital (2017)

Thơng qua OPEN API, các mơ hình hoạt động kinh doanh mới trong ngân hàng sẽ tạo nên những bước chuyển biến mới trong cách thức cung cấp sản phẩm dịch vụ

cho khách hàng. Việc chuyển đổi từ hệ sinh thái đóng (ngân hàng truyền thống) sang ngân hàng mở cho phép các ngân hàng mở rộng và nâng cấp các dịch vụ của mình và có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các nhóm khách hàng mới. Ngân hàng số được sinh ra bởi hệ sinh thái mở. Ngân hàng số ứng dụng cơng nghệ số hóa cho phép người dùng sử dụng các tiện ích sản phẩm của ngân hàng thơng qua Internet. Thay vì phải đến chi nhánh hoặc văn phòng ngân hàng để thực hiện giao dịch, tất cả các giao dịch đều được số hóa và có thể thực hiện trực tuyến, từ đăng ký tài khoản ngân hàng mới đến mở tài khoản tiết kiệm, vay thấu chi, ... Ngân hàng số đang trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam khi tất cả các thủ tục và thậm chí phí liên quan đến các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng số được giảm thiểu. Người dùng chỉ cần một chiếc điện thoại di động có kết nối Internet để thực hiện giao dịch trực tuyến thơng qua trang web chính thức của ngân hàng kỹ thuật số hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động. Không giống như các ngân hàng truyền thống, ngân hàng kỹ thuật số có rất ít hoặc khơng có chi nhánh. Tuy nhiên, vẫn có những văn phịng mà khách hàng có thể đến mở tài khoản, nộp tiền vào tài khoản hoặc nhờ đại diện ngân hàng tư vấn. Hiện nay TPBank là một trong những ngân hàng nội mở đường trong sự chuyển mình thành ngân hàng số. TP Bank đã phát triển ra hệ thống LiveBank với đa phần hoàn chỉnh các dịch vụ tự động như xác thực khách hàng bằng sinh trắc học, mở thẻ ngân hàng lấy ngay, gửi tiền và rút tiền trực tiếp không cần sự giúp đỡ của giao dịch viên.

Thêm vào đó, các ngân hàng truyền thống hiện nay có xu hướng chia cắt miếng bánh ở thị trường bán lẻ cho các công ty Fintech khi mà hoạt động cho vay ngang hàng (P2P), ví điện tử, thanh tốn và trả góp bằng thẻ đang ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Ví dụ 90% giao dịch thanh tốn khơng dùng tiền mặt trên thị trường được ghi nhận bởi các ví điện tử như MoMo, Airpay [19]. Có thể nói giải pháp số hóa là một trong những mấu chốt quan trọng tăng khả năng chiếm thị phần bán lẻ của ngân hàng.

3.2. Đối với hành lang pháp lý

Nhận được sự tiềm năng của cơng nghệ số, nhà nước đã có những định hướng cụ thể để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế mới đặc biệt là trong lĩnh vực Fintech. Nhưng hiện nay vẫn chưa có một khung pháp lý cụ thể nào đối với hoạt động của các công ty fintech. NHNN là một trong những cơ quan chức năng, đảm nhận nhiệm vụ quản lý tiền tệ và ngân hàng đã chủ động trong việc nghiên cứu và phát triển Fintech trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính. NHNN đã thành lập ban chỉ đạo Fintech NHNN từ tháng 3/2018 với mục đích hồn thiện hệ sinh thái Fintech và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty Fintech phát triển. Căn cứ vào Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN (Nghị định 16) quy định: “NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ cơng thuộc phạm vi quản lý của NHNN”. Ban chỉ đạo Fintech của NHNN đã hoàn thành báo cáo đánh giá về hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam và đưa ra 5 lĩnh vực fintech mà NHNN quan tâm: Thanh toán điện tử (e-payments), định danh khách hàng điện tử (e- KYC), cho vay ngang hàng (P2P Lending), giao diện lập trình ứng dụng mở (Open APIs) và các giải pháp ứng dụng Blockchain. Một số chính sách đang áp dụng cho việc xác minh thơng tin nhận biết là khách hàng là: nghị định số 87/2019/NĐ-CP, thông tư số 16/2020/TT-NHNN sửa đổi, thơng tư số 23/2014/TT-NHNN; chính sách trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng: nghị định thanh tốn khơng dùng tiền mặt thay thế nghị định số 101/2012/NĐ-CP, thông tư số 16/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở tài khoản thanh toán với nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử; chính sách

trong tiêu chuẩn kỹ thuật và biện pháp đảm bảo an ninh, an tồn khi ứng dụng cơng nghệ mới: tiêu chuẩn cơ sở thẻ chip nội địa, QR Code, phương án tổng thể đảm bảo an ninh bảo mật công nghệ thông tin cho các TCTD Việt Nam, quyết định 29/2008/QĐ- NHNN ngày 13/10/2008, thông tư số 47/2014/TT-NHNN, thông tư số 09/2020/TT- NHNN, thông tư số 35/2018/TT-NHNN, quyết định 630/QĐ NHNN; chính sách về hệ thống thanh tốn bù trừ: ban hành khuôn khổ pháp lý cho việc vận hành, hoạt động của hệ thống thanh toán bù trừ tự động 24/7 (ACH) phục vụ cho các giao dịch thanh tốn bán lẻ tại Thơng tư số 23/2019/TT-NHNN. Bên cạnh đó, các kênh đối thoại trực tiếp với công ty Fintech cũng đã được ban lãnh đạo Fintech của NHNN với mong muốn tạo sự gắn kết chặt chẽ và hỗ trợ giảm thiểu các khó khăn của các cơng ty Fintech trong kinh doanh với cơ quan quản lý Nhà nước. Mặt khác, NHNN cũng đã triển khai xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của các công ty Fintech trong lĩnh vực ngân hàng để tương hợp hơn trong bối cảnh chuyển đổi số và lên kế hoạch nghiên cứu,

thực thi khung thể chế thí điểm (regulatory sandbox) mà được quản lý bởi NHNN [20]. Ở mặt khác, mơ hình thí điểm mà NHNN đã cho phép các công ty Fintech là cung cấp giải pháp công nghệ e-KYC cho các ngân hàng để định danh khách hàng. Các ngân hàng có thể áp dụng quy trình định danh khách hàng điện tử (e-KYC) để mở tài khoản thanh tốn, thay vì quy trình trực tiếp truyền thống. Theo NHNN, e-KYC sẽ khơng áp dụng đối với người nước ngồi sinh sống tại Việt Nam, người từ 15 tuổi đến 18 tuổi, người dưới 15 tuổi hoặc người bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc phải mở tài khoản thanh tốn thơng qua người đại diện, người giám hộ hợp pháp của họ vì gặp khó khăn trong nhận thức và kiểm sốt hành vi. Các hình thức định danh sẽ do các ngân hàng quy định và đảm bảo thông tin kiểm tra phải khớp với thông tin hồ sơ giấy tờ của khách hàng. Các giải pháp khác cũng phải được ngân hàng đề ra nhằm ngăn chặn kịp thời trước sự đánh cắp, sửa đổi thông tin của tội phạm. NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng quy định hạn mức giao dịch đối với khách hàng mở tài khoản thanh toán trực tuyến tối đa là 100 triệu đồng/khách hàng/tháng. Việc áp dụng công nghệ mới này đã góp phần làm tăng lượng giao dịch đáng kể của ngân hàng. Tại HDBank, mã định danh trực tuyến chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 8 năm 2020 được cung cấp bởi tập đoàn VNPT. Sau một tháng triển khai e-KYC, HDBank đã thu hút được hơn 35.000 khách hàng đăng ký mới iMoney và 15.000 tài khoản đã xác minh.

Khoảng 40% khách hàng giao dịch trực tuyến nền tảng ngân hàng số HDBank, tăng phần trăm giao dịch lên 25% so với giai đoạn trước khi e-KYC được triển khai [21].

3.3. Đối với chiến lược kinh doanh của hệ thống ngân hàng

Trong thời gian gần đây thì các ngân hàng và cơng ty dịch vụ tài chính truyền thống khơng cịn coi Fintech như những kẻ xâm nhập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng nữa mà thay vào đó họ thường coi các cơng ty Fintech là những đối tác có giá trị khi các cơng ty truyền thống này muốn đạt được những mục tiêu mới hoặc tăng cường sự gắn bó với khách hàng của họ. Sự hợp tác giữa ngân hàng và fintech cũng mang lại lợi ích cho các cơng ty cơng nghệ. Họ có thể mở rộng sang các thị trường mới đồng thời hưởng lợi từ tình trạng quản lý của các ngân hàng truyền thống. Sự hợp tác và đối tác liên tục giữa các công ty Fintech và ngân hàng là điều cần thiết cho tương lai của ngành dịch vụ tài chính và lĩnh vực cơng nghệ. Từ sự hợp tác đấy đã dẫn đến việc lấy khách hàng làm trung tâm làm chiến lược kinh doanh trọng tâm của các ngân hàng. Các ngân hàng ứng dụng các cơng nghệ tài chính mới nhất với mục đích nhằm tăng trải nghiệm cho khách hàng, làm cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn khi lựa chọn sản phẩm dịch vụ. Bởi hầu hết khách hàng đang mang lại cho ngân hàng rất nhiều giá trị, do đó nhiệm vụ của ngân hàng là phải đáp lại sự ưu ái đó. Điều này có nghĩa là xem xét và cải tiến các dịch vụ của ngân hàng, cắt các sản phẩm cũ khơng cịn phân phối cho khách hàng và hợp lý hóa các quy trình và dịch vụ của ngân hàng để cải thiện các ưu đãi kèm theo chiến lược tiếp thị của ngân hàng. Tiếp theo việc ứng dụng dữ liệu lớn nhằm có thể cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tốt hơn, phù hợp hơn và cá nhân hóa hơn. Ví dụ: sử dụng các thuật tốn tự động hóa đơn giản để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng dựa trên mức sử dụng trước đó. Ngân hàng có thể tự động phê duyệt các khoản vay và thế chấp cho các cá nhân. Dữ liệu lớn đóng vai trị rất quan trọng trong chương trình tiếp thị với khách hàng.

3.4. Đối với chiến lược kinh doanh của Fintech

Việc hợp tác giữa ngân hàng và Fintech đã có ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh của các cơng ty cơng nghệ tài chính. Cụ thể các cơng ty Fintech đặt ra chiến lược đẩy mạnh thương hiệu quốc gia, tiếp tục tạo niềm tin với người dân và mở rộng thị phần mảng kinh doanh khác ngồi mảng thanh tốn vốn là thế mạnh của các công ty Fintech. Doanh nghiệp Fintech cũng coi việc hợp tác với các ngân hàng truyền

thống là phương án tối ưu trong việc tiếp cận được nguồn khách hàng của họ và có thể được tài trợ vốn từ họ để từ đó đẩy mạnh việc kinh doanh của mình như mở rộng các lĩnh vực chuyển tiền, đầu tư tài chính cá nhân, cho vay, ...

Ket luận chương

Qua chương này, có thể thấy được những tác động rõ rệt của hoạt động tương tác giữa các công ty Fintech và hệ thống ngân hàng Việt Nam là: ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam trong các mặt như an ninh tiền tệ quốc gia, thay đổi hành vi các chủ thể thanh toán, cách thức thanh toán, thị trường tài chính; xây dựng mới hành lang pháp lý cho Fintech; làm thay đổi chiến lược kinh doanh của hệ thống ngân hàng và cơng ty Fintech. Trong chương cuối, khóa luận sẽ trình bày về những vướng mắc cản trở sự phát triển của Fintech và mối quan hệ hợp tác giữa ngân hàng và các công ty Fintech.

CHƯƠNG 4. NHỮNG VƯỚNG MẮC CẢN TRỞ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA FINTECH VÀ MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA NGÂN HÀNG

VÀ CÔNG TY FINTECH

4.1. Các quy định pháp lý hiện hành

4.1.1. Các lĩnh vực hoạt động của Fintech chưa được quy định và điều chỉnh bởi văn bản quy phạm pháp luật

FinTech là một lĩnh vực mới xoay quanh lĩnh vực tài chính và cơng nghệ, và do sự giao thoa này, nhiều quy định cần được đưa ra để đảm bảo rằng khơng có hành vi xấu nào trong cách hoạt động của nó. Tuy nhiên hiện nay chính phủ Việt Nam vẫn hồn thiện được khung quy định pháp lý chuẩn cho lĩnh vực Fintech. Sau đây, em sẽ liệt kê ra các lĩnh vực trong Fintech chưa có khung pháp lý cụ thể mà làm ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của Fintech:

Thứ nhất, quy định pháp lý về công nghệ chuỗi khối (Blockchain)

Blockchain là một loại phân tán hoặc phi tập trung và được lưu thơng để duy trì một bản ghi khơng thể xóa và khơng thể phủ nhận về các dữ kiện giao dịch theo một trật tự tuyến tính. Bản ghi dữ liệu này tồn tại dưới dạng một khối, vì vậy kết nối theo trình tự thời gian tạo thành một liên kết, do đó có tên là Blockchain. Điều này cho phép thơng tin được lưu trữ trên hệ thống Blockchain dễ dàng truy xuất trở lại nguồn của nó, tạo ra sự minh bạch khiến cho Blockchain trở thành một hệ thống tương tác tài

Một phần của tài liệu Thực trạng mối quan hệ giữa các công ty fintech và hệ thống NH việt nam 672 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w