Dự kiến vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng mối quan hệ giữa các công ty fintech và hệ thống NH việt nam 672 (Trang 71 - 82)

Trong thời gian gần đây, các ngân hàng đang rất đau đầu về bài toán nguồn nhân lực trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Lượng giao dịch của người dân Việt Nam trên ngân hàng số thì đang ngày càng tăng cao. Ở giai đoạn đầu tiên chuyển đổi, các ngân hàng luôn đối mặt với việc tuyển dụng nhân sự mới trong mảng IT và giữ chân nhân viên cũ. Theo lời ơng Nguyễn Hải Long, Phó tổng giám đốc Agribank cho hay: nhân sự trong lĩnh vực về mảng công nghệ ngân hàng không nhiều nhưng lại rất hay nhảy việc. Do nguồn nhân lực ngành cơng nghệ tài chính ngân hàng cịn mỏng, nên cuộc cạnh tranh về nhân sự có trình độ cao không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng mà cịn giữa ngân hàng và các cơng ty Fintech, những người chi mạnh tay để thu hút nhân sự chất lượng. Trên thực tế, các vị trí liên quan tới vị trí cơng việc liên quan tới công nghệ ngân hàng chứng kiến xu hướng tăng trong những năm gần đây do xu hướng chuyển đổi số của các ngân hàng. Các vị trí có nhu cầu cao như chuyên viên phân tích dữ liệu và quản lý dự án có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng thì lại rất khó tuyển

dụng. Các ngân hàng cũng mở rộng phạm vi tuyển dụng ở cả nước ngồi nhằm thu hút các du học sinh có kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài về nước làm việc. Tuy nhiên, việc tìm kiếm khơng phải là dễ dàng, do nhu cầu ngày càng tăng đối với các vị trí như vậy, trong khi ứng viên lại hạn chế do lĩnh vực ngân hàng số cịn mới mẻ. Vì lý do này, các ngân hàng sẽ phải tuyển ứng viên từ các ngành khác. Điều đó có thể ảnh hưởng một phần nhỏ tổng quá trình vận hành hệ thống của ngân hàng.

4.5.2 Hạn chế về khả năng đánh giá, lựa chọn, quản lý, vận hành các giải pháp công nghệ mới tại ngân hàng do thiếu hụt nhân sự chất lượng cao

Tài chính, ngân hàng đang là một trong những lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ và chịu nhiều sự tác động của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0. Trong khi đó xu hướng ngân hàng số là một trong những tác động rõ rệt nhất từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây đang là xu hướng bắt buộc đối với các ngân hàng để có thể đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng cũng như chạy theo kịp thời đại với các ngân hàng khác trên thế giới. Chính vì thế các ngân hàng đang rất khát nguồn nhân lực thực sự có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực cơng nghệ tài chính. Trong 5 năm trở lại đây thì các vị trí như kỹ sư quản lý ứng dụng, hệ thống thông tin ngân hàng, quản trị dự án công nghệ luôn được ngân hàng tuyển dụng liên tục để phục vụ cho quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên để tuyển được nguồn nhân lực vừa đảm bảo yếu tố kiến thức về mặt công nghệ mới, kiến thức về nghiệp vụ, quy trình, rủi ro trong ngân hàng thì đó là một việc khơng dễ dàng. Bởi vì các cơng nghệ mới hiện nay như Blockchain, trí tuệ nhân tạo, học máy, ... là những công nghệ hiện tại chưa được đào tạo rộng rãi ở Việt Nam do đó việc đào tạo thực tế làm việc đã không thể theo kịp tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Chính vì thế các nhà tuyển dụng phải đi tìm kiếm những người ở nước ngồi có kinh nghiệm về làm việc và trả lương cho họ với mức lương rất cao. Mặt khác, cơ hội thăng tiến khiêm tốn ở ngành ngân hàng và môi trường làm việc xưa nay ở ngân hàng được coi là gò bó hơn so với các doanh nghiệp khác nên gặp khó khăn trong việc thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao. Bởi vì mơi trường cứng nhắc và gị bó sẽ làm cho nhân viên chất lượng cao cảm thấy không thoải mái và sẽ không thể tạo được không gian sáng tạo và hoạt động trong công nghệ.

4.5.3. Thiếu hụt nhân tài marketing và quản lý sản phẩm

Ngành dịch vụ cơng nghệ tài chính ở Việt Nam đang gặp phải trở ngại trong vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, cái mà sẽ trở thành rào cản lớn kìm hãm sự phát triển của Fintech. Để phát triển được hệ sinh thái Fintech thì cần phải có nguồn nhân lực được đào tạo, giáo dục bài bản theo hệ thống giáo dục STEM (khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật và tốn học), theo quan điểm của Authur Leong, thành viên ngân hàng United Overseas của Singapore (UOB) [27]. Đó thật sự là một thử thách khó đối với hệ thống giáo dục Việt Nam nên nguồn nhân lực trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề đặc biệt là đối với vị trí nhà quản lý sản phẩm và tiếp thị Marketing. Vậy tại sao nhân tài về Marketing và quản lý sản phẩm lại có vai trị quan trọng trong các cơng ty Fintech?

Thứ nhất, quản lý sản phẩm là một phần quan trọng của bất kỳ cơng ty Fintech nào. Vì mơ hình của các cơng ty dựa trên các sản phẩm mà họ cung cấp, nên mặt sản phẩm đóng một vai trò rất lớn trong việc đạt được các mục tiêu kinh doanh. Nếu cơng ty khơng có một sản phẩm khác biệt so với thị trường để cung cấp, thì khơng có nhiều điều mà bộ phận bán hàng có thể làm - ngay cả khi cơng ty có bộ phận bán hàng tốt nhất trên thế giới. Đặc biệt ở Fintech, đóng góp rất lớn vào việc đưa các sản phẩm sáng tạo ra thị trường, vì vậy trách nhiệm ngày càng cao hon trong việc thực hiện và đưa ra các sản phẩm nguyên bản phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Điều này góp một vai trị khơng nhỏ trong việc thu hút khách hàng, lòng trung thành của khách hàng, lợi nhuận và thành công chung của doanh nghiệp. Để trở thành một nhà quản lý sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của tổ chức cần trang bị phẩm chất , kỹ năng: tính sáng tạo cao và nhìn xa hon những gì đã làm để đưa ra những sản phẩm độc đáo; khả năng rèn luyện trí óc để nghĩ ra ý tưởng cho các quy trình phát triển mới, áp dụng các phưong pháp nghiên cứu khác nhau và cũng sẵn sàng lắng nghe ý tưởng của thành viên trong nhóm; suy nghĩ có chiến lược và có tổ chức với việc lập kế hoạch, lập ngân sách và quản lý tổng thể sẽ giúp bạn đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu của mình. Chính vì thế các cơng ty Fintech cũng đang tìm kiếm một giám đốc sản phẩm có tầm nhìn dài hạn sẽ đảm bảo sự bền vững của doanh nghiệp, vì vậy điều quan trọng là phải có kiến thức vững vàng về ngành FinTech, cùng với sự quyết đoán để biến ý tưởng thành kế hoạch. Tuy nhiên nhân lực ở Việt Nam có thể làm được vị trí quản lý

sản phẩm Fintech này chưa được nhiều bởi vì một phần là khơng có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên môn về cơng nghệ. Bên cạnh đó ngành Fintech là ngành mới, cịn nhiều rủi ro, cần phải có những chiến lược kinh doanh dài hơi nên vẫn còn nhiều nhà quản lý cấp cao vẫn cịn e ngại.

Thứ hai, cơng ty Fintech cũng cần áp dụng một cách tiếp cận sáng tạo và hấp dẫn trong chiến lược tiếp thị của họ để nổi bật giữa đám đơng và mang lại kết quả có tác động cao. Làm thế nào để cơng ty có thể thiết lập niềm tin và nhận thức về thương hiệu cần thiết để tồn tại trong thị trường có nhịp độ nhanh này? Những sáng kiến tiếp thị B2B nào sẽ tối đa hóa việc tạo khách hàng tiềm năng và tăng lợi nhuận của cơng ty? Chính vì thế việc có những nhân tài Marketing sẽ giúp công ty Fintech giải quyết được những vấn đề trên. Thật không may, để kiếm được những nhân viên tiềm năng là việc không dễ dàng. Họ biết giá trị của mình và có quyền lựa chọn cơng ty nào họ muốn làm việc cho. Để chống lại điều này, nhà tuyển dụng sẽ cần tập trung vào việc tạo ra một đề nghị hấp dẫn cho nhân viên tiềm năng. Tuy nhiên cũng giống như các vị trí cơng việc khác trong Fintech thì vị trí Marketing cũng đòi hỏi kiến thức chuyên mơn tổng thể về Marketing, tài chính, cơng nghệ nhưng nhân lực Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được hết những yêu cầu đấy do là ngành nghề đặc thù mới và vẫn chưa có nhiều trường đại học cũng như trung tâm đào tạo trong nước.

4.6. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng tốt

4.6.1. Cơ sở dữ liệu quốc gia chưa đồng nhất, tập trung

Chính phủ Việt Nam đã nhận thức phát triển nền kinh tế số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Với mục tiêu đó, Chính phủ đã và đang hướng tới việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và khởi động cổng dịch vụ công quốc gia kết nối với các cổng thông tin địa phương để giám sát và tăng cường cung cấp dịch vụ công. Tuy nhiên trong khi cơ dữ dữ liệu quốc gia chưa được xây dựng xong thì các cơng ty Fintech hay các ngân hàng đều đã áp dụng công nghệ định danh khách hàng (e-KYC), các dữ liệu đó được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu riêng mà chưa đồng nhất với cơ sở dữ liệu quốc gia. Với việc không xác thực lại với dữ liệu dân cư quốc gia thì có thể gây ra nguy cơ tấn cơng mạng trên tồn quốc.

4.6.2. Các thủ tục hành chính cịn nhiều nút thắt để hỗ trợ phát triển

Sự phát triển của Fintech đã giúp cho các thủ tục hành chính được đơn giản hóa giúp cho người dân, các doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam tiết kiệm các chi phí và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên vẫn cịn nút thắt trong các thủ tục hành chính như tâm lý ngại thay đổi, chưa có khung pháp lý quy định cụ thể, thiếu tiêu chí, cơ chế đo lường và đánh giá. Chính vì thế chính phủ cùng với NHNN cần phải ban hành cơ chế Sandbox cụ thể đồng thời làm rõ đối tượng, trình tự đăng ký cho đối tượng tham gia và tích hợp thơng tin với cơ sở dữ liệu của chính phủ.

4.7. Thách thức về quản lý rủi ro, quản lý phòng chống rửa tiền trong

hợp tác

dịch vụ Fintech - Ngân hàng

Với bối cảnh trong nền kinh tế số ngày càng phát triển và ngày càng có bước đột phá trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng cùng với sự hợp tác dịch vụ Fintech - ngân hàng thì đã đặt ra nhiều thách thức cho chính các ngân hàng trong việc đảm bảo hạn chế rủi ro, phịng chống rửa tiền trong cơng tác quản lý. Bởi vì chưa có quy định pháp lý về hoạt động cung ứng giải pháp mới của các công ty Fintech, chia sẻ dữ liệu người dùng qua lập trình giao diện ứng dụng (OPEN API) nên có thể bị kẻ gian lợi dụng khe hở này để phạm tội. Tiếp theo là do cơ sở hạ tầng của các ngân hàng vẫn cịn hạn chế hoặc khơng phù hợp với các cơng nghệ mới. Bên cạnh đó nhân sự khơng phù hợp và khơng đủ kinh nghiệm thì khơng đủ năng lực phát hiện ra các giao dịch bất thường. Tội phạm tài chính thì ngày càng phức tạp. Một trong những biện pháp thiết thực để ngăn chặn tội phạm tài chính là xác định khách hàng, bao gồm cả việc xác định chủ sở hữu có lợi cuối cùng. Hiện ở Việt Nam, việc xác định chủ sở hữu có lợi cuối cùng gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ sở dữ liệu tập trung về vấn đề này. Đánh giá Rủi ro Quốc gia về Rửa tiền và Tài trợ Khủng bố (2019) nêu rõ “Khơng có cơ chế hiệu quả để truy cập thơng tin về cơ cấu, quản lý, kiểm sốt và chủ sở hữu hưởng lợi từ các cơng ty, quỹ tín thác hoặc các doanh nghiệp tương tự để hỗ trợ xác minh thông tin nhận dạng khách hàng một cách kịp thời ”. Theo đó, cục phịng chống rửa tiền cần nâng cao vai trị và các hoạt động của mình để hỗ trợ xác định chủ sở hữu có lợi cuối cùng. Các hình thức tội phạm tài chính ngày càng tinh vi và biến tướng, vì vậy với vai trị là đơn vị quản lý ngành trong phòng, chống rửa tiền, cục phòng chống rửa tiền đã nghiên cứu và thực hiện các phân tích, giám sát chuyên sâu nhằm chủ động phát hiện các nguy cơ.

Ket luận chương

Ở chương cuối, khóa luận đã nêu ra được những hạn chế mà gây cản trợ sự phát triển của Fintech và mối quan hệ hợp tác giữa ngân hàng và các cơng ty Fintech. Có thể thấy rằng vướng mắc lớn nhất, gây cản trở nhất chính là thiếu các quy định hiện hành áp dụng cho các lĩnh vực trong Fintech. Theo sau đó là vấn đề an tồn thơng tin, bảo mật trong việc hợp tác với công ty Fintech. Bởi Fintech là một ngành mới nên vẫn còn nhiều sự nghi ngờ từ thị trường như thói quen tiêu dùng của khách hàng với dịch vụ tài chính truyền thống, chất lượng sản phẩm dịch vụ, sự cạnh tranh tới từ các công ty công nghệ thuần cung cấp giải pháp công nghệ trong nước; chất lượng nguồn nhân lực chưa đảm bảo dẫn tới sự khan hiếm nguồn lực chất lượng cao trong lĩnh vực cơng nghệ tài chính.

KẾT LUẬN

Khóa luận đã chỉ ra được các ứng dụng cơng nghệ thơng tin cùng với lợi ích của chúng đối với hệ thống ngân hàng và các hình thức tương tác giữa các công ty Fintech và hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như tác động của nó đối với nền kinh tế, hệ thống pháp luật, chiến lược kinh doanh của các ngân hàng và các cơng ty Fintech. Có thể thấy rằng Fintech đóng vai trị rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế số Việt Nam nên sự hợp tác giữa các công ty Fintech và các ngân hàng là có lợi đối với tất cả các bên liên quan. Các ngân hàng không nên coi các công ty Fintech là đối thủ cạnh tranh mà nên coi là người bạn đồng hành trên chặng đường phát triển của mình trong tương lai, tận dụng các lợi thế công nghệ của các công ty Fintech và tiếp tục duy trì những thế mạnh sẵn có của mình đế nâng cao trải nghiệm khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, bản thân các ngân hàng cũng cần tự chủ động nghiên cứu các công nghệ mới, đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ, tăng cường bảo mật hệ thống, ... Bên cạnh đó khóa luận cũng chỉ ra các vướng mắc làm hạn chế tới sự phát triển của Fintech và mối quan hệ hợp tác giữa hai bên. Qua đó, Nhà nước cần khẩn trương trong việc hoàn thành khung pháp lý cho lĩnh vực cơng nghệ tài chính cũng như có những chính sách khuyến khích thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp Fintech. Chính phủ cũng cần chú ý trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bởi con người cũng đóng một vai trị quan trọng trong hệ thống vận hành bên cạnh yếu tố công nghệ. Kết luận lại, ngân hàng và công ty Fintech là đối tác không phải là đối thủ và khách hàng là người hưởng lợi nhiều nhất từ sự hợp tác này.

Khóa luận đã đưa ra được cái nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa ngân hàng và Fintech tại Việt Nam. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện có hạn cũng như bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 nên một số vấn đề vẫn còn chưa được nghiên cứu và phân tích một cách sâu sắc. Trong tương lai, khi các điều kiện khách quan cho phép, ta có thể triển khai các phương pháp nghiên cứu khác như khảo sát, thực nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia, ... để có được những kết quả khách quan, tồn diện và thuyết phục hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] F. Ohlhorst, "Big Data Analytics: Turning Big Data into Big Money," in Big

Data Analytics: Turning Big Data into Big Money, Canada, Wiley, 2012, p. 1.

Một phần của tài liệu Thực trạng mối quan hệ giữa các công ty fintech và hệ thống NH việt nam 672 (Trang 71 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w