Giải pháp trước mắt, điều hành CSTT thời kỳ khôi phục kinh tế sau giai đoạn khủng hoảng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách lãi suất để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 68 - 69)

GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VỚI MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM.

3.3.1 Giải pháp trước mắt, điều hành CSTT thời kỳ khôi phục kinh tế sau giai đoạn khủng hoảng

đoạn khủng hoảng

Sau thời kỳ suy thoái nền kinh tế đang bước vào giai đoạn hồi phục nên CSTT không thể không hướng theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Một CSTT phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh hơn. Trong giai đoạn này, Chính phủ và NHNN nên hướng vào các giải pháp sau:

- Về chính sách lãi suất:

• NHNN nên giữ lãi suất cơ bản ổn định như hiện nay để lãi suất cho vay không quá cao, trợ giúp nền kinh tế phục hồi và phát triển.Tuy nhiên, lãi suất huy động vẫn phải đủ hấp dẫn người dân gửi tiền và ngân hàng có thể huy động vốn tốt hơn phục vụ tăng trưởng. Do đó, lãi suất huy động nên để NHTM tự quyết định theo kế hoạch kinh doanh của mình trên cơ sở giảm chi phí, giảm lợi nhuận, cùng chia sẻ với doanh nghiệp. NHNN cần quản lý và có những biện pháp đối với những động cơ và hành động nâng lãi suất không lành mạnh, gây tâm lý bất ổn.

• Với những diễn biến hiện tại trên thị trường tín dụng: sức ép về vốn gia tăng, hầu hết các NHTM đã đẩy lãi suất huy động VND đến trên 9%/ năm, trong khi lãi suất đầu ra cho sản xuất kinh doanh vẫn đang được khống chế ở mức tối đa

10,5%/ năm. Câu hỏi đặt ra là: có nên tiếp tục khống chế trần lãi suất cho vay đối với các NHTM?

Việc bỏ trần lãi suất cho vay là điều nên làm để mang lại tính thị trường cho lãi suất, nhưng phải chọn thời điểm thích hợp, để tránh gây sốc đối với nền kinh tế. Thời gian qua, không ít các doanh nghiệp tiếp nhận tín dụng rẻ qua việc hỗ trợ lãi suất. Gói hỗ trợ ngắn hạn sẽ được kết thúc vào cuối năm 2009 .Để tránh cú sốc về lãi suất đối với nền kinh tế, thì rất nên cần có bước đệm bằng gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn thứ hai với qui mô nhỏ hơn, thời gian hỗ trợ ngắn hơn, đối tượng hỗ trợ hẹp hơn (những ngành sản xuất còn khó khăn, các DNVVN có chỗ đứng ở thị trường nội địa, hộ nông dân sản xuất kinh doanh) với lãi suất hỗ trợ thấp hơn (2% và 1%/ năm cho các đối tượng khác nhau).

- Về chính sách tỷ giá:

Từ tháng 3/2009, biên độ tỷ giá được nới rộng +/- 5% cho đến nay, điều này trước hết phải khẳng định việc nới biên độ để tỷ giá nhằm để tỷ giá phản ánh sát hơn tín hiệu thị trường. Mặt khác, nới rộng biên độ VND/USD nhằm tạo thuận hơn cho xuất khẩu. Vấn đề đặt ra ở giai đoạn hậu suy giảm, tỷ giá hối đoái sẽ được điều chỉnh như thế nào sẽ tác động tác động tích cực đến nền kinh tế? Nới biên độ hay điều chỉnh tỷ giá? hay vừa nới biên độ vừa điều chỉnh tỷ giá?

Về bản chất nới rộng biên độ hay điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng đều làm giảm giá trị nội tệ, làm cho VND phản ánh sát hơn với giá trị thực. Thay vì để biên độ quá rộng rất khó khăn cho quản lý, nên thay thế bằng việc điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng. Khi giá USD/VND đạt tới mức kỳ vọng, sẽ xuất hiện một làn sóng bán USD, dòng VND gửi vào ngân hàng sẽ gia tăng, lúc này NHTM sẽ có điều kiện hạ lãi suất VND (cả huy động và cho vay).Thực hiện điều này sẽ vừa có tác động đến lãi suất, tác động đến dòng vốn vào-ra, vừa có điều kiện duy trì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, chủ động nhập khẩu, vừa giảm kỳ vọng VND mất giá so với USD trong ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách lãi suất để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w