Triển vọng một số lĩnh vực phát triển của kinh tế thế giới 2011-

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách lãi suất để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 64 - 65)

GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VỚI MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM.

3.1.1 Triển vọng một số lĩnh vực phát triển của kinh tế thế giới 2011-

Thương mại thế giới giai đoạn 2011-2020 dự báo tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt 7,5%/năm, chiếm 45% GDP thế giới vào năm 2020. Theo ngân hàng thế giới, hệ số xuất khẩu trên sản lượng của thế giới đạt 34% năm 2020, tăng so với mức 25% hiện nay. Tỷ trọng xuất khẩu /GDP của thế giới năm 2010 dự báo là 27%, năm 2015 là 30% và đến năm 2020 là 33%.

Trong giai đoạn 2011-2020, sự di chuyển luồng vốn giữa các quốc gia tăng mạnh, đặc biệt là hình thức đầu tư FDI. Các nước châu Á đang nổi lên sẽ tiếp tục nằm trong những nước nhận nhiều FDI nhất. Bên cạnh đó, đầu tư ra bên ngoài của các nước đang phát triển cũng có xu hướng tăng mạnh, chủ yếu là đầu tư giữa các nước có cùng trình độ phát triển với nhau và chủ yếu là thông qua hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) giữa các tập đoàn và công ty xuyên quốc gia lớn. Về hỗ trợ phát triển chính thức ODA, các cam kết của các nước tài trợ cho thấy ODA của thế giới có xu hướng sẽ tăng lên trong 2011-2020. Trong giai đoạn 2010-2015, các nước thành viên của Ủy ban hỗ trợ phát triển của OECD đã quyết định tăng ODA cho các nước phát triển. Dự kiến lượng ODA của các nước này hàng năm sẽ tiếp tục tăng thêm 28 tỷ USD trong giai đoạn này.

Đầu tư gián tiếp cũng phát triển trong giai đoạn 2011-2020, trong đó nổi lên vai trò của các nước đang phát triển thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư đến từ các nước phát triển. Hình thức đầu tư chủ yếu là đầu tư vào TTCK. Nguyên nhân của xu hướng này là do các nước đang phát triển tăng trưởng với tốc độ cao, hơn nữa TTCK ở các nước này sẽ vẫn ở giai đoạn phát triển thấp hơn nên các nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận cao hơn là đầu tư vào thị trường đã phát triển ổn định.

Trên TTTT, tỷ giá giữa các đồng tiền chính không có nhiều biến động do các nền kinh tế chính trên thế giới đều tăng trưởng khả quan. Đồng USD tiếp tục là

đồng tiền dự trữ chủ yếu bên cạnh các đồng tiền quan trọng khác như EUR, JPY, NDT. Đặc biệt, với triển vọng hình thành một thị trường chung châu Á, có nhiều khả năng sẽ xuất hiện một đồng tiền chung châu Á có tầm ảnh hưởng quan trọng trên TTTT thế giới do vị thế của các nền kinh tế trong khu vực này tăng lên trên trường quốc tế.

Lãi suất thực tế trên thế giới giai đoạn 2011-2020 tiếp tục giảm. Đây cũng là xu hướng chung của tất cả các khu vực, và lãi suất ở tất cả các khu vực đều giảm với một tốc độ khá đồng đều. Mức lãi suất trên toàn thế giới giai đoạn 2010-2015 ở trong khoảng từ 4,8%-6,0% và giảm xuống trong khoảng từ 4,0%-5,5% ở giai đoạn 2015-2020. Lãi suất của khu vực Tây Âu và Nhật Bản luôn ở mức thấp nhất so với các khu vực khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách lãi suất để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w