Tác động của chính sách lãi suất đến diễn biến kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách lãi suất để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 36 - 41)

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN DIỄN BIẾN KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM.

2.2.2 Tác động của chính sách lãi suất đến diễn biến kinh tế vĩ mô

Lý thuyết kinh tế học đã chứng minh, tác động của lãi suất thực đến sản lượng và giá cả thông qua hai yếu tố chi tiêu dùng và đầu tư. Khi lãi suất thực tăng lên, đối với hộ gia đình sẽ giảm nhu cầu mua sắm nhà ở hoặc các hàng tiêu dùng lâu bền do chi phí tín dụng để mua các hàng hoá này tăng lên. Cùng với lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi thực cũng tăng lên. Sự gia tăng lãi suất này tác động tới quyết định tiêu dùng của khu vực hộ gia đình theo hướng giảm tiêu dùng hiện tại và tăng tiết kiệm để cho tiêu dùng trong tương lai. Đối với khu vực sản xuất, sự gia tăng lãi suất làm tăng chi phí vốn vay ngân hàng. Điều này đòi hỏi dự án đầu tư sử dụng vốn vay ngân hàng phải có tỷ lệ lợi nhuận lớn hơn và kết quả là số dự án đầu tư có thể thực hiện với mức lãi suất cao hơn này có thể giảm hay nói cách khác, đầu tư cố định có thể giảm. Ngoài ra, lãi suất cao cũng làm tăng chi phí lưu giữ vốn lưu động, tạo sức ép các doanh nghiệp phải giảm đầu tư dưới dạng vốn lưu động.

Ngoài ra, khi lãi suất tăng cao hơn sẽ phân phối lại thu nhập từ người vay tiền sang người gửi tiền. Điều này làm tăng sức chi tiêu của người tiết kiệm, nhưng sự chi tiêu này bị hạn chế bởi mức tiêu dùng cận biên, do vậy người tiết kiệm có xu hướng tăng chi tiêu dùng thấp hơn sự hạn chế chi tiêu đầu tư của người đi vay, nhất là khi lãi suất tăng cao vượt tỷ suất lợi nhuận đầu tư và các danh mục đầu tư và dự án, làm thu nhập của người đi vay giảm. Do vậy, dẫn đến tổng chi tiêu giảm, GDP giảm.

Đối với Việt Nam, tác động của lãi suất đến đầu tư và tăng trưởng có thể thấy được qua việc xem xét ảnh hưởng của lãi suất trên TTTT Việt Nam đối với hành vi tiêu dùng của cá nhân và đầu tư để đánh giá ảnh hưởng của lãi suất đến tăng trưởng kinh tế.

Tác động của lãi suất đến tiết kiệm và tiêu dùng

Quan sát mức lãi suất tiết kiệm thực VND từ năm 1995 - 2006, nhìn chung là có xu hướng giảm từ mức 7,5%/ năm của năm 1999 xuống còn 4,9%/năm của năm 2000 và -1,2% của năm 2005 (năm 2006 tăng và 2007 giảm là - 3,5%/năm) và tiết kiệm cũng có xu hướng giảm từ mức 19,0% năm 2000 xuống mức 8,7% năm 2005. Lãi suất thực giai đoạn này tác động cùng chiều đến hành vi tiết kiệm.

Tiêu dùng có xu hướng tăng (tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đã loại trừ tăng giá đã tăng từ mức mức 8,1% năm 1999 lên 15% năm 2007. Mức độ tiêu dùng qua mức luân chuyển hàng hoá bán lẻ với tăng trưởng GDP thực từ năm 1999 – 2007 phần nào sát với xu hướng thu nhập tăng thì tăng tiêu dùng. Có thể thấy rằng lãi suất thực tác động ngược chiều với tiêu dùng của các cá nhân.

Năm 2008, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ tính theo giá thực tế tăng rất cao (31%) nhưng chủ yếu là tốc độ tăng giá (bình quân năm 2008 so với năm 2007 là 22,97%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tốc độ tăng tiêu dùng năm 2008 chỉ tăng 6,53% (thấp nhất từ năm 2000 đến nay), chỉ bằng một nửa so với thời kỳ 2001- 2007. Năm 2009, theo ước tính sau khi loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ chỉ tăng 1-2%, tức chỉ tương đương với tốc độ tăng dân số. Có nghĩa là tổng mức bán lẻ trên đầu người tăng không đáng kể. Điều này cho thấy, mặc dù lãi suất thực giảm rất nhiều nhưng trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp gia tăng, thu nhập giảm, tiêu dùng sẽ giảm. Do đó, ngoài chính sách lãi suất, Chính phủ còn phải quan tâm đến giải quyết công ăn việc làm, thu nhập và sức mua có khả năng

thanh toán. Mặt khác, các doanh nghiệp cần giảm giá để kích cầu tiêu dùng, từ đó mới kích thích đầu tư cho sản xuất.

Như vậy, nếu như các yếu tố khác không đổi, xu hướng ảnh hưởng chung của lãi suất đến hành vi của cá nhân trong giai đoạn 1995-2008 là: lãi suất thực giảm sẽ khuyến khích tiêu dùng, tạo động lực thúc đẩy gia tăng sản xuất đầu tư.

Tác động của lãi suất đến đầu tư và tăng trưởng

Trong tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế, yếu tố số lượng vốn đã đóng góp tới 57,5%, yếu tố số lượng lao động đóng góp 20%, còn yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp đóng góp 22,5%. Như vậy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam củ yếu vẫn là số lượng, theo chiều rộng và chủ yếu là do vốn đầu tư. Có thể nói vốn đầu tư là yếu tố vật chất quyết định đến sự tăng trưởng của Việt Nam thời gian qua. Do đó, để tăng trưởng kinh tế phải gia tăng số lượng vốn đầu tư.

Việt Nam hiện có tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP đạt khá cao và tăng nhanh. Bình quân thời kỳ 1991-1995 đạt 28,2%, thời kỳ 1996-2000 đạt 33,3%, thời kỳ 2001-2005 đã đạt 39,1% và thời kỳ 2006-2008 đạt 43,5%, trong đó năm 2007 là

45,6% và năm 2008 là 43,1%. Vượt qua cả Trung Quốc- nước giữ kỷ lục trong nhiều năm về tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP.

Ngoài yếu tố về sức cầu của thị trường sản phẩm hàng hóa, một trong những động lực để khuyến khích đầu tư đó là môi trường kinh doanh ổn định, chi phí đầu vào thấp để đảm bảo đầu tư có hiệu quả. Lãi suất vay vốn cũng là một yếu tố vào. Tính từ năm 1999 đến nay, lãi suất danh nghĩa không tăng, bình quân trong thời kỳ 1999-2003 là 12,88% và thời kỳ 2004-2008 là 12,12%. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phá tăng dần qua các năm, lạm phát cao nhất thời kỳ 1999-2003 là 4,4%, trong khi lạm phát bình quân thời kỳ 2004- 2007 là 8% và năm 2008 là 22,97%. Điều này dẫn đến lãi suất thực trung dài hạn có xu hướng giảm dần, từ 12% năm 2000 giảm xuống còn 7,8% năm 2003 và giảm xuống còn 3,5% năm 2007. Năm 2008, do lạm phát tăng cao nên lãi suất thực cho vay trung dài hạn âm (-8,67%). Lãi suất thực giảm đã tác động đến xu hướng đầu tư trong nền kinh tế tính trên GDP tăng dần kể từ năm 1999 đến nay.

Hình 2.6: Mối liên hệ lãi suất thực dài hạn và tốc độ tăng đầu tư 1999-2008

Qua đồ thị, có thể thấy lãi suất đã tác động đến đầu tư và tăng trưởng trong nền kinh tế giai đoạn 1999-2008. Để thấy rõ mối liên hệ này, tác giả đã tiến hành kiểm định số liệu thực tế trong giai đoạn từ năm 1999-2007 (do năm 2008 có nhiều nhân tố tác động đến đầu tư và tăng trưởng: khủng hoảng tài chính ở Mỹ, khủng

hoảng kinh tế thế giới, lạm phát…) về mối tương quan giữa các cặp dữ liệu: lãi suất thực trung dài hạn với đầu tư, đầu tư với tăng trưởng GDP.

•Số liệu kiểm định theo bảng:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách lãi suất để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w