0
Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam đến năm 2020.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐỂ ĐẠT MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM (Trang 65 -66 )

GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VỚI MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM.

3.1.2 Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam đến năm 2020.

 Quan điểm cơ bản của chiến lược là: “Tăng tốc phát triển, hiệu quả, hiện đại, phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa”.

Chiến lược tăng tốc được hình dung là một giai đoạn cất cánh của nền kinh tế Việt Nam mà giai đoạn trước đó, đến năm 2010, nền kinh tế nước ta đã đến đường băng để cất cánh. Chiến lược tăng tốc được xem xét dựa trên ba cơ sở đó là: (1) Trong nhiều năm đổi mới nền kinh tế của chúng ta đã có nhiều năm tăng trưởng ngoạn mục, tốc độ tăng trưởng có năm đã đạt trên 9%, nhưng vẫn là tăng trưởng dưới tiềm năng. Trong thời kỳ chiến lược 10 năm tới, với những tác động thuận của toàn cầu hóa thì chiến lược tăng tốc có thể thực hiện được; (2) Nhiều nước công nghiệp mới (NICs) đã đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong vài thập kỷ trước đây và Trung Quốc trong khoảng hai thập kỷ qua cũng đã từng đạt được; (3) Nước ta phải phát triển nhanh để rút ngắn khoảng cách về kinh tế và công nghệ so với các nước trên thế giới, trước hết là các nước xung quanh để đạt được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

• Về các mặt kinh tế: sau 10 năm thực hiện chiến lược, đến năm 2020, tổng GDP gấp khoảng 2,5 đến 3 lần so với năm 2010. Với sự đóng góp các khu vực kinh tế trong GDP sẽ là: tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GDP không thấp hơn 90%, trong đó công nghiệp khoảng 40%-45%, nông nghiệp không lớn hơn 10%.

• Về lĩnh vực xã hội: nhờ kinh tế phát triển, GDP bình quân đầu người sẽ đạt gấp hơn 2,5 lần so với năm 2010 (năm 2010 dự kiến GDP bình quân đầu người khoảng 1.100 USD), theo đó, quỹ tiêu dùng bình quân đầu người sẽ tăng khá, sức mua sẽ tăng lên.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐỂ ĐẠT MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM (Trang 65 -66 )

×