Tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách lãi suất để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 26 - 27)

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN DIỄN BIẾN KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM.

2.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Trong 5 năm 2001-2005, trong bối cảnh hết sức khó khăn cả trong và ngoài nước nhưng nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao và tương đối bền vững. Tốc độ GDP bình quân 5 năm tăng 7,5%, trong đó nông-lâm-ngư nghiệp tăng 3,8%, công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%, dịch vụ tăng 7%, mức cao nhất kể từ năm 1986 đến thời điểm năm 2005.

Năm 2006, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm cuối của chiến lược 10 năm 2001-2010, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu do Quốc hội đề ra đều đạt kế hoạch. Tổng sản phẩm trong nước tăng 8,23% (kế hoạch là 8%) và đạt cao hơn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân của kế hoạch 5 năm 2006-2010 là 7,5%-8%. Năm 2007 tăng trưởng 8,48%.

Tăng trưởng kinh tế năm 2008 đạt 6,23%, không đạt được mục tiêu đề ra (7%) và thấp nhất so với tốc độ tăng trưởng của tám năm trước đó nhưng đây được coi là kết quả đáng ghi nhận vì Việt Nam không bị cuốn hút vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy bị tác động về nhiều mặt nhưng kinh tế không bị suy thoái như nhiều nước, nhất là các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, Châu Âu vv…

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2008 (%)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tăng trưởng GDP 6,90 7,08 7,34 7,79 8,44 8,23 8,48 6,23 Trong đó

Nông-lâm-ngư nghiệp 2,98 4,17 3,62 4,36 4,00 3,69 3,40 3,79 Công nghiệp và XD 10,39 9,48 10,15 10,21 10,68 10,38 10,6 6,33

Dịch vụ 6,10 6,54 6,45 7,26 8,48 8,29 8,68 7,22

Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam – Kinh tế 2008-2009

Cùng với sự tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người của người dân cũng ngày một được cải thiện theo hướng thoát dần ra khỏi ngưỡng nghèo của thế giới. GDP bình quân đầu người tăng từ 402 USD năm 2000 lên 835 USD năm 2007. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế không cao nhưng tốc độ tăng tỷ giá VND/USD thấp và tốc độ tăng dân số chậm lại nên GDP bình quân đầu người tính bằng USD đã cao hơn nhiều so với các năm trước, đạt 1024 USD. Như vậy,Việt Nam đã về trước hai năm so với mục tiêu đến năm 2010.

Hình 2.1: GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái

Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam – Kinh tế 2008-2009

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách lãi suất để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w