Kinh nghiệm thực tiễn kiểm tra sau thông quan tại một số Cục hải quan và bà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan thành phố hà nội (Trang 40 - 45)

5. Kết cấu của Luận văn:

1.3. Kinh nghiệm thực tiễn kiểm tra sau thông quan tại một số Cục hải quan và bà

hải quan và bài học cho Cục hải quan thành phố Hà Nội

1.3.1. Kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan tỉnhĐồng Nai Đồng Nai

Với mục tiêu phấn đấu trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong KTSTQ, trong thời gian qua Cục hải quan tỉnh Đồng Nai đã có cách làm hay và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Địa bàn KTSTQ của Cục hải quan tỉnh Đồng Nai theo vùng bao gồm 02 tỉnh là Đồng Nai và Bình Thuận. Có 19 đơn vị thuộc và trực thuộc Cục, trong đó có 11 Phịng ban tương đương và 08 Chi cục hải quan trực thuộc. Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn có nhiều loại hình, đa dạng, phức tạp. Tổng số doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn là 2.572 doanh nghiệp.

Khắc phục những khó khăn, tồn tại khách quan cũng như chủ quan nhất định như quyết tâm chuyển đổi phương thức quản lý từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” của một số cán bộ lãnh đạo, cơng chức là chưa cao, cịn quen với cách làm cũ, lạc hậu, lực lượng KTSTQ còn mỏng, cán bộ cấp đội còn thiếu, kỹ năng, kinh nghiệm KTSTQ của cơng chức cịn hạn chế, mặt bằng làm việc và trang thiết bị chưa đáp ứng được theo nhu cầu biên chế làm việc, chưa có chế độ đãi ngộ để thu hút công chức KTSTQ nên một số cán bộ công chức chưa thực yên tâm làm việc, Cục hải quan tỉnh Đồng Nai đã triển khai những việc làm cụ thể sau:

- Đảng ủy Cục hải quan tỉnh Đồng Nai đã ban hành Nghị quyết số 10/NQ-ĐU ngày 28/03/2011 về tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan giai đoạn từ 2011-2015, nghị quyết được thống nhất từ đồng chí Bí thư Đảng ủy - Cục trưởng, tập thể lãnh đạo Cục cho đến toàn thể cán bộ, đảng viên,

công chức của Đảng bộ trong việc chuyển đổi phương thức quản lý, các giải pháp, nhiệm vụ, lộ trình thực hiện trong từng giai đoạn.

- Tiến hành rà soát lại tổ chức bộ máy các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục nhằm hoàn thiện, bổ sung thêm cho lực lượng KTSTQ, nhất là bổ sung cán bộ cấp đội cho Chi cục KTSTQ, đồng thời thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động của cán bộ công chức phục vụ cho KTSTQ. Đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ cơng chức có phẩm chất, năng lực chun mơn nghiệp vụ chun sâu, chuyên nghiệp. Song song với việc tuyển dụng mới có chất lượng chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc KTSTQ thì Cục đã tăng cường đào tạo và bố trí, sử dụng cán cộ cơng chức KTSTQ theo hướng chuyên sâu, chun nghiệm, có tính kế thừa.

- Cơ sở vật chất, phương tiện được trang bị, hệ thống mạng được sử dụng và khai thác có hiệu quả, góp phần lớn trong việc thu thập thông tin về đối tượng KTSTQ.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến quán triệt nghị quyết về tăng cường KTSTQ đến doanh nghiệp xuất nhập khẩu và toàn thể cán bộ, cơng chức đảng viên trong tồn Cục. Phát động phong trào thi đua với nhiều chuyên đề khác nhau, trong đó có chuyên đề “Hải quan tỉnh Đồng Nai với năm KTSTQ”.

- Vụ việc điển hình: Cơng ty A (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) hoạt động trong lĩnh sản xuất xuất khẩu mặt hàng giày thể thao. Năm 2015, Chi cục kiểm tra sau thông quan đã tiến hành kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan đối với công ty A về việc nộp hồ sơ khai báo định mức và thực tế định mức thanh lý tiêu hao nguyên phụ liệu nhập khẩu từ ngày 01/01/2013 đến 31/12/2014.

Qua kiểm tra thực tế định mức tiêu hao nguyên vật liệu, kiểm tra đối chiếu chứng từ chứng từ, sổ sách kế tốn, báo cáo tài chính, hồ sơ kỹ thuật, kiểm tra quy trình sản xuất, hàng hóa tồn kho và tại các khâu quản lý sản xuất, sau khi cơng ty giải trình các số liệu liên quan, Chi cục kiểm tra sau thơng quan xác định 02 hành vi đó là: cơng ty khai báo tăng định mức tiêu hao hàng

xuất khẩu đối với 29 mã hàng; số liệu nguyên vật liệu tồn kho thực tế thiếu hụt so với số liệu trên báo cáo thanh khoản mà công ty không giải trình được, do đó khả năng là cơng ty sử dụng phần ngun liệu này khơng đúng mục đích hoặc bán vào thị trường nội địa mà không khai báo với cơ quan hải quan.

Kết quả: Chi cục kiểm tra sau thông quan tiến hành truy thu số tiền thuế phát sinh từ 02 hành vi trên. Tổng cộng số tiền truy thu và phạt là hơn 10,4 tỷ đồng. Công ty A đã chấp hành kết luận kiểm tra sau thông quan và nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

1.3.2. Kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan tỉnh Hà Tĩnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào thơng qua dãy Trường Sơn, do đó các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là từ rừng trồng tự nhiên, rừng trồng và nơng nghiệp, trong đó tập trung vào một số mặt hàng như gỗ, hoa quả, gạo, cây cảnh, mủ cao su… Việc quản lý nhà nước về hải quan đối với mặt hàng này về chính sách mặt hàng, chính sách thuế cũng như áp mã, áp thuế nhiều lúc gặp khó khăn do các quy định từ các văn bản còn nhiều chồng chéo, bất cập. Điều này địi hỏi mỗi cán bộ cơng chức phải có sự đầu tư nghiên cứu thận trọng để khơng gây khó khăn cho DN trong q trình thực hiện KTSTQ. Sau đây là kinh nghiệm KTSTQ đối với mặt hàng có nguồn gốc tự nhiên của Cục hải quan tỉnh Hà Tĩnh:

Cục hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành thu thập thông tin và chọn lựa đối tượng KTSTQ với tiêu chí doanh nghiệp có nhập khẩu qua cửa khẩu Cầu Treo mặt hàng mủ cao su với kim ngạch lớn nhưng không nộp thuế và kết quả lựa chọn đối tượng KTSTQ là Công ty B (thị trấn Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).

Mặt hàng mủ cao su tự nhiên dạng nguyên sinh dùng làm ngun liệu ít được các cơng ty Việt Nam nhập khẩu nên dữ liệu thông tin về mặt hàng khơng có nhiều, bên cạnh đó là sự khơng thống nhất trong văn bản quản lý chính sách, hướng dẫn thủ tục xuất nhập khẩu, về áp mã số hàng hóa nhập

khẩu, thuế suất thuế giá trị gia tăng, dẫn đến khó khăn trong việc xác thực thơng tin để tiến hành kiểm tra.

Công ty B nhận thức được sự không thống nhất văn bản nêu trên nên, do đó cơng ty cho rằng mặt hàng do cơng ty nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế gia trị gia tăng và cũng không phối hợp với đồn KTSTQ với lý do đơn vị thơng quan làm thủ tục hải quan cửa khẩu đã chấp nhận không chịu thuế đối với lô hàng.

Việc KTSTQ của Cục hải quan tỉnh Hà Tĩnh được tiến hành vào thời điểm cuối năm 2013, tức thời điểm lô hàng đã được thơng quan khoảng gần 01 năm, do đó việc thu thập thơng tin phải đầy đủ và chính xác thì mới xác định được căn cứ để làm việc với công ty. Trên cơ sở thu thập đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật kết hợp các biện pháp nghiệp vụ, trong đó đồn kiểm tra duy trì phương pháp tiếp cận, làm việc với cơng ty là kiên trì giải thích, thuyết phục với công ty hiểu được việc KTSTQ là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của mỗi công ty, tạo điều kiện để cơng ty giải trình, chứng minh, bảo vệ quan điểm của mình. Bên cạnh đó, để có căn cứ đấu tranh với cơng ty, cán bộ nghiệp vụ đã phải thu thập tất cả các thông tin, liên hệ với các cơ quan chức năng, trong đó có Vụ chính sách thuế thuộc Bộ Tài chính để có căn cứ rà sốt lại tồn bộ hệ thơng văn bản pháp lý làm căn cứ thuyết phục.

Kết quả là công ty B đã đồng ý với kết luận của KTSTQ, đồng ý nộp thuế còn thiếu với mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%, với tổng số tiền truy thu gần 400 triệu đồng. Công ty đã chấp hành nộp đủ số thuế vào tài khoản ngân sách

1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Cục hải quan thành phố HàNội Nội

Từ kinh nghiệm thực hiện KTSTQ của Cục hải quan tỉnh Đồng Nai và Cục hải quan tỉnh Hà Tĩnh nêu trên, căn cứ tình hình thực tiễn và trong khn khổ pháp luật quy định về KTSTQ, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm chủ yếu cho Cục hải quan thành phố Hà Nội như sau:

- Bài học về quan điểm lãnh đạo: Lãnh đạo Cục cần có quan điểm về tầm quan trọng của KTSTQ, sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong bộ máy lãnh đạo sẽ tạo nên sự đồng bộ trong hoạt động từ cấp trên xuống đơn vị cơ sở, từ lãnh đạo đến cán bộ công chức thừa hành. Cần chú trọng làm tốt công tác tư tưởng nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của mỗi cán bộ cơng chức về vai trị, lợi ích từ KTSTQ, nhất là với đội ngũ cán bộ công chức lớn tuổi và chuyển ngành từ bộ đội, công an.

- Bài học về bộ máy KTSTQ: Bộ máy tốt và đảm bảo mạnh thì góp phần lớn trong hiệu lực của KTSTQ, góp phần thực hiện tốt mục tiêu KTSTQ, nếu khơng làm tốt thì sẽ đem kết quả ngược lại. Vì vậy, bài học rút ra cho Cục hải quan thành phố Hà Nội đó là cần làm tốt nội dung này. Theo đó, cần phải rà sốt lại tổ chức theo hướng hợp lý về biên chế, phù hợp về trình độ và cơ cấu độ tuổi, giới tính.

- Công cụ KTSTQ đảm bảo: là một nội dung quan trọng trong hệ thống kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội trong thời gian sắp tới nhằm đạt được mục tiêu chung của tồn Cục, trong đó có hoạt động kiểm tra sau thơng quan.

- Bài học về đảm bảo thực hiện theo quy trình thuộc hệ thống: việc triển khai KTSTQ cần có sự chuẩn bị đầy đủ, trong đó phải có sự đầu tư từ khâu nhỏ nhất của quy trình KTSTQ như thu thập thơng tin, xử lý thơng tin cho đến kiểm tra và xử lý vụ việc, cần chuẩn bị kỹ lưỡng về phương pháp làm việc của đoàn kiểm tra, trang bị cho mỗi cán bộ công chức các kỹ năng cần thiết phục vụ KTSTQ.

- Bài học về phối hợp trong KTSTQ: phối hợp là một trong những công việc cần thiết đem lại kết quả KTSTQ bởi việc phối hợp tốt với cơ quan quan lý nhà nước, các tổ chức, đơn vị có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu khơng những phục vụ thu thập thơng tin mà cịn giúp cho việc tạo dựng được cơ sở pháp lý làm việc với DN trong suốt quá trình kiểm tra, là bằng chứng chắc chắn để đưa ra kết luận cuối cùng trong mỗi vụ việc KTSTQ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan thành phố hà nội (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w