Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Một số kiến nghị
4.3.3. Kiến nghị Bộ Tài chính
- Kiến nghị về hệ thống pháp lý:
Về cơ bản, hoạt động KTSTQ triển khai thời gian qua đã nhận được sự đồng thuận từ phía doanh nghiệp xuất nhập khẩu. DN bắt đầu có nhận thức KTSTQ là vấn đề nghiệp vụ bình thường như các khâu nghiệp vụ khác của cơ quan hải quan. Hầu hết doanh nghiệp bày tỏ thiện chí khắc phục kịp thời những sai sót sau cơng tác KTSTQ. Tuy nhiên, trong quá trình tác nghiệp KTSTQ cũng bộc lộ những khó khăn, hạn chế về nhân sự và những căn cứ pháp lý khi áp dụng vào thực tiễn. Vì thế kiến nghị Bộ Tài chính cần nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý cho hoạt động KTSTQ.
Kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, điều chỉnh về thời hạn hồ sơ để kiểm tra sau thông quan như sau: KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan nên áp dụng đối với hồ sơ hải quan, hàng hóa xuất nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 365 ngày kể từ ngày hàng hóa được thơng quan và những doanh nghiệp được đánh giá tuân thủ tốt pháp luật trước đó, KTSTQ tại trụ sở DN nên áp dụng đối với hồ sơ hải quan, hàng hóa xuất nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hàng hóa được thơng quan và những DN có dấu hiệu vi phạm hoặc đánh giá không chấp hành tốt pháp luật.
- Kiến nghị về việc quy định cụ thể các chế tài xử lý: hiện nay, cùng với sự phát triển của hoạt động XNK, hành vi gian lận thương mại cũng tăng lên. Qua công tác nghiệp vụ hải quan cho thấy, một bộ phận doanh nghiệp đã thực hiện hành vi vi phạm phức tạp, tinh vi hơn; một số doanh nghiệp cịn cố
tình né tránh làm việc trực tiếp, cử người đến làm việc không đúng thẩm quyền, hoặc cung cấp hồ sơ chậm theo yêu cầu của cơ quan hải quan… gây chậm trễ, khó khăn trong xử lý hồ sơ và mất thời gian chờ đợi. Trong khi đó, chưa có biện pháp chế tài các trường hợp này, làm kéo dài thời gian KTSTQ, có những vụ đến khi kiểm tra được kết quả thì việc khắc phục hậu quả gặp nhiều vướng mắc.
- Kiến nghị về công tác phối kết hợp: cùng với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động ngoại thương, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng phát triển và mở rộng. Bên cạnh đó, tình trạng bn lậu, gian lận thương mại diễn ra với hình thức ngày càng tinh vi hơn và có chiều hướng gia tăng. Để khắc phục được tình trạng này thì sự nỗ lực của riêng ngành hải quan là chưa đủ, mà cần phải phát huy vai trị, thẩm quyền của Bộ Tài chính và sự tham gia của tất cả các cơ quan ban ngành khác có liên quan như Tổng cục thuế, hệ thống Ngân hàng các cấp, Bộ cơng an…Do đó, kiến nghị Bộ Tài chính sẽ phải là đơn vị chủ trì trong việc:
+ Ban hành các văn bản pháp luật về việc phối kết hợp giữa Bộ Tài chính, cơ quan hải quan cũng như các cơ quan, ban ngành khác có liên quan, ban hành văn bản phối hợp giữa cơ quan hải quan và hệ thống ngân hàng các cấp trong việc kiểm tra, kiểm soát thanh toán qua ngân hàng của các doanh nghiệp nhằm giúp đỡ cho hoạt động KTSTQ tốt hơn
+ Ban hành văn bản phối kết hợp giữa cơ quan hải quan và cơ quan thuế trong việc kiểm tra tính chính xác của các nội dung trên tờ khai hải quan với các sổ sách, chứng từ kế toán của doanh nghiệp mà cơ quan thuế thu thập được. Tích cực đẩy mạnh cơng tác trao đổi thông tin với cơ quan thuế để kiểm tra việc bán hàng sau thông quan của doanh nghiệ p.
+ Ban hành văn bản phối hợp giữa cơ quan hải quan với Bộ công an trong việc đôn đốc, thu hồi nợ đọng thuế cũng như việc quản lý các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu trên địa bàn.