Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Quản trị nợ xấu tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 620 (Trang 45 - 48)

Chương 2 Thực trạng quản trị nợ xấu tại BIDV

2.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức và hoạt động của BIDV

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có thể chia thành các giai đoạn sau :

Thời Kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 - 1981)

Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) - tiền thân của Ngân hàng ĐT&PTVN - được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng.

Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội

Thời Kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981-1990)

Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ.

Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước.

Định hạng

Kết quả

MOODY’S S&P

Triển vọng Ổn định Ổn định

Định hạng tiền gửi nội tệ/ ngoại tệ dài hạn B1/B2 B+ Định hạng nhà phát hành nội tệ/ngoại tệ dài hạn B1/B2 B

Định hạng năng lực tài chính độc lập E B+

Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Chức năng là hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt theo chủ trương chủ Chính phủ; Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của NHTM.

Thời Kỳ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (5/2012 đến nay)

Tháng 12/2011 đánh dấu bước chuyển biến lớn trong quá trình phát triển của BIDV khi thực hiện chào bán cổ phần lần đầu ra cơng chúng (IPO) để chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP vào tháng 5/2012.Ngày 24/01/2014, BIDV đã niêm yết thành cơng tồn bộ 2.811.202.644 cổ phiếu trên Sở giao dịch Chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh, trở thành cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn thứ 6 trong chỉ số VnIndex.

Hiện nay, BIDV là một trong 3 ngân hàng Thương mại lớn nhất Việt Nam, là Ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ tại Việt Nam (Được đánh giá vị trí số 1 về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng công nghệ thông tin trong khối các ngân hàng tại Việt Nam liên tục từ năm 2007 đến nay).BIDV là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thực hiện kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế-IFRS, là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam được tổ chức định dạng tín nhiệm quốc tế Moody’s và Standard and Poor’s định hạng.Các kết quả cho thấy hoạt động của BIDV cơng khai, minh bạch, an tồn và hướng theo thông lệ , các chỉ số tín nhiệm tiếp tục được duy trì.

Tính đến 31/12/2014, BIDV có 136 chi nhánh, hơn 600 phịng giao dịch/quỹ tiết kiệm, chi nhánh tại nước ngoài cùng hơn 18000 cán bộ trên toàn hệ thống, phục vụ hơn 80000 khách hàng doanh nghiệp là các tập đồn, tổng cơng ty, hơn 5 triệu khách hàng cá nhân và có quan hệ với hơn 1700 định chế tài chính trong nước và quốc tế.BIDV là sự lựa chọn tin cậy của các tổ chức quốc tế như : WorldBank, ADB,NIB,...

Ngành nghề kinh doanh chính của BIDV

+ Cấp tín dụng ( Cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, phát hành thẻ tín dụng,..) + Dịch vụ huy động vốn ( tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu)

+ Dịch vụ tài trợ thương mại

+ Dịch vụ thanh toán ( Trong nước và quốc tế) + Dịch vụ tài khoản

+ Dịch vụ thẻ ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản trị nợ xấu tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 620 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w