Chương 2 Thực trạng quản trị nợ xấu tại BIDV
2.2. Quản trị nợ xấu tại BIDV
2.2.2. Hệ thống các văn bản về quản trị nợ xấu được vận dụng tại BIDV
Tuân thủ các quy định của Ngân hàng nhà nước và Chính phủ.
Trong phạm vi quản lý nhà nước, Ngân hàng nhà nước đã ban hàng các văn bản điều tiết hoạt động hàng như : Thông tư 13/2010/TT-NHNN về việc “ Quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” thay thế Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN,Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN và Quyết định số 783/2005/QĐ- NHNN quy định về việc “ ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng”. Đồng thời là quyết định, thông tư quy định về việc phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng : Thông tư 09/2014/TT-NHNN và Thông tư 02/2013/TT-NHNN lần lượt ra đời, sửa đổi bổ sung cho Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN.
Tuân thủ các quy định nội bộ
Trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật và quy định của NHNN, NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã ban hành các quy định nội bộ về quản lý tín dụng và quản trị rủi ro.
2.2.3. Thực trạng quản trị nợ xấu tại BIDV2.2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nợ xấu 2.2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nợ xấu
Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam tổ chức bộ máy quản lý RRTD cũng như quản trị nợ xấu theo mơ hình quản lý tập trung.Quản trị nợ xấu là một bộ phận của quản lý rủi ro tín dụng, do đó tổ chức bộ máy quản lý nợ xấu nằm trong bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tín dụng.
Nợ xấu được quản lý bởi Ban Quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư thuộc Ủy ban Quản lý rủi ro tại Hội sở chính : Thực hiện đưa ra các Quyết định xử lý rủi ro cho từng khoản vay; Xem xét và phê duyệt phương án thu hồi từng trường hợp khoản vay; Xem xét, đánh giá tình hình thực hiện thu hồi các khoản nợ đã được xử lý chuyển hạch toán ngoại bảng.Trên cơ sở quyết định xử lý rủi ro của Ban quản lý RRTD,Đầu tư HĐQT xem xét và ra quyết định sử dụng quỹ dự phòng để xử lý đối với các trường hợp mà Ủy ban Quản lý rủi ro đã chấp thuận.Ban quản lý RRTD, Đầu tư làm việc theo nguyên tắc tập thể, xem xét và biểu quyết theo đa số, chịu trách nhiệm về quyết định xử lý rủi ro theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Đồng thời, Ban quản lý tín dụng thuộc khối Quản trị rủi ro, là một bộ phận chun trách, có nhiệm vụ quản lý hoạt động tín dụng nói chung và xử lý nợ xấu của cả hệ thống BIDV, làm đầu mối trong công tác xử lý nợ, nghiên cứu và hướng dẫn các chi nhánh thực hiện các văn bản chỉ đạo có liên quan của NHNN, phối hợp với các phịng ban tại Hội sở chính và các đơn vị thành viên kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh. Ban quản lý tín dụng đóng một vai trị quan trọng trong công tác quản trị nợ xấu của BIDV.Phòng quản lý nợ xấu trực thuộc Ban quản lý rủi ro tín dụng.
Với việc tập trung xử lý nợ tại Hội sở chính qua Ủy ban Quản lý rủi ro và khối Quản trị rủi ro đã có thể kiểm sốt tổng thể các biện pháp xử lý nợ đối với từng khách hàng cũng như thống nhất biện pháp xử lý chung cho cùng một khách hàng có dư nợ tại nhiều chi nhánh, tránh được tình trạng dư nợ của khách hàng ở chi nhánh này là nợ tốt còn tại chi nhánh khác lại là nợ xấu.Tại các chi nhánh, nợ xấu được quản lý tại phòng Quản lý rủi ro thuộc khối Quản lý rủi ro.
Bên cạnh đó, BIDV đã thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (BAMC) .BAMC thành lập theo quyết định số 57/QĐ-HĐQT ngày 05/12/2001, là một đơn vị hạch toán độc lập với nhiệm vụ bao gồm tiếp nhận, quản lý các khoản nợ xấu, nợ còn tồn đọng và các tài sản đảm bảo nợ vay khác có liên quan đến khoản nợ tồn đọng để xử lý; bán trực tiếp tài sản được giao để xử lý thu hồi nợ theo giá trị thị trường của tài sản.BAMC được quyền chủ động xử lý tài sản đảm bảo nợ vay bằng biện pháp thích hợp theo quy định của pháp luật như : sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, góp vốn, khai thác kinh doanh,...để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật, sự ủy thác và thỏa thuận của BIDV.BAMC đã góp phần nâng cao hiệu quả xử lý và thu hồi nợ của BIDV giai đoạn trước cổ phần hóa.
Cụ thể : Từ khi thành lập đến cuối năm 2005, BAMC đã tiếp nhận và thu hồi nợ chủ yếu là các khoản nợ tồn đọng, phát sinh trước 31/12/2000 của BIDV.Năm 2006, BAMC đã cho phép được áp dụng thí điểm hoạt động nhận ủy thác xử lý nợ xấu phát sinh sau thời điểm 31/12/2000. Đến năm 2008, BAMC đã cơ bản hồn thành cơng tác xử lý nợ đã đưa ra hạch toán ngoại bảng của BIDV.
Đến tháng 01/2011 thực hiện Nghị định số 25/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ , BAMC đã chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành cơng ty trách nhiệm hưu hạn một thành viên. Hiện tại đang trong giai đoạn xây dựng phương án kinh doanh và nghiệp vụ mới để triển khai hoạt động lại vào thời điểm thích hợp.
a. Nhận biết và phân loại nợ xấu
(i) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Ngay sau khi Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN được ban hành, song song với việc phân loại nợ theo điều 6 ( theo tuổi nợ quá hạn ), BIDV đã xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ( Internal Credit Rating System - ICRS) để xếp hạng khách hàng làm cơ sở phân loại nợ theo thông lệ quốc tế. Sau khi được NHNN thẩm tra và phê duyệt, bắt đầu từ quý IV/2006, BIDV đã áp dụng hệ thống này. Hệ thống bao gồm 14 chỉ tiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá tồn diện về khách hàng như tình hình tài chính, khả năng trả nợ, chiều hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như những ảnh hưởng từ các điều kiện kinh tế vĩ mô, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV bao gồm 3 mơ hình xây dựng cho 3 đối tượng khách hàng chính : Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là TCTD; Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là tổ chức kinh tế ( doanh nghiệp ) và Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là cá nhân. Trong đó, cấu phần hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp là chủ yếu vì đây là đối tượng có tổng dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Nguyên tắc chấm điểm là một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5 khoảng giá trị là 5 mức điểm 20, 40, 60, 80, 100. Tùy theo mức độ quan trọng giữa các chỉ tiêu và nhóm các chỉ tiêu mà sẽ có trọng số khác nhau.Điểm dùng để tổng hợp xếp hạng khách hàng sẽ là tổng các tích số của điểm mỗi chỉ tiêu nhân với trọng số.Mức xếp hạng căn cứ vào tổng số điểm khách hàng đạt được mà phân loại vào một trong các hạng sau : AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D.
Nhóm nợ Xếp hạng tín dụng nội bộ
Nhóm 3 B, CCC, CC
Nhóm 4 ^c
Nhóm 5 ^D
Sơ đồ 2.3.Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ BIDV
Nguồn : Sổ tay tín dụng BIDV
(ii) Phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro cho các khoản nợ xấu
Đối với khách hàng là doanh nghiệp, TCTD thì dư nợ sẽ được phân loại theo kết quả của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Căn cứ vào kết quả của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các khoản nợ của khách hàng sẽ được phân loại vào các nhóm nợ xấu tương ứng như sau :
khách hàng này được phân loại theo quy định hiện hành của NHNN, bao gồm Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN và mới đây là Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Thông tư 09/2014/TT-NHNN và hướng dẫn phân nhóm, tính tốn tài sản có có rủi ro tại Thơng tư 36/2014/TT-NHNN.
Trích lập dự phịng rủi ro đúng, đủ theo các quy định hiện hành, hiện nay là áp dụng tỷ lệ quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN .Theo đó thì tỷ lệ trích lập DPRR cụ thể đối với từng nhóm nợ cụ thể là : Nợ nhóm 1 là 0%; Nợ nhóm 2 là 5%; Nợ nhóm 3 là 20%; Nợ nhóm 4 là 50% và Nợ nhóm 5 là 100% trên tổng dư nợ gốc trừ tài sản đảm bảo được khấu trừ tương ứng với mỗi khoản vay quá hạn.
b. Đo lường nợ xấu
BIDV đã đi đầu trong việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ IRS để làm cơ sở cho việc lượng hóa rủi ro, xác suất vỡ nợ. BIDV đang xây dựng và áp dụng mơ hình tính tốn tổn thất dự kiến ( Expected Loss/VAR)- phương pháp đo lường định lượng dựa
trên các phần mềm nhập và chạy dữ liệu một cách hệ thống, đồng thời dựa trên kỹ thuật đo lường rủi ro theo thông lệ quốc tế.
Tổn thất dự kiến EL = EAD * PD * LGD
Trong đó, EAD là dư nợ có rủi ro cao; PD là xác xuất xảy ra rủi ro; LGD là tỷ lệ tổn thất khi khách hàng không trả được nợ.
Biện pháp quản lý nợ xấu
(i) Tăng cường giám sát hoạt động tín dụng và các khoản vay đã giải ngân.
Rà sốt, đánh giá lại tồn bộ danh mục nợ xấu, đánh giá lại TSĐB của khoản vay, khả năng thu hồi. Tăng cường giám sát chất lượng tín dụng trong hệ thống trên cơ sở thường xun rà sốt, đánh giá mức độ khó khăn trong hoạt động của từng khách hàng để tìm biện pháp tháo gỡ xử lý.
Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ tại ba miền và quản lý tập trung tại Hội sở chính.Ban kiểm sốt nội bộ ln tiến hành các đợt kiểm tra, rà sốt tính tn thủ chính sách, quy định nội bộ của BIDV cũng như các quy định pháp luật.
Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng trong tồn hệ thống về việc thực hiện các quy định về tín dụng, phân loại nợ và trích lập DPRR. Trích lập đúng, đủ DPRR đảm bảo xử lý nợ xấu theo thông lệ và quy định của pháp luật.
Xây dựng mơ hình tổ chức quản lý rủi ro mới : Tập trung vào khách hàng; Tập trung vào sản phẩm, Tăng thẩm quyền và trách nhiệm của HĐQT; Đơn giản, rõ ràng trách nhiệm; Mỗi người là một trung tâm lợi nhuận; Đáp ứng được mọi yêu cầu quản trị rủi ro của Ngân hàng .
(ii) Nâng cao năng lực tài chính
BIDV đã thực hiện các biện pháp tăng vốn, gia tăng tài sản có thơng qua các đợt phát hành bổ sung cổ phiếu cho nhà đẩu tư trong và ngoài nước.
(iii) Các biện pháp xử lý nợ xấu chính BIDV đã áp dụng - Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn
Tiến hành cơ cấu lại nợ căn cứ vào thực trạng và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp tạm thời khó khăn về tài chính nhưng vẫn có giải pháp để vượt qua và vẫn có thiện trí trả nợ ngân hàng thì khoản vay sẽ được xem xét cơ cấu lại bằng nhiều hình thức như giãn nợ, miễn giảm lãi suất hoặc cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư thêm nếu xét thấy phương án kinh doanh/ hướng giải quyết khả thi và hiệu quả.
Xem xét hỗ trợ các doanh nghiệphỗ trợ các doanh nghiệp có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, thực hiện chuyển nhượng, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp M&A để tạo nguồn trả nợ ngân hàng. Xem xét tài trợ vốn cho các doanh nghiệp/đối tác có năng lực mua lại các dự án/tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp khó khăn để thu hồi nợ vay.
BIDV thực hiện cơ cấu nợ, giảm miễn lãi để khuyến khích khách hàng trả nợ gốc và lãi đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời trong sản xuất kinh doanh. Rà sốt đơn giản hóa thủ tục cho vay; đẩy nhanh tiến độ phê duyệt cấp tín dụng đối với các dự án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn cao.
Bám sát kế hoạch triển khai phương án xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính trong q trình thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 để có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp đối với các khoản nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước tại BIDV.
Đồng thời triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tháo gỡ khó khăn như cung cấp các gói sản phẩm cho vay cá nhân để mua, thuê mua nhà xã hội giai đoạn 2013-2015 trị giá gần 20.000 tỷ đổng.
Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro
BIDV thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành của NHNN.Ngân hàng được quyền sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trong các trường hợp :
+ Khách hàng là tổ chức bị phá sản, giải thể và đã hồn thành việc thanh tốn tài sản.Mức độ xử lý rủi ro bằng mức tổn thất sau khi thanh lý tài sản của tổ chức bị phá sản, giải thể. + Tổn thất bởi nguyên nhân khách quan trong khi thực hiện nghiệp vụ quản lý về dự trữ ngoại hối, thanh toán, dự trữ vàng, tiền gửi ngoại tệ tại các Ngân hàng nước ngoài .
+ Các khoản tổn thất khơng có khả năng thu hồi khác như : các khoản cá nhân, tổ chức bồi thường theo kết luận của cơ quan pháp luật, thống đốc NHNN nhưng sau khi đã thực hiện việc bồi hồn vẫn khơng có khả năng bồi thường đủ theo kết luận.
+ Những khoản nợ vay khách hàng được chính phủ xóa nợ nhưng khơng được cấp nguồn để bù đắp và chưa được sử dụng dự phịng để xử lý.
Xây dựng quy trình xử lý tài sản đảm bảo
Trong trường hợp tài sản đảm bảo được dùng để đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận của các bên; nếu khơng có thỏa thuận nào thì tài sản sẽ được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.Tuy nhiên đối với những tài sản có thể xác định được giá thị trường cụ thể, đáng tin cậy thì tài sản được bán theo giá thị trường mà không phải qua thủ tục đấu giá, đồng thời phải báo cho bên đảm bảo và bên cùng nhận bảo đảm khác ( nếu có ).
Trường hợp tài sản được dùng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận đảm bảo; nếu khơng có thỏa thuận nào hoặc khơng thỏa thuận được thì tài sản sẽ được đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Việc xử lý tài sản đảm bảo phải thực hiện khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, cá nhân và tổ chức có liên quan đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Bán nợ
BIDV là ngân hàng dẫn đầu về giá trị nợ xấu bán cho VAMC. Năm 2014, BIDV đã bán hơn 6000 tỷ nợ xấu trên sổ sách cho VAMC và thực hiện chủ trương và quy định của NHNN về việc bán nợ xấu cho VAMC, đưa nợ xấu toàn ngành về dưới mức 3%, BIDV