Giải pháp quản trị nợ xấu của BIDV

Một phần của tài liệu Quản trị nợ xấu tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 620 (Trang 76 - 80)

Chương 2 Thực trạng quản trị nợ xấu tại BIDV

3.2. Giải pháp quản trị nợ xấu của BIDV

Xử lý nợ tồn đọng

Tỷ lệ nợ xấu ty đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, đặc biệt tỷ lệ nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ xấu. Điều này làm xấu báo cáo tài chính của Ngân hàng cũng như hạn chế khả năng mở rộng tín dụng, tăng chi phí phát sinh liên quan đến quản lý và thu hồi nợ.Do đó cần phải đẩy nhanh các biện pháp xử lý nợ tồn đọng.

❖ Nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định tín dụng theo hướng vừa tạo điều kiện tốt để tăng trưởng tín dụng vừa kiểm sốt tốt rủi ro.

Chất lượng thẩm định các dự án đầu tư và đánh giá tài sản đảm bảo quyết định chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Thẩm định dự án và cho vay theo dự án là hoạt động quan trọng ở Ngân hàng.Ngân hàng cần ban hành các quy định, quy trình, hướng dẫn cụ thể và rõ ràng hơn nữa về thẩm định và kiểm soát dự án theo hướng hiện đại và theo sát chuẩn mực quốc tế để nâng cao chất lượng thẩm định; bên cạnh đó cần đào tạo, nâng cao trình độ chuyên mơn của cán bộ phân tích tín dụng và thẩm định dự án.

❖ Tăng cường hơn nữa việc phân tích, phân loại nợ xấu định kỳ.

Cán bộ tín dụng phải coi việc phân tích, phân loại nợ xấu là cơng việc trọng yếu.Đối với từng khoản nợ có vấn đề cần phải phân tích thực trạng tình hình tài chính khách hàng, tìm ra ngun nhân dẫn đến nợ xấu , khả năng thu hồi nợ đến đâu, tìm hiểu rủi ro đạo đức của khách hàng để từ đó có phương án, kế hoạch thu hồi nợ hợp lý.

Việc phân tích, phân loại nợ này cần diễn ra thường xuyên, liên tục, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận có liên quan, các bộ phận hỗ trợ tín dụng để xử lý kịp thời.

Ban xử lý nợ của mỗi Chi nhánh cần có những cán bộ nắm vững nghiệp vụ, thơng hiểu con nợ, có kinh nghiệm trong cơng tác kiểm tra, thanh tra, phân tích và xử lý các khoản nợ xấu.Tiến hành phân tích trên nhiều góc độ khác nhau, cả mặt định tính và định lượng để xác định đúng hướng xử lý khoản nợ đó.

❖ Nâng cao năng lực tài chính

So với các NHTMCP trên thế giới thì quy mơ vốn chủ sở hữu của BIDV còn quá nhỏ, điều này hạn chế khả năng cạnh tranh và chủ động trong việc xử lý nợ xấu.Bản thân ngân hàng cần nâng cao hiệu quả hoạt động và không ngừng nâng cao, phát triển dịch vụ , cung cấp những tiện tích mới cho khách hàng nhằm tăng lợi nhuận, tăng vốn chủ sở hữu; chủ động tìm kiếm đối tác chiến lược, thu hút sự đầu tư của các tổ chức tài

chính quốc tế, NHTMCP nước ngồi tham gia liên doanh, liên kết để tăng vốn hoạt động, thực hiện chuyển giao công nghệ theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như khả năng quản trị trong đó có quản trị rủi ro, quản trị nợ xấu.

❖ Tăng cường vai trò của BAMC trong việc thu hồi và xử lý nợ xấu

Giai đoạn từ 2001 đến 2009, BAMC đã góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tồn đọng của BIDV , tuy nhiên hiện nay BAMC đang trong q trình phát triển và hồn thiện nghiệp vụ, chưa hoạt động trở lại. Do đó, BIDV cần nhanh chóng đưa BMAC hoạt động trở lại , chuyên trách về hoạt động thu hồi và xử lý nợ xấu.

Nâng cao quy mơ vốn và đa dạng hóa các nghiệp vụ của BAMC.

❖ Tăng cường số lượng và chất lượng nguồn nhân lực

- Chính sách tuyển dụng cán bộ mới, đặc biệt thu hút nhân sự có chun mơn, kinh nghiệm từ các tổ chức tài chính, ngân hàng trong và ngồi nước.

Chính sách giữ chân cán bộ cũ có năng lực, kinh nghiệm.

- Chú trọng cơng tác đào tạo và đào tạo lại, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của các cán bộ

❖ Hồn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ

BIDV đã áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ từ quý IV/2006. Qua một quá trình áp dụng đã thấy rõ hiệu quả của phương pháp này với ý nghĩa quản trị rủi ro tổng thể đó với một khách hàng, tăng tính khách quan trong hoạt động tín dụng và mở rộng chủ quyền của các chi nhánh. Song không phải doanh nghiệp, cá nhân nào cũng đủ điều kiện để xếp hạng tín dụng và để có một chính sách quản lý rủi ro đồng bộ, đầy đủ và hiệu quả thì việc hồn thiện và phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là cần được áp dụng đối với từng tổ chức,cá nhân và định chế tài chính.Bởi lẽ, tương lai các dịch vụ, sản phẩm gắn với các đối tượng trên là rất phổ biến.

❖ Tích cực đẩy mạnh lộ trình áp dụng Basel II

Chuẩn bị nguồn lực và cơ sở hạ tầng để có thể áp dụng Basel II, nâng cao năng lực quản trị, minh bạch và đo lượng hiệu quả nợ xấu để có những biện pháp, giải pháp xử lý hiệu quả, kịp thời.

❖ Nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng và phân tích các thơng số đảm bảo an tồn trong hoạt động tín dụng

Để thực hiện tốt cơng tác thẩm định thì cần phải có hệ thống thơng tin, cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời.Thơng tin đảm bảo u cầu sẽ giúp việc thẩm định được chính xác hơn, có được quyết định phù hợp.

Cần tiến hành thu thập thông tin khách hàng từ tất cả các kênh như trung tâm Tín dụng, thơng tin nội bộ, thông tin từ cơ quan thuế, từ lịch sử cấp tín dụng, từ internet,.. .Xây dựng hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản trị thơng suốt từ dưới lên trên, giữa các phịng ban để đảm bảo tính kịp thời, chính xác và đầy đủ.

Phân tích, đánh giá các thơng tin về quản lý tài sản nợ/có; việc thực hiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, các tỷ lệ phản ánh rủi ro tín dụng, khả năng chi trả.

❖ Đổi mới, nâng cao công nghệ ngân hàng

Không chỉ trong việc phát triển cung cấp các dịch vụ, sản phẩm tiện ích mới cho khách hàng mà việc đổi mới cơng nghệ cịn tạo điều kiện cho cơng tác quản lý, điều hành tập trung, cho phép Hội sở chính, HĐQT, Ban giám đốc có thể giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tại từng chi nhánh; nâng cao khả năng , hiệu quả quản trị, điều hành, kiểm tra giám sát và quản trị rủi ro cũng như sự bảo mật và an ninh thơng tin tín dụng.Cần áp dụng, triển khai các phần mềm hiện đại để theo dõi, kiểm soát rủi ro.

Một phần của tài liệu Quản trị nợ xấu tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 620 (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w