Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản trị nợ xấu tại BID

Một phần của tài liệu Quản trị nợ xấu tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 620 (Trang 70 - 76)

Chương 2 Thực trạng quản trị nợ xấu tại BIDV

2.3. Đánh giá chung về quản trị nợ xấu tại BIDV

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản trị nợ xấu tại BID

2.3.2.1. Những tồn tại

Thứ nhất,Nợ xấu vẫn ở mức cao

Mặc dù đáp ứng yêu cầu quản lý nợ xấu của NHNN dưới 3% và thấp hơn trung bình ngành nhưng nợ xấu của BIDV vẫn chiếm tỷ lệ cao trên tổng dư nợ.Đặc biệt tỷ lệ nợ nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn ) chiểm tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn, và có xu hướng tăng lên. Điều này làm tăng khả khả năng mất vốn của Ngân hàng, tăng chi phí dự phịng cụ thể ( 100% đối với nợ thuộc nhóm 5), làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và tốn nhiều thời gian, chi phí cho việc thu hồi nợ.Bên cạnh đó,tỷ lệ nợ xấu bán cho VAMC cao, rủi ro nợ xấu quay trở lại ngân hàng khi VAMC không hoạt động hiệu quả và nợ không được thu hồi trong tương lai.

Thứ hai,Hoạt động xử lý nợ của BAMC chưa hiệu quả

Hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (BAMC) còn nhiều hạn chế .Các nghiệp vụ xử lý nợ xủa cơng ty cũng cịn những nhược điểm, chưa thật sự chủ động trong cơng tác thu hồi nợ, chưa có đầy đủ chức năng nghiệp vụ của một công ty chuyên về xử lý nợ như các nước khác trong khu vực. Hiện nay BAMC tồn tại như một phòng ban đại diện.

Thứ ba ,Nhận biết và đo lường nợ xấu chưa chính xác

Các phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng của BIDV cịn mang tính chất định tính, chỉ có duy nhất phương pháp “ chấm điểm tín dụng “ là mang tính định lượng.Tuy nhiên hệ thống chấm điểm tín dụng của BIDV cịn nhiều yếu tố “ động” , có xu hướng biến động nhiều trong thực tế.Nhưng với hệ thống tính điểm theo ma trận như hiện nay các yếu tố “động” này khơng thể hiện độ nhạy của nó với kết quả điểm tín dụng, do đó kết quả chấm điểm có độ chính xác chưa cao.

Chỉ tiêu PD được tính tốn dựa trên phương pháp thống kê tốn học thông thường chứ chưa phải phương pháp mơ hình hóa; các chỉ số PD, LGD, EL mới được tính tốn cho một nhóm khách hàng, và mới chỉ dừng lại ở tính tốn tổn thất dự kiến, chưa tính tốn được tổn thất ngồi dự kiến, VAR tín dụng cũng như sử dụng các mơ hình để tính tốn và phân phối tổn thất.

Thứ tư, Hạn chế trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Do áp dụng mơ hình kiểm sốt đơn, chỉ hồn tồn dựa vào hoạt động kiểm sốt nội bộ của chính ngân hàng và sự giám sát bên ngoài của ngân hàng nhà nước mà khơng có sự giám sát của các cơ quan kiểm tốn độc lập bên ngồi hay sự giám sát của thị trường.

Mặc dù ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ được tổ chức thống nhất từ Hội sở đến chi nhánh và các đơn vị thành viên.Tuy vậy, tính độc lập của các cuộc kiểm tra, kiểm sốt lại khơng cao, chưa đạt được mục tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.Phương thức điều hành bộ máy kiểm tra kiểm sốt nội bộ cịn chủ yếu theo chiều ngang vì vậy thơng tin theo ngành dọc bị giảm bớt, chưa phản ánh đúng tình hình thực tế.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại a.Nguyên nhân chủ quan

❖ Cơ cấu cho vay chưa hợp lý

Chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ bản,công nghiệp chế biến, bán buôn bán lẻ và sửa chữa ô tô, xe máy; cho vay Doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, trong khi hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước những năm gần đây kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ, thị trường bất động sản vẫn còn chưa phục hồi.

❖ Hạn chế của công ty BAMC

Quy mô vốn điều lệ của BAMC cịn nhỏ so với quy mơ nợ xấu Nghiệp vụ còn hạn chế

❖ Đội ngũ nhân sự còn hạn chế

Thiếu đội ngũ nhân sự chun nghiệp, có trình độ trong việc thẩm định, cấp tín dụng và quản trị rủi ro, nợ xấu. Đội ngũ nhân sự chưa được đào tạo một cách đầy đủ và có hệ thống .Việc đo lường nợ xấu cũng như lượng hóa rủi ro được phát triển trên nền tảng lý thuyết phức tạp và đều là những kiến thức mới.Do đó khó khăn khi ngân hàng triển khai áp dụng một biện pháp hay chuẩn mực quản trị rủi ro mới, đặc biệt trong việc bám sát chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro.

❖ Công nghệ ngân hàng

Hoạt động tín dụng hay hoạt động giám sát tài chính của ngân hàng rất cần có cơng nghệ hiện đại. Hạn chế trong cơ sở dữ liệu để chạy mơ hình xem như rào cản lớn nhất hạn chế khả năng áp dụng các mơ hình định lượng tại ngân hàng.Mặc dù đã được chú trọng và xây dựng phù hợp với công nghệ mới theo chuẩn quốc tế những vẫn chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ.

b.Nguyên nhân khách quan ❖ Môi trường kinh doanh

- Điều kiện thị trường không thuận lợi, nhiều biến động, bất ổn kinh tế như giá cả, tỷ giá hối đối, lãi suất biến động mạnh; chính trị khu vực và thế giới.

- Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, thiếu hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch.Chính sách của chính phủ chưa nhất quán, thay đổi nhiều, các quy định về an tồn trong hoạt động tín dụng, quy định liên quan đến quản lý đất đai, chuyển nhượng đất đai,.. gây khó khăn cho các Ngân hàng trong việc tuân thủ, áp dụng để quản lý nợ cũng như xử lý tài sản đảm bảo gặp phải nhiều vướng mắc.

- Khí hậu, thiên tai, dịch bệnh gia tăng,diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.

❖ Mối quan hệ tam giác : NHTM nhà nước - Nhà nước - Doanh nghiệp Nhà nước tồn tại bao nhiêu năm nay

Ngân hàng phải thực hiện cho vay theo chỉ định, chính sách của Chính phủ đối với các lĩnh vực ưu tiên mà chất lượng các khoản vay thường khơng tốt, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến các khoản nợ tồn đọng suốt một thời gian dài, khó giải quyết, nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn .

❖ Thị trường mua bán nợ chưa phát triển

Ở các thị trường tài chính phát triển, bên cạnh các định chế tài chính như ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí các cơng ty chuyên quản lý mua bán nợ luôn tồn tại. Ở Việt Nam, khái niệm “Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản” chính thức ra đời năm 2001 từ Quyết định 150, tuy nhiên hoạt động của các doanh nghiệp này vẫn còn rất trầm lắng.Các cơng ty mua bán nợ ngồi cơng ty mua bán nợ của Bộ Tài chính thì có khoảng 20 công ty quản lý và khai thác tài sản (A.M.C). Các A.M.C ở Việt Nam hiện nay hầu như là do các ngân hàng thương mại (NHTM) đứng ra thành lập và quản lý; quy mơ vốn cịn nhỏ.

Các quy định cho AMC hơn 13 năm qua không được sửa đổi, bổ sung, dù nhiều nội

dung khơng cịn phù hợp với tình hình mới. Đó là lý do khiến AMC khơng giúp được gì nhiều cho các ngân hàng, trong khi ở nước ngoài, AMC được coi là “cánh tay phải” của TCTD. Các AMC hoạt động khơng hiệu quả vì nhiều lý do: (i) chỉ hoạt động trong phạm vi các tài sản và khoản nợ của ngân hàng thương mại mẹ, thay vì tham gia vào thị trường mua bán nợ với các AMC khác; (ii) được thành lập chỉ để xử lý vụ việc nhất định và bị giải thể sau khi vụ việc được xử lý xong (trường hợp AMC của Vietcombank, được thành lập năm 1995, sau khi xử lý vụ án Minh Phụng Epco đã bị giải thể); (iii) các ngân hàng không thực sự quan tâm đến AMC trong hoạt động kinh doanh.

Phương thức mua bán còn hạn chế: Theo quy định tại Thông tư số 39/2004/TT-BTC

ngày 11/5/2004 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục và xử lý tài chính đối với hoạt động mua, bán, bàn giao, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, thì hoạt động mua bán nợ được thực hiện dưới 2 hình thức: mua bán nợ theo thoả thuận và mua bán nợ theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ.Phương thức mua nợ theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ chỉ áp dụng cho DATC, giá cả mua bán sẽ do các cơ quan quản lý nhà nước liên quan xem xét, xây dựng, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Các doanh nghiệp mua bán nợ khác chỉ áp dụng phương pháp duy nhất là mua bán nợ theo thỏa thuận. Việc mua, bán theo giá cả thị trường bằng các phương thức thoả thuận, đấu thầu, đấu giá hiện chưa có quy định.

Khó khăn trong việc xác định giá bán nợ : Nhiều nhà kinh tế cũng như các công ty

mua bán nợ đã đưa ra nhiều mơ hình khác nhau về định giá khoản nợ, nhưng chưa có sự thống nhất. Bản thân các TCTD cũng xây dựng cho mình các nguyên tắc xác định giá trị khoản nợ được giao dịch. Tuy nhiên, do chưa có sự thống nhất về việc định giá các khoản nợ nên có sự chênh lệch rất lớn giữa giá chào mua và giá chấp nhận bán.Tình trạng bên mua nợ đưa ra giá thấp, trong khi các TCTD muốn bán khoản nợ của mình với giá cao, đặc biệt đối với các TCTD nhà nước, do liên quan đến vốn nhà nước và trách nhiệm quản lý, dẫn đến quá trình đàm phán mua bán nợ đi đến thất bại.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng quản trị nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển giai đoạn 2011-2014. Cụ thể là :

Khái quát lịch sử hình thành phát triển,cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV.

Khái quát về diễn biến nợ xấu và tình hình quản trị nợ xấu . Tác giả đã phân tích thực trạng quản lý nợ xấu của BIDV từ cách nhận biết, đo lường, phân loại cho đến các biện pháp xử lý, thu hồi nợ đã áp dụng.

Từ thực trạng trên, tác giả đã đưa ra những đánh giá của mình về hoạt động quản trị nợ xấu tại BIDV , bao gồm cả những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế.Đây là cơ sở để đề xuất giải pháp và kiến nghị trong chương 3.

Chương 3. Một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản trị nợ xấu tại BIDV trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Quản trị nợ xấu tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 620 (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w