T Yếu tố của thang đo
1.2. Thách thức đối với thị trường
Trước hết, chúng ta không thể phủ nhận được Fintech góp phần tăng tính phổ cập của các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng trong các tầng lớp cư dân. Chẳng hạn như các công ty Fintech đã giúp cho nhiều khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp siêu nhỏ, những người có nhu cầu nhỏ và lẻ về tài chính có thể tiếp cận được các khoản tín dụng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, phần lớn các công ty Fintech không phải là các ngân hàng và do đó việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ tương đồng với các dịch vụ ngân hàng của các công ty Fintech tiềm ẩn một số rủi ro nhất định cho thị trường tài chính như sau:
Đối với các dịch vụ huy động, tại các ngân hàng thương mại, các khoản tiền gửi của khách hàng có tính an tồn tương đối cao vì: (1) khách hàng được bảo hiểm tiền gửi; (2) độ an toàn của khoản tiền gửi phụ thuộc vào khả năng chi trả chung của ngân hàng nhận tiền gửi. Trong khi đó, khi tham gia đầu tư vào các ứng dụng cho vay ngang hàng, độ an toàn của các khoản tiền gửi của khách hàng phụ thuộc vào khả năng trả nợ của người vay. Trong trường hợp này, vai trò trung gian của công ty Fintech là chưa rõ ràng dẫn đến rủi ro của nhà đầu tư là cao hơn rất nhiều.
Đối với lĩnh tín dụng, các ngân hàng truyền thống dành rất nhiều nguồn lực cho việc thẩm định khách hàng vay và qua đó có thể đảm bảo chất lượng của các khoản cho vay, góp phần đảm bảo an toàn cho nguồn vốn dùng để cho vay (tức là bảo vệ người tiền). Trong khi đó, tại các ứng dụng cho vay ngang hàng (P2P), các công ty Fintech chỉ kết nối người có tiền nhàn rỗi và người có nhu cầu về vốn. Vì vậy vai trị đánh giá chất lượng và giám sát danh mục cho vay của các Fintech là chưa được kiểm chứng. Điều này làm gia tăng rủi ro phát sinh nợ xấu, làm mất vốn đối với khách hàng gửi tiền. Mặt khác, sự minh bạch thông tin đối với các khoản vay mất khả năng chi trả cũng có thể là một trong những lo ngại đối với người gửi tiền tại các ứng dụng cho vay ngang hàng. Ví dụ, tại các ứng dụng P2P, khả năng mất vốn của người gửi tiền phụ thuộc vào chất lượng của danh mục cho vay tại ứng dụng đó (tức là tỷ lệ người vay khơng trả được nợ).
Giả sử sau khi gửi tiền, người gửi tiền nhận được thông báo là 5% số người vay tiền tại ứng dụng đó khơng trả được nợ, do đó, người gửi tiền sẽ mất vốn tương ứng 5% số tiền gửi của mình. Trong trường hợp này, người gửi tiền sẽ khó có cơ hội kiểm chứng tỷ lệ nợ xấu thực tế của ứng dụng trên do thiếu thơng tin về tồn bộ danh mục cho vay. Vì vậy, vấn đề minh bạch thông tin này nếu không được quy định và hướng dẫn chi tiết sẽ dễ dẫn đến rủi ro cho người dùng ứng dụng Fintech do hiện tượng bất cân xứng thông tin tạo ra.