Kien nghị với các bên liên quan 1.Đối với Chính Phủ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp áp dụng fintech vào hoạt động cung cấp dịch vụ NH tại NHTMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 715 (Trang 50 - 54)

3.1. Đối với Chính Phủ

Với tiềm năng rất lớn của lĩnh vực Fintech Việt Nam xét về quy mô dân số và lợi thế so sánh về nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhằm tận dụng tối đa những lợi ích mà lĩnh vực Fintech có thể đem lại cho thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam nói riêng và cho tăng trưởng kinh tế nói chung, tạo ra sự phát triển hài hòa giữa lĩnh vực ngân hàng - Fintech, đồng thời khuyến khích, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, một số nội dung cần triển khai trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất, Tổ giúp việc cần tiến hành khảo sát và đánh giá toàn diện lĩnh

vực Fintech ở Việt Nam, từ đó đề xuất tới Ban chỉ đạo các giải pháp để hoàn thiện hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam. Cụ thể:

(i) hồn thiện khn khổ pháp lý, xây dựng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm (nếu cần) hướng đến xây dựng một “sân chơi bình đẳng - level playing field” trong tương lai cho các cơng ty Fintech và ngân hàng thương mại, qua đó khuyến khích sự “hợp tác - cạnh tranh” cùng có lợi giữa 2 chủ thể này;

(ii) hoàn thiện hạ tầng thị trường tài chính, tăng cường kết nối liên thông (interoperability) giữa các hạ tầng thị trường;

(iii) đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ tài chính, chú trọng đến sự tiện lợi, dễ sử dụng nhưng vẫn đảm bảo tính an tồn, bảo mật; (iv) thúc đẩy nhu cầu của người sử dụng (qua việc nâng cao nhận thức về

tài chính của người dân, tăng cường lòng tin của người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ, bảo vệ người tiêu dùng..., gắn kết chặt chẽ với việc triển khai đồng bộ Chiến lược Quốc gia về phổ cập tài chính trong thời gian tới).

Thứ hai, cần nghiên cứu thấu đáo để hiểu rõ và làm chủ các cơng nghệ có

tính đổi mới, sáng tạo trước khi áp dụng ở Việt Nam, đảm bảo tránh rủi ro và mang lại hiệu quả cao nhất cho xã hội.

Thứ ba, cần tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn của các tổ chức quốc tế như ADB, WBG... và hợp tác song phương với cơ quan quản lý các nước để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hữu ích trong quản lý các doanh nghiệp Fintech.

Cuối cùng, các bộ, ngành liên quan (Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước...) cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc hồn thiện khn khổ pháp lý/quản lý đồng bộ và nhất quán, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của Fintech nhằm thúc đẩy sự phát triển năng động, bền vững và ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong q trình hồn thiện hệ sinh thái, thúc đẩy sự phát triển và hợp tác giữa các công ty Fintech với các NHTM. Cần nhận thức được vai trò của các công ty Fintech cũng như những cơ hội và thách thức mà Fintech mang lại đối với ngành ngân hàng, trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần triển khai nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện hệ sinh thái, thúc đẩy sự phát triển của các công ty Fintech đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho sự hợp tác giữa Fintech và các ngân hàng. Trong những năm qua, NHNN đã và đang chủ động trong việc tiếp cận vấn đề và đối thoại với các doanh nghiệp trong lĩnh vực Fintech để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện cho việc gia nhập thị trường của các công ty này. Bên cạnh đó, ngày 16/3/2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 328/QĐNHNN thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính. Đây là một bước đi quan trọng và minh chứng cho cách tiếp cận nghiêm túc của Chính phủ trong việc phát triển một khuôn khổ định hướng cho lĩnh vực Fintech phát triển. Dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Fintech, NHNN đã hoàn thành Báo cáo đánh giá về Hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam, đồng thời đề ra các nội dung trọng tâm của Fintech cần khẩn trương tập trung nghiên cứu. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo

Fintech của NHNN cũng cần thiết lập các kênh đối thoại trực tiếp với các công ty Fintech, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các công ty Fintech để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động. Gần đây nhất, NHNN đã tiến hành triển khai xây dựng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng để tạo lập nền tảng pháp lý và các điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai các công nghệ mới, thúc đẩy quá trình hợp tác giữa hệ thống ngân hàng và các công ty Fintech. Trong Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng 2030 cũng đã khẳng định việc cần khuyến khích hợp tác trong mối quan hệ cạnh tranh lành mạnh giữa ngân hàng và các công ty Fintech và cần ban hành chuẩn kết nối giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức cơng nghệ tài chính.

3.3. Đối với Hội sở Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Đối với VP Bank, cần triển khai chiến lược chuyển đổi số theo từng giai đoạn; chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ ứng dụng công nghệ thông tin, tận dụng được nền tảng cơng nghệ sẵn có. Song song với đó, ngân hàng cần tăng cường các giải pháp quản trị rủi ro, đảm bảo an ninh, bảo mật, đảm bảo dữ liệu người dùng. Mặt khác, ngân hàng cần có kế hoạch đào tạo, phân bổ nguồn nhân lực để từng bước chuyển đổi công nghệ số.. .Do con người là nhân tố quan trọng hàng đầu, đóng vai trị quyết định đến việc xây dựng hệ sinh thái Fintech của mọi quốc gia trước trào lưu phát triển của công nghệ, vì vậy, việc ươm mầm phát triển, thu hút, đào tạo và hỗ trợ các chuyên gia công nghệ/nhân tài am hiểu về công nghệ số và kiến thức về lĩnh vực tài chính - ngân hàng cần được ngân hàng hướng đến trên cơ sở nghiên cứu mơ hình quản lý và kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực như Singapore, Hong Kong, Indonesia, Úc.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh công nghệ số và fintech đang phát triển mạnh mẽ như ngày nay, việc các ngân hàng bắt tay hợp tác, cập nhật công nghệ mới là điều hết sức cần thiết để có thể đứng vững được trong thị trường cạnh tranh và tiếp tục phát triển. Với sự tiên phong trong việc áp dụng fintech vào hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng, ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) nói chung và chi nhánh Thăng Long nói riêngđã đạt được những thành cơng ban đầu, góp phần vào việc phổ cập tài chính tại Việt Nam, cũng như là nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng lợi ích cho khách hàng. Quán triệt mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu khoa học, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, đề tài “Thực trạng và giải pháp áp dụng Fintech vào hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - chi nhánh Thăng Long” đã tập trung giải quyết một số nội dung quan trọng như sau:

Một là, làm rõ khái niệm về Fintech, nhận thấy vai trò, chức năng quan

trọng của Fintech trong hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng và các mảng dịch vụ mà fintech hoạt động chủ yếu.

Hai là, phân tích thực trạng áp dụng fintech vào hoạt động cung cấp dịch

vụ ngân hàng tại chi nhánh, từ đó nhìn thấy những thuận lợi khó khăn cũng như thành công, hạn chế để có những định hướng, giải pháp đúng đắn cho việc phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn trong việc cung cấp dịch vụ của ngân hàng.

Ba là, đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối

với chất lượng dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượngdịch vai tròụ. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với kích thước mẫu là 200. Thang đo được đánh giá thông qua phương pháp độ tin cậy Cronbach alpha và phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA, kiểm định mơ hình lý thuyết bằng bằng phương pháp hồi quy tuyến tính bội, xác định mức độ quan trọng của từng yếu tố. Cuối cùng phương pháp mơ tả để đánh giá mức độ hài lịng của nhân viên.

Qua phân tích số liệu, có 5 nhóm nhân tố đánh giá thể hiện mức độ hài lòng của khách hàng tới chất lượng dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh là: (1) Phương tiện hữu hình, (2) Độ tin cậy, (3)Năng lực phục vụ, (4) Tính đồng cảm, (5)Tính đáp ứng. Trong đó, nhóm nhân tố tác động nhiều nhất tới sự thỏa mãn của khách hàng là năng lực phục vụ với hệ số B= 2,606

Bốn là, trên cơ sở định hướng phát triển ngân hàng, khóa luận đề xuất một

số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao việc phát triển chất lượng dịch vụ này.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng cho chi nhánh Thăng Long với những định hướng đã nêu ra cần có sự hỗ trợ của quản lý nhà nước và các cấp quản lý liên quan cùng với sự nỗ lực của bản thân ngân hàng. Mặc dù đề tài đề cập tới nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn và các giải pháp trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, tuy nhiên, đề tài mới chỉ tập trung vào phân tích và đánh một số khía cạnh chính tác động lên chất lượng dịch vụ. Những vấn đề khác cần có các cơng trình nghiên cứu tiếp theo nghiên cứu mới có thể giải quyết được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. KMPG (2018), KPMG global survey OfFintech activities in financial

Instituition 2018.

2. Mơ hình SERVQUAL trong đo lường chất lượng dịch vụ (2005), truy

cập ngày 12/4 < http://khachhangthamtu.vn/ nd497591.html>. 3. Nhóm Cơng tác Tài chính vi mơ Việt Nam - VMFWG (2018), Dự

thảo báo cáo ứng dụng cơng nghệ tài chính fintech) trong hoạt động tài chính vi mơ hướng tới phổ cập tài chính Việt Nam.

4. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Báo cáo thường niên ba

năm 2016, 2017, 2018

5. Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tốn, NHNN (2019),

Fintech tại Việt Nam: Nắm bắt xu hướng để “chuyển mình ” phát

triển, truy cập lần cuối ngày 5/4/2019

<http://thoibaonganhang.vn/84199.html>

6. Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), Đánh giá sự hài lòng của khách hàng

đối với chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ, Đại

học Tài chính- Marketing.

7. PricewaterhouseCoopers- PwC (2017,2018), Báo cáo Fintech tồn

cầu.

8. TS.Lê Huyền Ngọc (2018), Tác động của Fintech đối với hoạt động

ngân hàng và một số đề xuất để ngân hàng và Fintech cùng phát triển tại Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ, Đại học Mở TP.HCM.

9. Viện chiến lược ngân hàng (2018), Xu hướng phát triển Fintech trên

thế giới, những cơ hội, thách thức đặt ra vai tròới ngành ngân hàng và thực tiễn tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp áp dụng fintech vào hoạt động cung cấp dịch vụ NH tại NHTMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 715 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w