Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 711 (Trang 32 - 37)

1.3 Kinh nghiệm về tín dụng xan hở ngân hàng thương mại một số quốc gia

1.3.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

1.3.1.1 Anh

Anh đã tiến hành chú trọng phát triển mơ hình ngân hàng xanh. Năm 2010, Chính phủ Anh tun bố kế hoạch thành lập Ngân hàng đầu tư xanh chuyên đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng xanh mà thị trường không thể tài trợ được do lo ngại những rủi ro đi kèm. Ngân hàng đầu tư xanh của Anh đã đi vào hoạt động năm 2012 và là một ngân hàng chính sách thuộc sở hữu của Chính phủ Anh. Chính phủ Anh cung cấp nguồn vốn điều lệ cho ngân hàng trị giá 3.8 tỷ bảng và là một thành viên trong Hội đồng quản trị. Tuy nhiên hoạt động của Ngân hàng là độc lập và khơng chịu sự kiểm sốt của Chính phủ.

Mục tiêu chính khi thành lập Ngân hàng đầu tư xanh là để giải quyết sự khó khăn khi huy động nguồn vốn tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng xanh. Thông qua việc thành lập và hoạt động của Ngân hàng đầu tư xanh, Chính phủ Anh hi vọng có thể khuyến khích nguồn vốn tư nhân cho các dự án xanh nhằm gia tăng quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Mục tiêu của Ngân hàng là thu hút khoảng 18 tỷ bảng nguồn vốn tư nhân đầu tư vào khu vực xanh trong năm tài khóa 2015-2016; cùng với đó tiến hành hỗ trợ vốn cho các tổ chức doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư sang khu vực xanh mà đang gặp vấn đề về vốn.

Ngân hàng đầu tư xanh đánh giá tiềm năng của dự án trên cơ sở sự chắc chắn, hiệu quả đầu tư và mức độ đáp ứng các yêu cầu thân thiện với môi trường. Những lĩnh vực đầu tư chủ yếu của ngân hàng bao gồm năng lượng tái tạo, giao thông, xử lý rác và

nguồn nước,...Ngân hàng dành ưu tiên cho các dự án cơ sở hạ tầng xanh có rủi ro thấp, giá trị thương mại cao.

1.3.1.2. Mỹ

Mỹ là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới có quy định về trách nhiệm đối với mơt trường không chỉ của doanh nghiệp gây ơ nhiễm mà cịn của các bên liên quan khác, trong đó bao gồm các NH cho vay vốn cho cơng trình, dự án gây ô nhiễm khi thông qua Đạo luật Bồi hồn Mơi trường Tồn diện (CERCLA - Comprehensive Environmental Response, Compensation, and Liability Act) năm 1980. Mặc dù Đạo luật này có miễn trừ trách nhiệm của người cho vay (thường là các tổ chức tín dụng), nhưng những trường hợp người cho vay có tham gia một mức nhất định đến việc đảm bảo an toàn mơi trường, xã hội của cơng trình/dự án gây ơ nhiễm (ví dụ, sở hữu) thì cũng phải nộp phạt một khoản phí khơng nhỏ.

Năm 1990, tập đồn tài chính Fleet Factors đã bị tòa án Mỹ ra phán quyết phải thực hiện bồi hồn mơi trường do đầu tư và có liên đới trực tiếp đến một cơng trình gây ơ nhiễm. Đây là một vụ kiện kinh điển trong ngành tài chính Mỹ, và mặc dù gây nhiều tranh cãi vẫn khiến cho các tổ chức tín dụng sau đó phải nghiêm túc tính tốn đến những rủi ro mơi trường khi cho vay vốn. Bên cạnh đó, những quy định nghiêm ngặt của CERCLA về bồi hồn mơi trường cũng tác động gián tiếp đến các NH vì nếu phải bồi hồn mơi trường thì chủ đầu tư dự án sẽ mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Viện Quốc tế về Phát triển Bền vững (IISD) dẫn kết quả một cuộc điều tra của Hiệp hội Ngân hàng Mỹ cho biết sau vụ Fleet Factors, 63% ngân hàng ở Mỹ đã từ chối cấp vốn cho các dự án mà họ cho là có rủi ro về mơi trường và 46% trong số các ngân hàng này đã quyết định chấm dứt tài trợ cho một số ngành hay gây ô nhiễm môi trường.

1.3.1.3. Châu Âu

Tại châu Âu, năm 1989, Ủy ban Châu Âu (EC) đưa ra một bản dự thảo Chỉ thị về Trách nhiệm Dân sự đối với những tổn hại do rác thải. Tuy nhiên, đến năm 2004, Chỉ thị này mới được chính thức đưa ra sau khi EC thu hẹp bớt những quy định về người chịu trách nhiệm với cơ sở gây ô nhiễm do các ngân hàng châu Âu lo ngại đây sẽ trở thành một CERCLA thứ hai. Sau khi Chỉ thị này có hiệu lực (từ tháng 4/2004), các nước thành viên của EC có ba năm để xây dựng luật tại quốc gia mình. Tuy nhiên, đến tháng 07/2010 việc này mới được hoàn tất nên đánh giá về hiệu quả thực hiện còn hạn chế.

Năm 2002, IFC và 9 ngân hàng quốc tế họp ở London để bàn về trách nhiệm của các ngân hàng đối với tài chính phát triển và quyết định xây dựng một bộ tiêu chuẩn thực hiện trách nhiệm đối với môi truờng, xã hội dựa trên các bộ tiêu chuẩn đã có của IFC. EP đuợc chính thức ra đời năm 2003 và đến nay đã có 77 tổ chức tài chính tham gia cam kết. EP đuợc sửa đổi lần thứ nhất năm 2006 và hiện đang đuợc sửa đổi lần thứ hai. Bản thảo sửa đổi lần II đang đuợc đua ra lấy ý kiến rộng rãi. Hiện nay, EP đuợc xem nhu bộ chuẩn mực tự nguyện mang tính huớng dẫn tốt nhất đối với các nhà đầu tu tài chính. Một số quốc gia khơng có một chính sách chung nhu “Tín dụng xanh” nhung các ngân hàng thuơng mại vì nhiều lý do có thể tự nguyện cam kết thực hiện các bộ tiêu chuẩn này.

1.3.1.4. Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất và cũng là quốc gia gây ô nhiễm lớn nhất thế giới, và giờ đây Trung Quốc đang nhận hậu quả của việc theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế nhanh chóng mà khơng chú trọng bảo vệ môi truờng trong hơn 30 năm qua.

Sau hàng loạt chiến dịch chống ơ nhiễm mơi truờng thất bại, Chính phủ Trung Quốc hy vọng có thể dùng các định chế tài chính để kiểm sốt mức độ gây ơ nhiễm ở các nhà máy, xí nghiệp. Cơ quan bảo vệ mơi truờng Quốc gia (SEPA) đang phối hợp với Ủy ban Điều tiết Trung Quốc (CBRC) chuẩn bị thực hiện chính sách giám sát mơi truờng mới. Theo đó, liên minh này sẽ xem xét khả năng cho doanh nghiệp vay vốn dựa trên công tác bảo vệ mơi truờng của họ. Phó giám đốc SEPA cho rằng vấn đề ơ nhiễm mơi truờng chỉ có thể giải quyết bằng biện pháp kinh tế, nghĩa là phải làm cho các doanh nghiệp thấy rằng vi phạm luật khiến họ thiệt hại hơn là tuân thủ theo nó.

Tại Trung Quốc, vào năm 2007, Ủy ban điều tiết Ngân hàng Trung Quốc (CBRC), Bộ Bảo vệ môi truờng Trung Quốc (MEP) và NHTW Trung Quốc (PBoC) cùng ban hành Chính sách tín dụng xanh. Đây là một văn bản chính sách cấp cao thể hiện quyết tâm chính trị và khuyến khích các ngân hàng Trung Quốc tăng tín dụng vào các DN có nỗ lực tiết kiệm năng luợng và giảm phát thải.

Ngay trong năm đó, CBRC ban hành Huớng dẫn về cho vay tiết kiệm năng luợng và giảm phát thải nhằm hiện thực hóa Chính sách tín dụng xanh, biến quyết tâm chính trị cấp cao thành việc triển khai thực tế tại các ngân hàng. Chính sách tín dụng xanh buộc các cơng ty tn thủ nghiêm luật bảo vệ môi truờng. Ngân hàng sẽ từ chối cho

vay đối với những nhà máy, xí nghiệp khơng đủ tiêu chuẩn hoặc vi phạm các quy định về vệ sinh môi truờng.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã mất gần 5 năm kể từ khi bắt đầu ra chính sách (7/2007) cho đến khi xây dựng đuợc một huớng dẫn chi tiết để thực hiện chính sách này. Truớc đó một số nghiên cứu độc lập về việc thực hiện chính sách này đều đánh giá khơng cao hiệu quả của nó đối với các hoạt động thực tiễn của các NH Trung Quốc. Một trong những khó khăn lớn nhất của việc thực hiện chính sách này là việc thiếu đi một hệ thống đánh giá đáng tin cậy về các ngành nghề và các cơ sở gây ô nhiễm môi truờng để làm căn cứ cho các NH phân loại các dự án, đặc biệt là khi nhiều ngành gây ô nhiễm cũng đang là ngành mang lại lợi nhuận cao cho nhiều địa phuơng. Cũng theo nghiên cứu này, số cơ sở gây ô nhiễm đuợc đua vào danh sách đen (không thể vay vốn NH cho đến khi họ cải thiện đuợc tình trạng gây ơ nhiễm) đuợc cho là quá ít so với số cơ sở bị phạt bởi Bộ bảo vệ môi truờng Trung Quốc do gây ô nhiễm (38 so với 8000- năm 2007). Đây cũng là thách thức lớn nhất, đồng thời cũng có thể trở thành lý do để các NH trì hỗn và né tránh việc cắt giảm tín dụng cho những ngành, những cơ sở gây ô nhiễm và ảnh huởng đến dân sinh nhung mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp và ngân hàng.

Tiếp đó năm 2012, CBRC ban hành Huớng dẫn chi tiết thực hiện Chính sách tín dụng xanh, trong đó đề ra ba lĩnh vực chính trong việc triển khai của các NHTM: Quản lý rủi ro môi truờng và xã hội; Tìm kiếm các cơ hội kinh doanh liên quan; Quản lý việc sử dụng nguồn lực trong hoạt động của bản thân các ngân hàng.

Tháng 4-2015, Ngân hàng nhân dân Trung Hoa đã cơng bố một chuơng trình cụ thể nhằm xanh hóa thị truờng tài chính của mình theo huớng đáp ứng đuợc các nhu cầu của nền kinh tế xanh và phát triển bền vững. Đây là một phần quan trọng trong chuơng trình “Chung sống hài hịa với thiên nhiên”, đánh dấu một chuyển biến trong chiến luợc phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Tuy nhiên để xây dựng nền kinh tế xanh đòi hỏi những khoản đầu tu khổng lồ vào các lĩnh vực xanh. Theo tính tốn của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa, dự kiến trong vòng 5 năm tới Trung Quốc sẽ cần tới 320 tỷ USD hàng năm cho đầu tu xanh nhằm đáp ứng các mục tiêu bảo vệ môi truờng của nuớc này. Tuy nhiên nguồn ngân sách Nhà nuớc hiện chỉ có thể đáp ứng 15% nhu cầu, bởi vậy hệ thống tài chính sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc luân chuyển vốn và huy động nguồn vốn cá nhân đầu tu vào các lĩnh vực xanh.

Chương trình xanh hóa hệ thống tài chính Trung Quốc bao gồm 14 khuyến nghị chính thức kèm theo 16 phụ lục cung cấp những phân tích chi tiết về cơ sở lý luận về tài chính xanh. Nội dung của chương trình tập trung vào các vấn đến lớn như sau: (1) Xây dựng một hệ thống tài chính xanh hiệu quả sử dụng nhiều cơng cụ tài chính khác nhau với các khoản cho vay xanh, các quỹ đầu tư xanh, bảo hiểm xanh... (2) Xây dựng những quy định và chính sách hỗ trợ giảm chi phí đối với các dự án xanh và cải thiện cơ chế cấp vốn cho các dự án xanh; (3) Phát triển các tổ chức tài chính chuyên cho vay và đầu tư xanh; (4) Xây dựng khung pháp lý hỗ trợ đầu tư xanh và khơng khuyến khích các đầu tư có hại cho mơi trường.

1.3.1.5. Brazil

Tại Brazil, bối cảnh và khung pháp lý về phát triển ngân hàng bền vững của nước này là tổng hợp các quy định riêng của một số ngân hàng và quy định của Hội đồng Tiền tệ Quốc gia và NHTW Brazil (BCB). Kể từ năm 2004, 4 ngân hàng của Brazil đã gia nhập “Nguyên tắc Xích đạo”.

Năm 2009, Hiệp hội Ngân hàng Brazil và Bộ Môi trường đã ban hành Nghị định thư Xanh (Green Protocol), trong đó thiết lập các chuẩn phát triển bền vững cho các NHTM. Bộ Môi trường và BCB cũng ký một thỏa thuận hợp tác để hỗ trợ việc theo dõi các hành động về môi trường và xã hội trong hệ thống tài chính.

Ngồi ra, các cơ quan quản lý liên quan của Brazil còn ban hành nhiều quy định đối với các TCTD trong tuân thủ các quy định về môi trường và xã hội. Trong thời gian tới, Brazil sẽ xây dựng các chuẩn tối thiểu về phát triển bền vững thông qua các quy định và hướng dẫn đã được đề xuất và áp dụng cho tất cả các TCTD.

1.3.1.6. Hàn Quốc

Tăng trưởng xanh hay tăng trưởng ít các bon đã được Tổng thống Lee Myung Bak chính thức cơng bố trong bài phát biểu nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày thành lập nước Đại Hàn dân quốc 15 tháng 8 năm 2008. Kế hoạch Thích ứng với biến đổi khí hậu và năng lượng quốc gia của Hàn Quốc được thông qua ngày 20/08/2008 đã đưa ra mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái sinh lên đến 11% trong tổng mức năng lượng sử dụng vào năm 2030.

Gói kích cầu “Hiệp định tăng trưởng xanh mới” được công bố tháng 1/2009 trị giá 50 nghìn tỉ won (tương đương 38,5 tỉ USD) trong 4 năm dành cho 9 dự án xanh chính và một số dự án lớn, qua đó tạo 956.000 việc làm xanh mới. Để giám sát việc triển khai những sáng kiến về tăng trưởng xanh và tạo ra một động lực mạnh mẽ, Uỷ ban điều hành về tăng trưởng xanh đã được thiết lập vào tháng 2/2009. Uỷ ban này

gồm 47 thành viên là các bộ trưởng hữu quan, các chuyên gia và những người tham gia trong lĩnh vực tư nhân. Ngồi ra, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã đề xuất một luật khung mới về tăng trưởng xanh, đề cập đến tất cả các vấn đề có liên quan đến năng lượng, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững cũng như ban hành luật nhằm hạn chế khí thải nhà kính và phát triển quản lý năng lượng.

Để thay đổi cơ cấu tiêu dùng và đưa ý tưởng xanh vào trong cộng đồng, Chính phủ Hàn Quốc đã phát hành thẻ tín dụng xanh. Người tiêu dùng có thể dễ dàng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường và tiết kiệm trong chi tiêu, đồng thời, sẽ nhận được điểm thưởng khi sử dụng các sản phẩm xanh. Điểm thưởng có thể được quy đổi thành tiền mặt hoặc dùng để giảm giá các hố đơn thanh tốn. Ngồi ra, đất nước này còn hướng tới nền kinh tế xanh trước hết thơng qua chính sách tín dụng xanh của hệ thống ngân hàng để thúc đẩy mơ hình phát triển mới, ni dưỡng ngành công nghiệp xanh như là động cơ tăng trưởng mới, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, cải tiến sự cạnh tranh toàn cầu và hàn gắn căn bệnh hiện tại của nền kinh tế về tăng trưởng, thất nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 711 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w