Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 711 (Trang 37 - 39)

1.3 Kinh nghiệm về tín dụng xan hở ngân hàng thương mại một số quốc gia

1.3.2Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Thứ nhất, có sự can thiệp chủ động của Chính phủ để xây dựng khung thể chế và pháp lý cho tín dụng xanh góp phần đẩy mạnh tăng trưởng xanh, giới thiệu những chính sách, kế hoạch điều tiết thống nhất, thúc đẩy sự thay đổi trong thực tế.

Thứ hai, cần xây dựng những chính sách ưu đãi, nhất là ưu đãi về thuế, phí, cho vay tài chính phù hợp cho khu vực doanh nghiệp nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ xanh, việc làm xanh, tạo ra thế mạnh trong cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Điều này là cần thiết vì các chi phí xây dựng, xử lý hệ thống giảm thiểu ô nhiễm môi trường hoặc để sản xuất sạch thường khá lớn, gây khó khăn khơng nhỏ cho các doanh nghiệp muốn triển khai những hệ thống này, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn chiếm đa số trong nền kinh tế Việt Nam. Mặt khác các ưu đãi về thuế hiện nay chưa đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Thứ ba, tăng cường sự phối hợp của NHNN với các bộ, ngành liên quan, đặc biệt có sự tham khảo ý kiến của các khu vực tư nhân, doanh nghiệp (những đối tượng trực tiếp thực thi chính sách tín dụng xanh) trong việc hướng dẫn quản lý rủi ro môi trường, xã hội đối với các dự án tín dụng xanh; lộ trình và tổ chức thực hiện ngân hàng xanh, tín dụng xanh tại Việt Nam

Thứ tư, tạo lập danh mục dự án, lĩnh vực cần khuyến khích hay hạn chế và cấm đầu tư tín dụng; cùng với đó đưa ra chuẩn về mơi trường tín dụng xanh; các chính sách hỗ trợ, ổn định đầu ra đối với các dự án đầu tư xanh.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XANH TẠI MỘT SỚ NHTM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 711 (Trang 37 - 39)