Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 711 (Trang 67)

2 .3Thực trạng tín dụng xan hở một số NHTM Việt Nam

2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân

về việc xây dựng chính sách tín dụng xanh, thay vì NHNN chủ động xây dựng khung pháp lý về quản lý rủi ro môi truờng và xã hội, gắn với hệ thống pháp luật hiện hành để định huớng cho các NH về những điều kiện cần thiết phải tuân thủ, thì NHNN lại giao cho các NHTM quyền “tự quyết” gần nhu mọi khâu bao gồm xây dựng chính sách mơi truờng và xã hội, quy trình thực hiện, cơng cụ quản lý rủi ro, biện pháp tổ chức và quản lý triển khai. Kết hợp yếu tố cạnh tranh không lành mạnh, các NHTM sẽ tự thiết kế một bộ khung sao cho phù hợp với chính mình và khách hàng từ đó khơng tránh khỏi hiện tuợng tự hạ chuẩn rủi ro môi truờng và xã hội.

Tuy đã đạt đuợc những thành tựu nhất định nhung xét cho cùng tín dụng xanh vẫn còn là một hoạt động mới mẻ đối với NH vậy nên các NH vẫn thiếu kinh nghiệm về tín dụng xanh đặc biệt là khâu thẩm định các yếu tố phức tạp về mặt môi truờng.

Trên thực tế cho thấy, các NHTM đang thực sự thiếu vốn để cung ứng sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh vì tính rủi ro và chi phí khi đầu tu cao hơn các dự án thơng thuờng khác.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẢY TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG XANH TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

3.1 Rà sốt, hồn thiện, bổ sung khn khổ chính sách tạo lập môi trường thể chế đồng bộ cho phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh:

Hoạt động tín dụng xanh phải trong khn khổ các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các văn bản luật thường chỉ quy định những điều khoản có tính chất khung, ít quy định cụ thể, chi tiết về những vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng xanh của NH. Hiện nay mới chỉ có Chỉ thị 03/CT-NHNN là có đề cập trực tiếp đến tín dụng xanh song mới chỉ dừng lại ở mức định hướng cho các bên liên quan. Bởi vậy, không chỉ dừng lại ở một chỉ thị mà một bộ khung chính sách cụ thể, rõ ràng, chi tiết về những vấn đề liên quan đến tín dụng xanh là rất quan trọng đối với mỗi NH khi muốn triển khai có hiệu quả hoạt động này. Các chính sách đó có thể là:

-Chính sách tái cấp vốn/tái chiết khấu: NHNN nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung theo hướng ưu tiên nguồn vốn cho phát triển tín dụng xanh thơng qua chính sách tái cấp vốn/tái chiết khấu trái phiếu xanh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc khơng ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ là kiểm sốt lạm phát trong từng thời kỳ.

- Dự trữ bắt buộc: Nghiên cứu giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) đối với các NH có tỷ trọng từ 10% tổng dư nợ trở lên được đánh giá là dư nợ tín dụng xanh, mức giảm về tỷ lệ DTBB sẽ cao dần tương ứng tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh.

- Cần thiết kế riêng một thơng tư về quản trị rủi ro môi trường và xã hội, trong đó có điều khoản thể hiện khuyến khích về tỷ lệ dư nợ/huy động vốn; tỷ lệ an toàn vốn mà cụ thể là điều chỉnh tỷ lệ quy đổi của khoản dư nợ tín dụng xanh xuống mức thấp hơn khoản tín dụng khác khi tính tốn tài sản có rủi ro; tăng tỷ lệ nợ xấu cho phép của NH cho vay xanh nhiều nhằm khuyến khích các NHTM dành vốn cho vay các dự án, phương án xanh của khách hàng; gắn chương trình triển khai Basel II ở 10 NHTM đi liền triển khai từ mơ hình, đến chính sách, quy trình, sản phẩm tín dụng được thẩm định đầy đủ về rủi ro môi trường, xã hội.

- Thành lập Quỹ tín dụng xanh: hoạt động cho vay, hỗ trợ lãi suất và bảo lãnh đối với tín dụng xanh; Vốn hoạt động của Quỹ tín dụng xanh được hình thành từ các nguồn sau: (i) Các khoản hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; (ii) Một phần từ nguồn tín dụng phát triển hàng năm của Chính phủ;

(iv) Một phần phí bảo vệ môi trường; Khung pháp lý, điều lệ cho nó hoạt động cần thiết kế trong một Nghị định của Chính phủ nên do NHNN thực hiện.

-Bộ Tài nguyên & Môi trường cần xây dựng bộ tiêu chuẩn về môi trường cụ thể cho các ngành nghề, lĩnh vực để hệ thống ngân hàng có đủ căn cứ trong thẩm định đánh giá tác động về môi trường xã hội theo quy định về thẩm định rủi ro. Cùng với đó Bộ Tài Ngun và Mơi trường sớm chủ trì phối hợp với Hiệp hội DNVVN Việt Nam, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, các cơ quan truyền thông tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức và khuyến khích các DN, người tiêu dùng hướng tới sản xuất và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

-Nhằm hỗ trợ, cũng như khuyến khích các DN tìm kiếm đến những dự án sản xuất cần sự phối hợp của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Cơng thương, xây dựng chính sách chính sách ưu đãi về thuế và ổn định giá đầu ra đối với các dự án đầu tư xanh của DN cũng chính là hỗ trợ các NHTM có cơ sở thẩm định về hiệu quả, khả năng trả nợ của khách hàng có dự án xanh. cụ thể:

+ Ưu đãi về thuế, phí, lệ phí: (mức thuế, phí, lệ phí cụ thể được hưởng ưu đãi tùy theo từng loại hoạt động môi trường được ưu đãi).

+ Cam kết bảo đảm ổn định giá đầu ra trong nhiều năm cho các dự án sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, phong điện, địa diện.

+ Khuyến khích chi tiêu mua sắm cơng của các cơ quan nhà nước trong tiêu thụ sản phẩm thân thiện môi trường.../

Cần xem xét áp dụng những chế tài xử phạt với những hành vi vi phạm quy định bảo vệ mơi trường. Các DN có xu hướng chạy theo lợi nhuận mà cố tình bỏ qua những tác hại đối với môi trường, trong khi đó hiện nay chưa có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn những hành vi bất lợi cho môi trường.

3.2 Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh tại các NHTM Việt Nam

3.2.1. Cần xây dựng những chính sách về tín dụng xanh phù hợp với hoạt động của từng ngân hàng:

Hiện nay, tín dụng xanh đã được triển khai tại Việt Nam song chưa mạnh, một phần do cơ cấu chính sách cịn chưa hồn thiện, một phần do hạn chế bởi chính sự hiểu biết của NH về lĩnh vực cịn mới mẻ này. Do đó, để đẩy mạnh, cũng như gia tăng tỷ

mình một chính sách về tín dụng xanh phù hợp nhất trên cơ sở các văn bản luật hướng dẫn của Nhà nước. Cụ thể, các NH có thể ban hành các chính sách như: Khi KH có nhu cầu vay vốn thì cán bộ tín dụng tiếp xúc với KH, phân tích phương án sản xuất kinh doanh, thẩm định cơ sở sản xuất kinh doanh, thẩm định tài sản đảm bảo, đánh giá về các ngành nghề và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, thu thập thông tin khách hàng từ nhiều nguồn nhất là thông tin từ trung tâm phịng ngừa rủi ro tín dụng, cơ quan quản lý mơi trường địa phương, lập tờ trình để lãnh đạo xem xét ra quyết định...

3.2.2. Gia tăng nguồn vốn huy động

Các khoản đầu tư cho tín dụng xanh thường tốn một nguồn vốn khá lớn của NH và thời gian thu hồi vốn từ những dự án này có thể là tương đối chậm nên gia tăng huy động vốn là hết sức cần thiết. Để gia tăng huy động vốn có thể vận dụng các phương thức sau:

-Nâng cao chất lượng dịch vụ trong việc huy động tiền gửi: lịch sự, niềm nở, giải quyết nhanh chóng, chi trả kịp thời cho khách hàng khi có nhu cầu ...

-Đa dạng hóa các hình thức huy động, tăng tính cạnh tranh trong cơng tác huy động vốn.

- Ngoài việc cạnh tranh về vấn đề lãi suất, NH cịn phải áp dụng các hình thức kích thích KH khác như tiết kiệm dự thưởng, tặng quà ngay sau khi gửi tiền hoặc tặng quà nhân những ngày lễ, ngày tết, ngày sinh nhật cho những KH thân thiết.

- NH cần xem xét để mở rộng quy mô hoạt động ở các tuyến cơ sở nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh tốn của cá nhân và doanh nghiệp. Quy mơ mở rộng sẽ thúc đẩy các dịch vụ huy động, thanh toán, chuyển tiền, máy rút tiền tự động.

- Nâng cao chất lượng NH điện tử cùng hệ thống ATM để thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ là trả lương qua tài khoản, cũng như đẩy mạnh việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

-Không ngừng tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị để quảng bá hình ảnh của NH đến KH làm tăng sự tin tưởng của KH cũ và tạo ấn tượng nhằm thu hút KH mới.

3.2.3 Hạn chế nợ xấu:

Nợ xấu là một trong những nhân tố gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của NH. Để có thể nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là tín dụng xanh NH cần coi trọng và 56

làm tốt công tác xử lý nợ xấu, làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho NH xử lý tài sản đảm bảo của các khoản nợ tồn đọng nhanh chóng và đúng pháp luật.

Theo dõi chặt chẽ, phân tích đánh giá từng món nợ q hạn để có biện pháp xử lý, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể làm phát sinh nợ xấu để có biện pháp xử lý, tăng cuờng trách nhiệm của ban xử lý nợ.

Áp dụng các biện pháp mạnh nhu khởi kiện, mời công an tham gia xử lý với những khách hàng cố tình khơng trả nợ.

3.2.4. xếp loại khách hàng:

Việc xếp loại khách hàng có thể thực hiện theo các tiêu thức sau:

-Tác động tới môi truờng - xã hội: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động tín dụng xanh. NH có thể biết đuợc thơng tin về sự tác động tới môi truờng từ hoạt động đánh giá tác động mơi truờng trong q trình sản xuất kinh doanh và cam kết bảo vệ mơi truờng của doanh nghiệp.

-Uy tín: Đây là yếu tố rất quan trọng trong mối quan hệ giữa NH và khách hàng. Uy tín khơng chỉ là sự sẵn lịng trả nợ mà cịn có ý nghĩa mạnh hơn là sự kiên quyết nhằm thực hiện đúng các điều khoản đã đuợc ghi trong hợp đồng. Tuy nhiên NH cần thận trọng để tránh một sự xác nhận uy tín giả mạo do khách hàng xác lập trong những lần quan hệ đầu tiên.

-Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng thơng qua các tiêu chí nhu: vốn tự có, vốn luu động, nợ phải thu, nợ phải trả, lợi nhuận thu đuợc. Đối với cá nhân vay vốn thì NH cần xem xét đến tính ổn định của cơng ăn việc làm, thu nhập hàng tháng, ý thức chấp hành pháp luật tại địa phuơng.

-Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay qua từng lần vay vốn: có tăng truởng đều đặn hay khơng, có đúng với kế hoạch phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng tạo ra lợi nhuận qua từng lần vay vốn.

-Để thực hiện tốt việc xếp loại tín dụng khách hàng thì NH cần phải lập hồ sơ theo dõi từng khách hàng, đánh giá mức độ thực hiện cam kết trong hợp đồng tín dụng, thu thập các nguồn thông tin thông qua việc điều tra môi truờng kinh doanh của khách hàng nhu mức độ tăng về quy mô kinh doanh, tốc độ luân chuyển hàng hóa, cách thức tổ chức và quản lý của khách hàng.

3.2.5. Xây dựng những nguyên tắc về quản lý tiền vay chặt chẽ nhằm tránh rủi ro tíndụng dụng

Hoạt động tín dụng xanh của NH có liên quan đến rất nhiều đối tuợng từ các doanh nghiệp, các cá nhân, cơ quan quản lý. Do đó, nguy cơ rủi ro rất đa dạng, yêu cầu phịng chống rủi ro, nâng cao chất luợng tín dụng xanh ln là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi NH khi tham gia. Bởi vậy, chính sách tín dụng phải có đuợc những quy định có tính ràng buộc rõ ràng về các loại cho vay, quy mô các khoản vay, các yếu tố cần thiết để bảo đảm an tồn tiền vay.

Thuờng xun rà sốt những sơ hở trong quy trình cho vay, bao gồm cả quy trình ban hành và việc tuân thủ quy trình ở các bộ phận có liên quan để qua đó có sự chỉnh sửa bổ sung kịp thời, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.

Cán bộ tín dụng phải tích cực tìm kiếm khách hàng vay tốt, tn thủ nghiêm ngặt những quy định an tồn trong cho vay, thu thập đầy đủ thơng tin cần thiết nhằm chọn lựa một cách kỹ càng để loại trừ khách hàng xấu; sàng lọc, phân tán rủi ro bằng việc đa dạng hóa các món vay và đối tuợng cho vay; giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng, kiểm tra sau khi cho vay nhu khi giải ngân khách hàng đã sử dụng vốn nhu thế nào, quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng có gặp trở ngại gì khơng, khả năng thu hồi vốn của dự án thế nào...

3.2.6. Thẩm định tín dụng:

Đối với một dự án có sự tham gia của tín dụng xanh thì cơng tác thẩm định là khâu quan trọng trong q trình xét duyệt cho vay, nó có ý nghĩa quyết định đến chất luợng tín dụng, khả năng thu hồi vốn của NH và những ảnh huởng của các khoản vay tới môi truờng - xã hội. Công tác thẩm định truớc khi cho vay phải đuợc thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy trình tín dụng địi hỏi cán bộ tín dụng ngồi nắm vững nghiệp vụ cịn phải có kiến thức, am hiểu về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của KH, để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của KH. Điều đặc biệt trong khâu thẩm định là phải xác định đuợc hiệu quả của phuơng án, những rủi ro tới mơi truờng - xã hội vì đây là nguồn thu nợ chính của NH và đảm bảo các tiêu chí của tín dụng xanh.

Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, cơ quan chức năng về quản lý tài nguyên môi truờng, các đơn vị chuyên ngành thẩm định về rủi ro môi truờng để đánh giá các chỉ số về môi truờng của các dự án tín dụng.

3.2.7. Đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên mơn cao, có đạo đức nghề nghiệp

Bồi dưỡng,đào tạo nâng cao nhận thức và năng lực của đội ngũ lãnh đạo, quản lý/hoạch định chính sách của các TCTD về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của pháp luật về bảo vệ mơi trường, tín dụng xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững quốc gia thông qua chương trình đào tạo của Trường bồi dưỡng Nghiệp vụ của NHNN hoặc các dự án hỗ trợ kỹ thuật, hội thảo, về tín dụng xanh, ngân hàng xanh.

Mở rộng mạng lưới cần đi đôi với khả năng quản lý, nhất là quản lý rủi ro tín dụng. Cần chuẩn bị đầy đủ cán bộ quản lý, cán bộ khung cho cho mạng lưới mới chuẩn bị mở rộng. Tăng cường giáo dục nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên. Tăng cường quản lý rủi ro đạo đức, nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác đối với cán bộ trực tiếp cho vay.

3.2.8. Nâng cao trình độ cơng nghệ, hiện đại hóa ngân hàng:

Nâng cao trình độ cơng nghệ, đẩy mạnh việc phát triển các phần mềm giúp cho việc quản lý và phân tích chất lượng nợ nhanh chóng, chính xác.

Theo kinh nghiệm triển khai tín dụng xanh tại Hàn Quốc, các NHTM ở Việt Nam có thể phối hợp với các cơ quan tổ chức khác để cấp con chíp tín dụng xanh cài trong thẻ tín dụng từ đó chủ thể có thể tích lũy điểm Carbon thấp khi sử dụng phương tiện giao thông cơng cộng hoặc mua các sản phẩm có chứng chỉ xanh, nhằm khuyến khích người dân thực hành tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 711 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w