Quan điểm điều hành tín dụng xanh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 711 (Trang 39)

Ở Việt Nam, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và cập nhật các kịch bản đối phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao đang được Chính phủ quan tâm. Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu cũng nhấn mạnh mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và sự phát triển bền vững, đồng thời thừa nhận biến đổi khí hậu là một thách thức chung, đòi hỏi sự chung tay của tồn xã hội, bao gồm Chính phủ, khu vực tư nhân, các tổ chức xã hội và các tổ hợp địa phương.

Báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 đã khẳng định: Nền kinh tế Việt Nam phát triển kinh tế thị trường gắn với giải quyết hài hòa các vấn đề xã hội, mơi trường, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền tảng cho xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội thông qua chứa đựng nhiều nội dung quan trọng về sự phát triển bền vững, gắn phát triển với kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường.

Một trong những nội dung được thảo luận và thống nhất tại Hội nghị lần thứ VII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ XI vừa qua liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, tài nguyên, quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đã đưa ra mục tiêu tổng quát là đến năm 2020 Việt Nam chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phịng chống thiên tai, giảm nhẹ cường độ, giảm khí thải nhà kính, kiềm chế ơ nhiễm mơi trường, duy trì cân bằng sinh thái hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Ngày 25/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

Tăng trưởng xanh được xác định là phương thức thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế theo định hướng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm khí thải nhà kính thơng qua các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển hạ tầng để cải thiện tính hiệu quả của nền kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần giảm nghèo và tạo động lực tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững.

Ngày 20/3/2014, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định số 403/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020. Theo nhiệm vụ tại Kế hoạch này, NHNN được giao hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực hoạt động tài chính, tín dụng của các ngân hàng thương mại phục vụ cho tăng trưởng xanh.

Từ năm 2012, NHNN điều hành hoạt động tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng đi liền với hiệu quả và ưu tiên đầu tư vốn tín dụng vào các lĩnh vực, dự án hỗ trợ tăng trưởng xanh. Quyết định 1050/QĐ-NHNN năm 2014 của Thống đốc NHNN về chương trình thí điểm cho vay theo mơ hình chuỗi sản xuất trong sản xuất sản phẩm nơng nghiệp; mơ hình ứng dụng khoa học và cơng nghệ cao trong sản xuất nơng nghiệp, mơ hình liên kết chuỗi sản xuất sản phẩm nơng nghiệp xuất khẩu. Kết quả bước đầu thực hiện là rất khả quan trong tồn ngành đã có 31 dự án của 28 doanh nghiệp tại 22 tỉnh, thành phố; số tiền cam kết cho vay của các TCTD lên tới 5580 tỷ đồng, đã giải ngân 2420 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 1580 đồng.

NHNN cũng đã ban hành Chỉ thị 03 nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; theo đó, u cầu hệ thống NH tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thân thiện với mơi trường và xã hội, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh.

Đây được coi là những bước đi đầu tiên trong định hướng hoạt động ngân hàng hướng tới mục tiêu Quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Theo Chỉ thị này thì ngành Ngân hàng cần phải chú ý đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, hiệu quả năng lượng trong q trình cung cấp tín dụng cho các ngành kinh tế, cần phải ưu tiên tín dụng cho những doanh nghiệp tích cực trong việc bảo tồn phát triển, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Theo đó, hoạt động cấp tín dụng của các NHTM cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng; cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững. Thực hiện rà sốt, điều chỉnh và hồn thiện thể chế tín dụng cho phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh; tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường và xã hội, góp phần hỗ trợ các DN thực hiện tăng trưởng xanh, qua đó thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Các TCTD cũng phải thiết lập và thực hiện các biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và khuyến khích các hoạt động kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường và xã hội. Chỉ thị 03 cũng nhằm thúc đẩy các hoạt động tự nguyện khu vực NH theo hướng đi phù hợp, minh bạch quá trình triển khai các biện pháp này cũng rất hữu ích để mở rộng phạm vi áp dụng của Chỉ thị.

NHNN yêu cầu các vụ cục triển khai xây dựng và thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh theo định hướng, mục tiêu tăng trưởng xanh đã được

phê duyệt; đầu mối tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm tăng cuờng năng lực cho hoạt động tín dụng xanh và quản lý rủi ro mơi truờng và xã hội; huớng dẫn các TCTD xây dựng và triển khai hệ thống quản lý rủi ro môi truờng và xã hội...

NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố chủ động nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng trên địa bàn, đề xuất các giải pháp thực hiện công tác quản lý rủi ro môi truờng và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng và thúc đẩy tăng truởng tín dụng xanh phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn; Chủ động thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức của TCTD về tăng truởng xanh trong hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro mơi truờng và xã hội trong hoạt động tín dụng.

Các NHTM chủ động triển khai xây dựng chuơng trình, chính sách tín dụng xanh nhằm tăng dần tỷ trọng tín dụng xanh trong cơ cấu danh mục đầu tu tín dụng của mình; xây dựng và triển khai các giải pháp quản lý rủi ro môi truờng và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.

Thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về tăng truởng xanh, năm 2015, hoạt động cấp tín dụng của ngành NH chú trọng thực hiện rà sốt, điều chỉnh và hồn thiện thể chế tín dụng cho phù hợp với mục tiêu tăng truởng xanh; tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án, phuơng án sản xuất kinh doanh thân thiện với mơi truờng và xã hội, góp phần hỗ trợ các DN, qua đó thực hiện mục tiêu tăng truởng xanh và phát triển bền vững.

NHNN điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, đồng thời điều chỉnh giảm mạnh trần lãi suất này làm cơ sở để các TCTD giảm lãi suất cho vay. Đến nay, mặt bằng lãi suất cho vay trên thị truờng đã giảm mạnh và duy trì ở mức hợp lý; lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực uu tiên ở mức 6-7%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 9-10%/năm. NHNN cũng triển khai có hiệu quả các chuơng trình tín dụng đặc thù góp phần thực hiện Chiến luợc tăng truởng xanh.

Tín dụng xanh đã và đang chứng minh là huớng đi tất yếu của ngành tài chính tồn cầu. Ngân hàng Nhà nuớc cho biết, trong thời gian tới sẽ thực hiện lồng ghép quy định về quản lý rủi ro môi truờng và xã hội tại Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng để tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD thực hiện. NHNN dự kiến sẽ xây dựng một kế hoạch của ngành NH bao gồm hệ thống các hành động, giải pháp toàn diện từ cơ chế, chính sách đến các chuơng trình tín dụng xanh cụ thể, cũng nhu có các cơ chế khuyến khích, tăng cuờng vốn và năng lực,...nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng có thể phục vụ hiệu quả cho mục tiêu tăng truởng xanh và phát triển bền vững.

Được biết, hiện NHNN đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, các tổ chức có liên quan để tìm kiếm cơ chế hỗ trợ, tăng cường vốn và năng lực nhằm hỗ trợ các TCTD thực hiện, triển khai các chương trình tín dụng xanh. Ngồi ra, NHNN tiếp tục hợp tác với các tổ chức tài chính phát triển quốc tế có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư bền vững, tín dụng xanh để nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân lực ngành Ngân hàng trong lĩnh vực còn tương đối mới mẻ đối với thị trường Việt Nam

2.2 Những thuận lợi và thách thức trong hoạt động tín dụng xanh ở Việt Nam:

2.2.1. Những thuận lợi trong hoạt động tín dụng xanh ở Việt Nam:

Tháng 9/2012 Chiến lược “Tăng trưởng xanh” đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành trong chiến lược Quốc gia cho giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn tới năm 2050 trong đó ba nhiệm vụ cơ bản đã được đặt ra gồm: tăng trưởng carbon thấp, xanh hóa sản xuất và xanh hóa lối sống từ đó, “Tài chính xanh” và “Ngân hàng xanh” thực tế là một bộ phận quan trọng của “Tăng trưởng xanh” ; cùng với đó một loạt các định hướng, chỉ thị của NHNN đã tạo ra một cơ hội lớn để hoạt động tín dụng xanh được ứng dụng rộng rãi và hoạt động hiệu quả.

Ngoài những chính sách từ trong nước, tài chính xanh cịn được nhận sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Cơng ty Kiểm tốn và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC), Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ).. .Cùng với đó học hỏi được kinh nghiệm từ các quốc gia khác, được hỗ trợ về vốn, về nguồn nhân lực cũng như những công nghệ cần thiết. Đó cũng chính là những nguồn lực vơ cũng quan trọng và tạo đà cho tín dụng xanh tại Việt Nam.

Hiện tại chúng ta đang trong xu hướng xây dựng nền kinh tế tăng trưởng xanh bền vững điều đó dồng nghĩa với việc cần có nhiều hơn những dự án thân thiện và bảo vệ mơi trường. Theo tính tốn để giảm được tỷ lệ phát thải khí nhà kính theo kế hoạch đặt ra từ nay đến năm 2020, thì chỉ với 9 ngành cơng nghiệp chính sẽ cần triển khai 35 hoạt động chính sách và cần tới trên 30 tỷ USD vốn đầu tư, bởi vậy cơ hội cho các NH trong hoạt động tín dụng xanh là rất lớn.

Trong thời gian tới, NHNN sẽ thực hiện lồng ghép quy định về quản lý rủi ro môi trường và xã hội tại Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng để tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD thực hiện. Đồng thời, NHNN dự kiển sẽ xây dựng một kế hoạch của ngành NH bao gồm hệ thống các hành động, giải pháp tồn diện từ cơ chế, chính sách, đến các chương trình tín dụng xanh cụ thể, cũng như có các cơ chế khuyến khích, tăng

cường vốn và năng lực,...nhằm bảo đảm hệ thống NH có thể phục vụ hiệu quả cho mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

2.2.2. Những thách thức trong hoạt động tín dụng xanh ở Việt Nam

- Hiện tại, chưa có khung chính sách tổng thể về tín dụng xanh ngân hàng xanh (từ cơng cụ của chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, chính sách quản trị NHTM theo chuẩn mực về mơi trường.). Văn bản pháp lý trực tiếp nhất cho hoạt động tín dụng xanh là Chỉ thị 03/CT-NHNN, tuy nhiên nếu để tín dụng xanh đi vào thực tế và phát triển mạnh cũng như chiếm tỷ lớn trong cơ cấu tín dụng của các NHTM thì một chỉ thị chỉ đạo là chưa đủ. Mặc dù NHNN đã có nhiều chủ trương, định hướng nhưng với văn bản hướng dẫn cịn sơ sài như vậy sẽ rất khó cho các NHTM.

- Ngồi ra, văn bản pháp lý cao nhất quy định về các hoạt động đảm bảo an tồn mơi trường là Luật bảo vệ môi trường với nguyên tắc xuyên suốt là “bảo vệ mơi trường gắn hài hịa với phát triển kinh tế” và “bảo vệ mơi trường là sự nghiệp của tồn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân”. Tuy nhiên luật này cũng chỉ tập trung làm rõ trách nhiệm của khối doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các ngành nghề quan trọng (Điều 65- Điều 79), ngồi ra khơng nhắc đến trách nhiệm của ngành tài chính-ngân hàng. Các chế tài xử lý ô nhiễm trong Luật Bảo vệ mơi trường cũng như trong Bộ Luật hình sự - phần quy định về tội phạm môi trường cũng chỉ áp dụng với các tổ chức, cá nhân trực tiếp gây ô nhiễm.

- Phối hợp chính sách trong giải quyết những khó khăn khi đầu tư cho vay xanh, khuyến khích nhiều hơn cho tín dụng xanh, ngân hàng xanh còn những bất cập.

- Hầu hết các tổ chức tài chính chưa có chính sách và quy trình hay hệ thống chính thức để quản lý các rủi ro về môi trường -xã hội của khách hàng. NHNN cũng thiếu hướng dẫn về đánh giá và quản lý rủi ro mơi trường- xã hội đó chính là một khó khăn lớn để các NH triển khai hoạt động tín dụng xanh một cách có hiệu quả.

- Trên thực tế, phần lớn các NHTM cịn chưa quan tâm đến tín dụng xanh. Theo một nghiên cứu độc lập của Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) việc các NH chưa thực sự quan tâm đến các vấn đề môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng khơng chỉ đơn giản là vì họ “khơng biết làm như thế nào”. Dù hầu hết các cán bộ tín dụng ngân hàng chưa được đào tạo về việc thẩm định các rủi ro môi trường và xã hội nhưng kinh nghiệm làm việc cũng ít nhiều giúp họ hình dung được những ảnh hưởng của các dự án mà họ cho vay vốn đến môi trường tự nhiên và an sinh xã hội. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này trên thực tế chưa phải là những rủi ro quá lớn đối với NH khiến họ phải chủ động đưa ra các biện pháp phịng ngừa và bảo hộ. Cùng với đó

việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính xanh khơng dễ dàng vì tính rủi ro và chi phí đầu tư cao hơn các dự án thơng thường khác; trong khi đó, các doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực tài chính yếu, cịn các NHTM Việt Nam hiện nay hầu như chưa đủ năng lực để cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính xanh. Bên cạnh đó, NH sẽ phải đầu tư cho hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội, xây dựng chuyên môn, năng lực cho nhân viên... trong lĩnh vực tín dụng xanh. Việc này sẽ phát sinh chi phí khơng nhỏ, mà trong giai đoạn kinh tế vẫn đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, nếu khơng khéo xử lý, “cột mốc” này tuy là cần thiết nhưng lại xa tầm tay với. Ngoài ra, thách thức lớn nhất để các NH thực hiện trách nhiệm của mình đối với mơi trường, xã hội là việc đánh đổi giữa các lợi ích kinh tế từ những dự án gây tác động và việc trở thành một NH “xanh hơn” với những lợi ích cịn chưa nhìn thấy được.

Trong bối cảnh hiện nay của ngành NH Việt Nam với những yêu cầu cải tổ, tái cơ cấu, và bắt đầu suy nghĩ về một tương lai bền vững hơn thay vì chỉ đầu tư “ăn xổi”,

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 711 (Trang 39)