Giải pháp về lập kế hoạch kiểm soát thanh toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của chính phủ việt nam cho chính phủ lào qua kho bạc nhà nước việt nam (Trang 95 - 98)

5. Kết cấu của Luận văn

4.3.1. Giải pháp về lập kế hoạch kiểm soát thanh toán

Trong bối cảnh kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay và những năm tới, trƣớc những biến động khó lƣờng đang và sẽ diễn ra, hai bên cần phối hợp chặt chẽ, điều chỉnh kịp thời, linh hoạt các nội dung đã thỏa thuận bằng các văn bản hợp tác mang tính thời điểm nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, đơn vị hợp tác thực hiện có hiệu quả những mục tiêu chiến lƣợc hợp tác đã đặt ra. để làm đƣợc điều này, cần phải đƣợc cụ thể hóa các giải pháp nhƣ sau:

- Khắc phục những yếu kém trong hợp tác kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, lập kế hoạch và sử dụng vốn viện trợ khơng hồn lại của Việt Nam dành cho Lào giữa các cơ quan chức năng có liên quan của hai nƣớc nhằm nâng cao hiệu quả, tránh dàn trải và kéo dài dự án làm tăng chi phí và khơng phục vụ kịp thời cho nhu cầu, mục tiêu hợp tác đã đƣợc thỏa thuận giữa hai nƣớc.

- Để đảm bảo việc quản lý và sử dụng vốn viện trợ khơng hồn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào đƣợc tập trung, hiệu quả thì cần thiết phải thực hiện theo kế hoạch hợp tác đƣợc Chính phủ hai nƣớc ký kết theo từng năm, từng giai đoạn, đồng thời phải tuân thủ chặt chẽ quy định về trình tự sử dụng vốn viện trợ đã đƣợc thỏa thuận; tránh những thỏa thuận

riêng của các Bộ, ngành, địa phƣơng, các tổ chức quần chúng, xã hội hai bên vƣợt quá khả năng của mình làm ảnh hƣởng tới kế hoạch sử dụng vốn viện trợ ký kết giữa hai chính phủ.

- Sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách về lập kế hoạch kiểm sốt thanh tốn đối với các dự án sử dụng vốn viện trợ khơng hồn lại đƣợc đồng bộ, thống nhất trên toàn hệ thống KBNN và các bên liên quan, đảm bảo hành lang pháp lý ngày càng đƣợc chặt chẽ hơn, hoàn thiện hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho CĐT trong việc nắm bắt kịp thời kế hoạch kiểm soát thanh toán qua KBNN, đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn này đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc.

- Việc lập kế hoạch kiểm soát thanh tốn vốn viện trợ khơng hồn lại cần phải đƣợc rà soát, sửa đổi để phù hợp với từng lĩnh vực hợp tác, cụ thể:

+ Lĩnh vực giáo dục đào tạo và lĩnh vực sự nghiệp khác: để thống nhất đầu mối về tổng hợp, xây dựng chỉ tiêu, phân bổ chi tiết kế hoạch đào tạo, cũng nhƣ quy định về xây dựng, phân bổ dự tốn kinh phí đào tạo; cần phải có các giải pháp để xây dựng và phân bổ dự toán vốn viện trợ cho đào tạo cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng Bộ, ngành và từng đối tƣợng.

+ Lĩnh vực đầu tƣ XDCB: cần phải xây dựng cũng nhƣ công khai kế hoạch chi tiết đến các cơ quan liên quan đối với các dự án thuộc lĩnh vực này từ danh mục dự án đến số vốn phân khai và thời gian thực hiện của từng dự án để đảm bảo tính hiệu quả cao nhất cũng nhƣ tính minh bạch trong việc sử dụng nguồn vốn viện trợ khơng hồn lại

- Cần phải xây dựng một quy trình kiểm sốt thanh tốn vốn viện trợ khơng hồn lại trong đó, đặc biệt đối với khâu lập kế hoạch kiểm soát thanh tốn phải có những quy định cụ thể về:

+ Việc lập kế hoạch cần phải căn cứ vào Hiệp định, Thỏa thuận hợp tác từng năm và khả năng cân đối nguồn lực của các cơ quan chủ quản chƣơng trình/dự án.

+ Việc đối chiếu dự toán với thực tế giải ngân của năm trƣớc, năm hiện tại (tính đến thời điểm xây dựng kế hoạch) để lập kế hoạch cho năm sau và phải gửi kèm số liệu giải ngân của năm trƣớc, năm hiện tại cùng với bảng kế hoạch năm sau cho cơ quan tài chính cùng cấp thẩm tra để đảm bảo tính chặt chẽ trong khâu lập kế hoạch kiểm sốt thanh toán, tránh việc xây dựng dự toán chi vƣợt nhiều lần so với thực tế giải ngân và tiến độ giải ngân của nhà tài trợ và khả năng rút vốn của chƣơng trình, dự án

+ Thời gian các cơ quan chủ quản chƣơng trình/dự án khi lập kế hoạch kiểm sốt thanh toán vốn cho các đơn vị sử dụng ngân sách; về thời gian các đơn vị sử dụng ngân sách gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm tra, tránh quy định chung chung mốc thời gian đến 31/12. Đồng thời, quy định các chế tài xử phạt nhƣ: cắt giảm vốn, hủy vốn....đối với những đơn vị chậm, muộn trong việc lập kế hoạch cũng nhƣ thẩm tra kế hoạch kiểm soát thanh toán so với thời hạn quy định.

- Để kiểm sốt thanh tốn vốn viện trợ khơng hồn lại của Việt Nam dành cho Lào đảm bảo hiệu quả, cần thiết phải có những điều chỉnh về cơ chế chính sách đối với khâu lập kế hoạch kiểm soát thanh tốn vốn viện trợ khơng hồn lại cho phù hợp với tình hình mới. Trƣớc mắt, cần tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về Quy chế tài chính và quản lý dự án sử dụng vốn viện trợ của Việt Nam dành cho Lào ký ngày 12 tháng 12 năm 2011 theo hƣớng đơn giản, hiệu quả, nâng cao trách nhiệm của mỗi bên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại của chính phủ việt nam cho chính phủ lào qua kho bạc nhà nước việt nam (Trang 95 - 98)